Xác định công suất dự trữ

Một phần của tài liệu tính toán điều tiết hồ chứa (Trang 53 - 54)

- Công suất dự trữ phụ tải. Do khả năng thay đổi công suất rất linh hoạt, ít tốn kém về vốn đầu tư và chi phí vận hành khi lắp thêm công suất dự trữ của thủy điện nên phần công suất dự trữ phụ tải thường được giao cho NMTĐ điều tiết năm. Công suất dự trữ phụ tải của hệ thống thường có trị số vào khoảng 2 á 5% công suất công tác tối đa của hệ thống.

Nếu là trạm thủy điện lớn có thể giao đảm nhận toàn bộ Ndp của hệ thống. Nhưng nếu xét thấy không lợi về mặt kinh tế, cần chia cho vài ba nhà máy cùng đảm nhận.

- Công suất dự trữ sự cố Nds. Công suất dự trữ sự cố của hệ thống thường vào khoảng 10 á 12% công suất công tác tối đa của hệ thống. Nếu đặt công suất dự trữ sự cố ở trạm thủy điện điều tiết năm thì hồ chứa phải dành lại một phần dung tích liên tục khoảng 10 á 15 ngày là thời hạn cần để có thể sửa chữa hoặc thay các thiết bị hư hỏng. Công suất dự trữ sự cố ít nhất phải bằng công suất của một tổ máy lớn nhất trong hệ thống, có như vậy khi tổ máy này hỏng, công suất chung mới đảm bảo.

Khi quyết định đặt công suất dự trữ sự cố ở NMTĐ phải tiến hành so sánh các tính năng kỹ thuật và các chỉ tiêu kinh tế cho việc lắp, vận hành phần công suất này.

www.vncold.vn

- Công suất dự trữ sửa chữa Ndsc. Công suất dự trữ sửa chữa của hệ thống được quyết định dựa trên cơ sở bố trí lịch sửa chữa cụ thể định kỳ các tổ máy phát điện theo biểu đồ phụ tải năm lớn nhất.

Tổng công suất dự trữ các loại đặt ở trạm thủy điện thường bao gồm:

Nd= Ndp+ Nds+ Ndsc (3-13)

Như vậy công suất tất yếu của NMTĐ là:

Nty= Nct max+ Nd (3-14)

Hầu hết các trạm thủy điện điều tiết năm có công suất lắp máy bằng công suất tất yếu:

Nlm= Nty= Nct max+ Nd (3-15)

Một phần của tài liệu tính toán điều tiết hồ chứa (Trang 53 - 54)