Phân phối dung tích phòng lũ mà các hồ chứa n-ớc cùng đảm nhận

Một phần của tài liệu tính toán điều tiết hồ chứa (Trang 114 - 115)

Do sự tổ hợp lũ trên các hồ và lũ khu giữa phức tạp nếu chỉ bố trí dung tích phòng lũ tối thiểu cho các hồ không thể thỏa m∙n yêu câu phòng chống lũ ở hạ lưu mà vẫn cần bố trí dung tích phòng lũ chung của các hồ. Khi sơ bộ xác định phương án, có thể giả định dung tích phòng lũ chung của các hồ bằng 10 á 30%dung tích tổngồVpl và phân phối cho các hồ theo nguyên tắc dưới đây:

1) Phân phối theo hệ số điều tiết bổ sung của các hồ. Hệ số này là tỷ lệ phần trăm làm giảm lượng lũ hạ du do một đơn vị lượng chứa lũ (như 100 triệu m3) của hồ tạo nên, được xác định theo phương pháp diễn toán lũ từ hồ đến hạ du... Nguyên tắc chung là đối với hồ có hệ số lớn thì nên gánh vác nhiều dung tích phòng lũ.

Khi tính toán cụ thể nói chung đối với hồ chứa trên dòng chính, hồ chứa gần điểm phòng lũ hạ du, hồ chứa dưới của hồ chứa bậc thang, hồ chứa có tỷ trọng lũ lớn cần đảm nhận dung tích phòng lũ chung lớn hơn.

2) Phân phối theo tổng hiệu ích gây lợi lớn nhất hoặc tổng tổn thất gây lợi nhỏ nhất của các hồ chứa. Các hồ chứa nước, ngoài nhiệm vụ phòng chống lũ còn có nhiệm vụ lợi dụng tổng hợp vì thế với điều kiện thỏa m∙n yêu cầu phòng lũ cho hạ lưu nên chọn hồ có tổng hiệu ích gây lợi lớn nhất làm phương án thiết kế, ví dụ hệ thống hồ chứa phát điện thì lấy tổng công suất bảo đảm lớn nhất, với hệ thống hồ chứa phục vụ tưới thì lấy tổng diện tích tưới lớn nhất làm tiêu chuẩn; việc tính toán hiệu ích các hồ chứa dựa vào nguyên tắc và phương pháp đ∙ giới thiệu ở hồ chứa lợi dụng tổng hợp. Khi sơ bộ lựa chọn phương án, trước tiên sử dụng dung tích kết hợp phòng lũ và gây lợi làm dung tích phòng lũ chung sau đó với hồ chứa có tính năng điều tiết cao, yêu cầu phòng chống lũ của bản thân công trình cao, nhà máy thủy điện có cột nước thấp thì phân phối dung tích phòng lũ nhiều hơn.

www.vncold.vn

Một phần của tài liệu tính toán điều tiết hồ chứa (Trang 114 - 115)