Tuyển chọn chủng vi sinh vật cố định nitơ tự do

Một phần của tài liệu Tuyển chọn một số chủng vi sinh vật ứng dụng trong xử lý phế thải sau chế biến tinh bột sắn dạng rắn làm phân bón hữu cơ sinh học (Trang 35 - 37)

II. ĐỐI TƢỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Tuyển chọn chủng vi sinh vật cố định nitơ tự do

Đánh giá, lựa chọn chủng vi sinh vật cố định nitơ tự do

Theo lý lịch khoa học và hồ sơ các chủng vi sinh vật có khả năng cố định ni tơ tự do phục vụ cho sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh vật gồm 9 chủng Azotobacter, đây là những chủng vi sinh vật có khả năng cố định nitơ tự do đƣợc sử dụng làm vật liệu cho sản xuất phân bón HCVSV, các chủng VSV sử dụng trong nghiên cứu đều đƣợc định danh đến loài và đảm bảo an toàn sinh học khi phóng thích ra ngoài môi trƣờng. Để sử dụng các chủng vi sinh vật này làm nguyên liệu sản xuất phân bón nhóm nghiên cứu đã tiến hành tuyển chọn ra những chủng có hoạt tính sinh học cố định nitơ mạnh.

28

Kết quả kiểm tra hoạt tính cố định nitơ của các chủng Azotobacter đƣợc trình bày trong bảng 6.

Bảng 6. Khả năng cố định nitơ của các chủng Azotobacter

TT Ký hiệu chủng Cố định nitơ ( mol Etylen/ml/ngày)

1 SHV.01 3345,6 2 SHV.02 3307,2 3 SHV.04 2481,6 4 SHV.06 2378,4 5 SHV.73 4281,6 6 SHV.10 3333,3 7 SHV.13 1256,6 8 SHV.16 3463,1 9 SHV.17 2378,4

Kết quả bảng 6 cho thấy, các chủng Azotobacter đều có khả năng cố định nitơ. Khả năng hình thành etylen đạt từ 1256,6 đến 4281,6 mol/ml/ngày. Trong đó chủng SHV.01, SHV.02, SHV.73, SHV.10, SHV.16 có khả năng cố định nitơ ≥3300 mol/ml/ngày. Dựa vào kết quả nghiên cứu đề tài lựa chọn các chủng vi sinh vật này cho các nghiên cứu tiếp theo.

Các chủng vi sinh vật có ích sử dụng để nâng cao chất lƣợng cho phân bón hữu cơ sinh học chế biến từ phế thải sau CBTBS có ý nghĩa quan trọng khi sử dụng nếu các chủng này có tính chất đa hoạt tính sinh học. Vì vậy, đề tài đã đánh giá các hoạt tính sinh học khác của các chủng Azotobacter với kết quả trong bảng 7.

Kết quả đánh giá khả năng sinh IAA: Các chủng Azotobacter sử dụng trong nghiên cứu đều có khả năng sinh IAA thô, hàm lƣợng đạt từ 3-430 g/ml, hàm lƣợng IAA đạt cao nhất sau 5 ngày nuôi cấy các chủng vi khuẩn trong môi trƣờng dinh dƣỡng có bổ sung DL- triptophan 1%. Chủng SHV 73 có khả năng sinh IAA thô cao nhất, đạt 430 g/ml sau 5 ngày nuôi cấy.

29

Bảng 7. Khả năng sinh tổng hợp IAA, polysaccarit của các chủng Azotobacter Ký hiệu

chủng

Hàm lƣợng IAA thô ( g/ml) Lƣợng polysaccarit

(g khô/l)

1 ngày 3 ngày 5 ngày 7 ngày

SHV.01 25 35 39 27 360

SHV.02 3 23 32 28 489

SHV.73 85 320 430 335 453

SHV.10 27 40 40 28 368

SHV.16 6 22 22 34 402

Sinh tổng hợp polysaccarit là một trong các tính chất đặc trƣng của Azotobacter

và rất có ý nghĩa trong sản xuất phân bón sinh học. chúng có tác dụng tốt cho sinh thái đất và cây trồng nhờ khả năng giữ ẩm cho đất, tăng chất dinh dƣỡng cho cây trồng v.v… Sử dụng đặc tính này để cải thiện độ phì của đất trồng đã đƣợc nhiều nhà khoa học quan tâm. Kết quả cho thấy cả 5 chủng Azotobacter đƣợc nghiên cứu đều có khả năng sinh polysaccarit, lƣợng polysaccarit tạo thành đạt từ 353 đến 489 g khô/lít.

Số liệu tổng hợp trong các bảng kết quả nghiên cứu cho thấy chủng Azotobacter

SHV.73 có hoạt tính cố định ni tơ, sinh tổng hợp IAA và polysaccarit cao nhất trong các chủng nghiên cứu, do vậy đề tài đã lựa chọn chủng chủng Azotobacter SHV.73 làm vật liệu sử dụng cho các nghiên cứu tiếp theo.

Hình 5. Khuẩn lạc và dịch sinh khối chủng SHV.73

Một phần của tài liệu Tuyển chọn một số chủng vi sinh vật ứng dụng trong xử lý phế thải sau chế biến tinh bột sắn dạng rắn làm phân bón hữu cơ sinh học (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)