7. Kết cấu của luận văn
5.1.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước
NHNN cần tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ kết hợp tài khóa linh hoạt nhằm kiểm soát lạm phát, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, thực hiện biện pháp kích cầu nền kinh tế, hỗ trợ cho doanh nghiệp tư nhân tiếp cận nguồn vốn vay để mở rộng sản xuất, hiệu quả kinh doanh tăng đồng thời cũng phải đảm bảo mục tiêu lạm phát. Từ đó sẽ giúp tăng khả năng trả nợ vay của các doanh nghiệp và làm cho tỷ lệ nợ xấu của các NHTM sẽ giảm xuống.Ngoài ra, NHNN cần tiếp tục chỉ đạo các NHTM cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn để đảm bảo ổn định lãi suất.
Bên cạnh đó, NHNN cần tăng cường giám sáthoạt động của các NHTM trong việc cơ cấu lại nợ, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo quy định. NHNN cần nhanh chóng ban hành các thông tư hướng dẫn theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động mua bán xử lý nợ của VAMC và các tổ chức tín dụng. Điều này rất
cần thiết để nâng cao chất lượng quản lý rủi ro, giúp hệ thống NHTM Việt Nam hoạt động an toàn và bền vững trong tương lai.
NHNN cũng tích cực đẩy mạnh việc mua bán và sáp nhập các ngân hàng nhỏ yếu kém và mua lại các ngân hàng với giá 0 đồng theo Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2. Đối với các NHTM yếu kém đã thực hiện sáp nhập hoặc tự nâng cấp thì NHNN cần giám sát lộ trình cụ thể theo các tiêu chí cần đạt được sau tái cấu trúc (về vốn, trình độ quản trị, công nghệ thông tin, mức độ an toàn vốn, tính minh bạch).
NHNN cần kiểm soát chặt việc tăng trưởng tín dụng, quản lý cấp phép ngân hàng, yêu cầu các NHTM tập trung tín dụng vào các lĩnh vực ưu tiên, nhất là lĩnh vực nông nghiệp, xuất khẩu, công nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ; kiểm soát tín dụng ở một số ngành, lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Đồng thời, NHNN cần thực hiện chính sách tài khóa – tiền tệ theo hướng ổn định trung và dài hạn để tạo nền tảng cho hệ thống NHTM Việt Nam phát triển lành mạnh, qua đó kiểm soát và giảm thiểu nợ xấu trong tương lai.