7. Kết cấu của luận văn
3.2.2. Tăng trưởng tín dụng và rủi ro tín dụng
Hình 3.2. Mối tương quan giữa tăng trưởng tín dụng và rủi ro tín dụng của 17 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2015
(Nguồn: BCTC của 17 NHTM Việt Nam giai đoạn 2006 – 2015) Hình 3.2 cho thấy tốc độ tăng trưởng tín dụng của mẫu nghiên cứu luôn ở mức cao trong giai đoạn 2006 – 2015. Mức tăng trưởng tín dụng trung bình trong giai đoạn này là 38.68%. 1.82 1.15 2.49 1.54 1.56 2.02 2.47 2.38 2.26 1.78 61.97 126.2 18.46 56.85 40.71 15.25 11.64 17.97 16.37 21.39 0 20 40 60 80 100 120 140 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 2006200720082009201020112012201320142015 Tỷ lệ nợ xấu (%) Tăng trưởng tín dụng (%)
Từ năm 2006 đến năm 2007, dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng tăng khá mạnh, tăng 53.5 điểm phần trăm, đạt mức 126.2% cuối năm 2007. Trong đó tăng trưởng mạnh ở các nghiệp vụ cho vay đầu tư bất động sản, chứng khoán và vay vốn tiêu dùng. Tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng giảm thấp từ 1.82% của năm 2006 còn 1.15% trong năm 2007.
Đến năm 2008, tăng trưởng tín dụng giảm xuống còn 18.46%. Nguyên nhân là do cuộc khủng hoảng tài chính thế giới bùng phát vào tháng 9/2008 tại Mỹ làm suy thoái kinh tế toàn cầu, lạm phát trong nước tăng cao buộc NHNN phải thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ kết hợp với áp cơ chế lãi suất trần cho vay, lãi suất cho vay tăng khá cao. Điều này làm cho doanh nghiệp bất động sản gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay, hàng tồn kho tăng cao. Phía doanh nghiệp nhà nước sử dụng vốn tín dụng không hiệu quả, kinh doanh thua lỗ, đầu tư ngoài ngành vào chứng khoán, bất động sản gặp khó khăn khi thị trường bất động sản và chứng khoán suy giảm, dẫn đến không trả được nợ ngân hàng. Các ngân hàng không thu hồi được nợ, mất khả năng thanh khoản, kết quả kinh doanh bị giảm sút, làm cho tỷ lệ nợ xấu tăng cao chiếm 2.49% tổng dư nợ.
Trong năm 2009, NHNN thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ, hỗ trợ lãi suất cùng với biện pháp kích thích tài khóa làm nhu cầu vay tăng cao, tín dụng của các ngân hàng Việt Nam tăng trưởng nóng, lên đến 56.85%. Tỷ lệ nợ xấu giảm từ 2.49% năm 2008 xuống còn 1.54% vào cuối năm 2009.
Từ năm 2010 – 2012, tăng trưởng tín dụng có xu hướng giảm sâu, đặc biệt năm 2012 đạt mức tăng thấp kỷ lục chỉ có 11.64%. Trong khoảng thời gian này, tổng cầu nền kinh tế giảm mạnh, thị trường bất động sản đóng băng, năng lực tài chính của doanh nghiệp bị giảm sút. Bên cạnh đó, NHNN đã thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, giảm tốc độ cung tiền, tăng lãi suất cho vay, áp trần tăng trưởng tín dụng, giới hạn tỷ lệ tín dụng cho lĩnh vực phi sản xuất khiến tốc tăng trưởng tín dụng giảm mạnh. Tuy nhiên, việc các ngân hàng không trích lập dự phòng nợ xấu đầy đủ, phân loại nợ lỏng lẻo, quản trị rủi ro yếu kém và giám sát vốn vay không
hiệu quả làm nợ xấu tăng cao. Bên cạnh đó, nợ xấu tích tụ từ các khoản tín dụng giá thấp trong thời kỳ bùng nổ tín dụng trước đây đã làm cho tình hình phức tạp hơn. Kết quả là nợ xấu có xu hướng tăng nhanh từ 1.56% của năm 2010 lên đến 2.38% trong năm 2012.
Giai đoạn 2012 – 2015, tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng có xu hướng tăng từ mức 11.64% năm 2012 lên mức 21.39% năm 2015. Trong giai đoạn này, NHNN đã nỗ lực thực hiện các biện pháp xử lý nợ xấu thông qua Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng, thành lập VAMC và nâng cao quản trị rủi ro, hoàn thiện theo chuẩn mực Basel II. Việc VAMC tăng cường mua nợ xấu, các ngân hàng tăng tốc trích lập dự phòng rủi ro, giảm phát sinh nợ xấu mới đã làm cho nợ xấu hệ thống ngân hàng giảm xuống còn 1.78% năm 2015, đạt mục tiêu dưới 3% đề ra. Tóm lại, trong giai đoạn 2006 – 2015, hoạt động của các NHTM Việt Nam có sự thăng trầm khá rõ rệt thể hiện qua việc tăng trưởng tín dụng và nợ xấu có xu hướng tăng giảm liên tục qua các năm. Hình 3.2 cho thấy, tăng trưởng tín dụng và nợ xấu có mối quan hệ ngược chiều với nhau. Khi tăng trưởng tín dụng tăng lên thì nợ xấu giảm xuống và ngược lại.