7. Kết cấu của luận văn
4.3.2. Mô tả biến nghiên cứu
Các biến được sử dụngtrong mô hình nghiên cứu chủ yếu dựa vào các nghiên cứu trước đây và khung lý thuyết như đã trình bày ở chương 2. Các giả thuyết nghiên cứu về mối quan hệ giữa các yếu tố và rủi ro tín dụng của NHTM sẽ được trình bày lần lượt như sau:
Trong mô hình nghiên cứu, biến phụ thuộc được xác định là tỷ lệ nợ xấu (NPL). Sukrishnalall Pasha và Tarron Khemraj (2009); Nabila Zribi và Younes Boujelbène (2011);Vítor Castro (2013) đều đo lường NPL bằng tỷ số giữa nợ xấu và tổng dư nợ. Vì vậy, tác giả cũng đo lường biến NPL theo công thức như sau:
NPL =TổNng ợ xdưấu nợ × 100%
Trong đó:
Nợ xấu được tính theo các khoản dư nợ thuộc nhóm 3, 4, 5được thu thập từ Báo cáo thường niên hàng năm của 17 NHTM Việt Nam.
Tổng dư nợ được lấy từ mục Cho vay khách hàng thuộc Bảng cân đối kế toán trong Báo cáo tài chính hàng năm của 17 NHTM Việt Nam.
4.3.2.2. Lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA)
Tỷ lệ thu nhập ròng trên tổng tài sản (ROA) đo lường tỷ lệ thu nhập cho các cổ đông của ngân hàng. Khi ROA của ngân hàng năm nay cao hơn so với năm trước đó, cho thấy lợi nhuận của ngân hàng đang tăng cao, do đó rủi ro tín dụng cũng tăng theo, tỷ lệ nợ xấu tăng. Ngược lại, khi ROA năm nay giảm so với năm trước cho thấy lợi nhuận của ngân hàng giảm, do đó rủi ro tín dụng giảm xuống.
Nghiên cứu thực nghiệm của Nabila Zribi và Younes Boujelbène (2011)đã cung cấp bằng chứng cho thấy mối quan hệcùng chiều giữa ROA và nợ xấu. Do đó, tác giả dự kiến ROA có tác động cùng chiều đến nợ xấu.
Giả thuyết H1: Có mối quan hệ cùng chiều giữa ROA với tỷ lệ nợ xấu
𝑅𝑂𝐴=𝐿ợ𝑖𝑇ổ𝑛𝑔𝑛ℎ𝑢ậ𝑛𝑡à𝑖𝑟𝑠ả𝑛ò𝑛𝑔
Lợi nhuận ròng được thu thập từ mục Lợi nhuận sau thuế của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hàng năm của 17 NHTM Việt Nam.
Tổng tài sản được thu thập từ Bảng cân đối kế toán trong Báo cáo tài chính hàng năm của 17 NHTM Việt Nam.
4.3.2.3. Tăng trưởng tín dụng (LG)
Tăng trưởng tín dụng là một trong những yếu tố có thể ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng. Nó phản ánh thông tin về tình hình chung của thị trường tín dụng và cách tiếp cận tín dụng để vay vốn nhanh chóng. Khi ngân hàng tăng trưởng tín dụng quá nhanh, dễ dàng chấp nhận cấp tín dụng các khoản vay có rủi ro cao sẽ có thể dẫn đến khả năng không thu hồi được nợ trong tương lai. Điều này sẽ góp phần làm tăng tỷ lệ nợ xấu trong tương lai (Vítor Castro , 2013).
Các nghiên cứu của Sukrishnalall Pasha và Tarron Khemraj (2009); Louzis và cộng sự (2010); Ahlem S. M. và cộng sự (2013); Vítor Castro (2013) tìm thấy tăng trưởng tín dụng có tác động ngược chiều đến nợ xấu. Khi NHTM mở rộng hoạt động tín dụng giúp cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh dễ dàng tiếp cận vốn vay, người vay làm ăn có lãi, hoạt động kinh doanh hiệu quả, có khả năng thanh toán nợ vay tốt nên rủi ro tín dụng giảm xuống. Ngược lại, khi ngân hàng giảm tăng trưởng tín dụng, các doanh nghiệp gặp khó khăn trong vay vốn, hoạt động kinh doanh bị thu hẹp, khả năng nợ nần tăng lên, làm cho rủi ro tín dụng tăng lên.
Dựa vào các nghiên cứu thực nghiệm trên, tác giả dự kiến có mối tương quan ngược chiều giữa tăng trưởng tín dụng với tỷ lệ nợ xấu.
Giả thuyết H2: Có mối quan hệ ngược chiều giữa tăng trưởng tín dụng với tỷ lệ
nợ xấu
LG =Tổng dư nợ tín dTổụng ng kdưỳ này nợ tín d−Tổụng ng kdưỳ ntrướợ tín dc ụng kỳtrước× 100%
Tổng dư nợ tín dụng được thu thập từ mục Cho vay khách hàng thuộc Bảng cân đối kế toán trong Báo cáo tài chính hàng năm của 17 NHTM Việt Nam.
Quy mô ngân hàng là một trong những yếu tố được nhiều nghiên cứu trên thế giới lựa chọn đưa vào mô hình.Về mặt lý thuyết, những ngân hàng có quy mô lớn thường quản lý nợ xấu hiệu quả hơn ngân hàng có quy mô nhỏ do khả năng đa dạng hóa danh mục cho vay cao hơn.
Nghiên cứu của Rajiv Ranjan và Sarat Chandra Dhal (2003)tìm ra kết quả có mối quan hệ ngược chiều giữa quy mô ngân hàng với tỷ lệ nợ xấu. Nguyên nhân là các ngân hàng lớn thường có hệ thống quản lý rủi ro tốt và có nhiều cơ hội để nắm giữ danh mục cho vay ít rủi ro nhất.
Dựa vào các nghiên cứu thực nghiệm trên, tác giả đưa ra dự kiến có mối quan hệ ngược chiều giữa quy mô ngân hàng với tỷ lệ nợ xấu.
Giả thuyết H3:Có mối quan hệ ngược chiều giữa quy mô ngân hàng với tỷ lệ nợ
xấu
Theo các nghiên cứu của S Pasha và T Khemraj (2009),Gunsel (2011);quy mô ngân hàng được đo bằng tổng tài sản. Quy mô các ngân hàng tại Việt Nam thường có sự khác biệt đáng kể, do đó chọn biến quy mô ngân hàng bằng logarit của tổng tài sản nhằm giảm sự phân tán thông qua xem xét một phần trăm thay đổi của tài sản tác động đến NPL.
Biến quy mô ngân hàng (SIZE) = logarit Tổng tài sản.
Tổng tài sản được thu thập từ Bảng cân đối kế toán trong Báo cáo tài chính hàng năm của 17 NHTM Việt Nam.
4.3.2.5. Tăng trưởng GDP (GDP)
Biến tăng trưởng GDP được sử dụng để kiểm soát các chu kỳ kinh tế vĩ mô. Trong thời kỳ nền kinh tế tăng trưởng, cá nhân và doanh nghiệp cần có đủ tiền để trả nợ, nhưng trong thời kỳ nền kinh tế bị suy thoái, khả năng trả nợ của khách hàng bị giảm, nợ xấu sẽ tăng lên và gây hậu quả bất lợi cho hệ thống ngân hàng (Ahlem S. M. và cộng sự, 2013).
Louzis và cộng sự (2010); S Pasha và T Khemraj (2009)đã tìm thấy tốc độ tăng trưởng GDP giảm sẽ tác động làm tỷ lệ nợ xấu tăng cao trong hệ thống ngân hàng ở Hy Lạp.
Dựa vào các nghiên cứu trên, tác giả dự kiến có sự tác động ngược chiều giữa tăng trưởng GDP đến tỷ lệ nợ xấu.
Giả thuyết H4: Có mối quan hệ ngược chiều giữa tăng trưởng GDP với tỷ lệ nợ
xấu
Số liệu tỷ lệ tăng trưởng GDP hàng năm được thu thập tại Báo cáo điều tra số liệu thống kê của Tổng cục thống kê Việt Nam.
4.3.2.6. Lạm phát (INF)
Lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền. Lạm phát là một trong những yếu tố có tác động đến tỷ lệ nợ xấu. Lạm phát thấp và ổn địnhcó thể giúp bôi trơn nền kinh tế, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận vốn vay của các ngân hàng dễ dàng hơn, khả năng thanh toán nợ vay cao, dẫn đến tỷ lệ nợ xấu giảm đi đáng kể.
Tuy nhiên, lạm phát tăng quá cao làm thu nhập thực thế của người vay bị giảm, khả năng trả nợ bị suy yếu dẫn đến không thể hoặc mất khả năng thanh toán cho ngân hàng làm cho tỷ lệ nợ xấu tăng lên.
Gunsel (2011) đã tìm thấy lạm phát có quan hệ cùng chiều với rủi ro tín dụng trong hệ thống ngân hàng ở Bắc Síp. Tác giả lý luận rằng nền kinh tế có tỷ lệ lạm phát cao sẽ khiến ngân hàng khó khăn trong việc đánh giá rủi ro tín dụng doanh nghiệp, kết quả là chất lượng khách hàng vay giảm, dẫn đến nợ xấu tăng. Nkusu (2011) cũng tìm thấy khi chỉ số lạm phát tăng cao sẽ làm nợ xấu tăng cao.
Dựa vào các nghiên cứu trên, tác giả đưa ra dự đoánmối quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát đến nợ xấu là cùng chiều.
Số liệu tỷ lệ lạm phát hàng năm được thu thập tại Báo cáo điều tra số liệu thống kê của Tổng cục thống kê Việt Nam.
Để kiểm định tác động này, tác giả sử dụng dữ liệu về lãi suất cho vay kỳ hạn 12 tháng bình quân của 17 NHTM Việt Nam.
Bảng 4.2. Tổng kết các biến được sử dụng trong bài nghiên cứu
Biến Cách tính Kỳ vọng Bằng chứng thực nghiệm Tỷ lệ nợ xấu (NPL) Nợ xấu/Tổng dư nợ
Biến đặc điểm ngân hàng
Lợi nhuận ròng trên tổng tài sản bình quân (ROA)
Lợi nhuận
ròng/Tổng tài sản
+ Nabila Zribi và Younes Boujelbène (2011) Tăng trưởng tín dụng (LG) (Tổng dư nợ tín dụng kỳ này – Tổng dư nợ tín dụng kỳ trước)/ Tổng dư nợ tín dụng kỳ trước - Sukrishnalall Pasha và Tarron Khemraj (2009);Louzis và cộng sự (2010); Ahlem S. M. và cộng sự (2013)
Quy mô ngân hàng (SIZE)
Logarit Tổng tài sản - Rajiv Ranjan và Sarat
Chandra Dhal (2003);Gunsel (2011) Biến kinh tế vĩ mô Tăng trưởng GDP (GDP) Tỷ lệ tăng trưởng GDP - S Pasha và T Khemraj (2009); Louzis và cộng sự (2010);Nkusu (2011); Gunsel (2011); Ahlem S. M. và cộng sự (2013); Vítor Castro (2013)
Lạm phát (INF) Tỷ lệ lạm phát + Nkusu (2011), Gunsel (2011)
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
4.4. Kết quả nghiên cứu 4.4.1. Thống kê mô tả