7. Kết cấu của luận văn
3.2.5. Tăng trưởng GDP và rủi ro tín dụng
Hình 3.5. Mối tương quan giữa tăng trưởng GDP và rủi ro tín dụng của 17 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2015
8.23 8.46 6.31 5.32 6.78 5.86 4.98 5.42 5.9 6.68 1.82 1.15 2.49 1.54 1.56 2.02 2.47 2.38 2.26 1.78 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 GDP Tỷ lệ nợ xấu
(Nguồn: BCTC của 17 NHTM Việt Nam và Báo cáo điều tra số liệu thống kê của TCTK giai đoạn 2006 – 2015)
Từ năm 2006 đến năm 2007, tăng trưởng GDP có xu hướng tăng nhẹ từ 8.23% (năm 2006) lên 8.46% (năm 2007). Tỷ lệ nợ xấu có xu hướng giảm từ 1.82% tổng dư nợ vào năm 2006 xuống còn 1.15% năm 2007.
Năm 2008, tăng trưởng GDP giảm thấp, chỉ đạt mức 6.31% do chịu ảnh hưởng từ bất ổn kinh tế vĩ mô và khủng hoảng tài chính thế giới. Các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn, cùng với chi phí đầu vào tăng cao trong khi nền kinh tế bị suy thoái, hiệu quả kinh doanh thấp, hàng tồn kho tăng, khả năng thanh toán nợ giảm dẫn đến tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng, đạt mức 2.49% tổng dư nợ.
Năm 2009, do tác động của suy thoái tài chính thế giới, khủng hoảng nợ công, giá nguyên vật liệu đầu vào tăng và tình hình lạm phát tăng cao, đã làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế bị sụt giảm nhanh, tăng trưởng GDP trong năm này chỉ đạt 5.32%. Sự suy thoái kinh tế làm thu hẹp đáng kể thị trường xuất khẩu, thị trường vốn, thị trường lao động và tác động tiêu cực đến nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội khác ở nước ta. NHNN thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ, bơm vốn vào nền kinh tế, cung cấp gói hỗ trợ lãi suất ngắn hạn để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và hoàn trả nợ vay cho ngân hàng, do đó, tỷ lệ nợ xấu giảm xuống còn 1.54% vào năm 2009.
Năm 2010, nền kinh tế Việt Nam có những chuyển biến tích cực và đạt được mức tăng trưởng khá với 6.78%, cao hơn nhiều so với các năm trước. NHNN đã từng bước giảm bớt mức độ nới lỏng tiền tệ vào cuối năm để tạo điều kiện các doanh nghiệp sản xuất có khả năng tiếp cận vốn vay để duy trì sản xuất kinh doanh. Tỷ lệ nợ xấu trong năm đạt mức 1.56% tổng dư nợ.
Đến năm 2012, tăng trưởng GDP giảm mạnh, chỉ đạt mức 4.98%, mức thấp nhất từ năm 2006, bởi việc thắt chặt chính sách tiền tệ do lạm phát cao và tăng trưởng tín dụng các năm trước quá nóng. NHNN đã thực hiện hàng loạt biện pháp quyết liệt
như kiểm soát tín dụng, hạn chế cung tiền, kiểm soát việc tăng lãi suất, quản lý ngoại hối chặt. Trong giai đoạn này, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là hoạt động kém hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước. Nhiều doanh nghiệp không tiếp cận được nguồn vốn tín dụng ngân hàng vì có quá nhiều rào cản như lãi suất cao, thủ tục phiền hà, không có tài sản thế chấp, v.v. Lãi vay phải trả cao làm chi phí vốn của doanh nghiệp tăng cao trong khi thị trường đầu ra bị thu hẹp, hàng tồn kho tăng nhanh, hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp ở mức rất thấp. Số lượng các doanh nghiệp phá sản chiếm hơn 50% tổng số doanh nghiệp rút khỏi thị trường trong vòng 20 năm qua. Tình trạng doanh nghiệp không trả được nợ dẫn đến chiếm dụng vốn lẫn nhau càng trầm trọng, làm cho tỷ lệ nợ xấu năm 2012 tăng khá nhanh, đạt mức 2.47%.
Kể từ năm 2013 đến năm 2015, kinh tế Việt Nam trở lại đà phục hồi tích cực, tăng trưởng GDP đạt mức tăng 6.68% vào năm 2015. NHNN quyết liệt thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, cùng với yêu cầu các NHTM hạn chế cấp tín dụng vào lĩnh vực phi sản xuất, tăng cường bán nợ xấu cho VAMC và tăng trích lập dự phòng rủi ro. Do đó, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng giảm từ2.38% tổng dư nợ vào cuối năm 2013 còn 1.78% tổng dư nợ vào năm 2015.
Tóm lại, có thể thấy được tốc độ tăng trưởng GDP có tác động ngược chiều đến nợ xấu trong giai đoạn 2006 – 2015. Khi tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng thì tỷ lệ nợ xấu giảm và ngược lại. Đồng thời, sự ảnh hưởng của tốc độ tăng trưởng GDP đến nợ xấu có độ trễ nhất định, khoảng 1 năm.