Xuất phương án nâng cấp luồng tàu tối ưu

Một phần của tài liệu Sử dụng phần mềm mike21 nghiên cứu định lượng mức độ ảnh hưởng đến môi trường nước biển cửa lò bởi tổng chất rắn lơ lửng (TSS) phát sinh đồng thời từ hoạt động nạo vét và đổ vật li (Trang 107 - 112)

: vị trí lấy mẫu nước biển ven bờ (M) và hệ sinh thái (Sv)

LUỒNG TÀU THEO DIỄN BIẾN TỔNG HỢP CỦA TSS

3.2. xuất phương án nâng cấp luồng tàu tối ưu

Dựa theo kết quả phân tích diễn biến nồng độ TSS phát sinh từ hoạt động nâng cấp luồng tàu vào cảng Cửa Lò tại khác nguồn nước khác nhau (khu vực bến tàu, luồng tàu trong cảng, cửa sông Cấm, xung quanh đảo Hòn Ngư, dọc bờ biển Cửa Lò – Cửa Hội và tại vị trí dự kiến đổ vật liệu nạo vét) thấy rằng:

− Nguồn nước tại các khu vực nằm ngoài khu vực nâng cấp luồng tàu (xung quanh đảo Hòn Ngư, dọc bờ biển Cửa Lò – Cửa Hội) gần như không bị ảnh hưởng bởi hoạt động nâng cấp luồng tàu vào cảng Cửa Lò. Như vậy, việc thực hiện bất cứ kịch bản nâng cấp luồng tàu nào trong nội dung nghiên cứu cũng không tạo ra các vấn đề quan ngại đối với chất lượng nước các khu vực này.

− Đối với khu vực trong cảng (bến tàu, luồng và cửa sông Cấm) hoạt động nâng cấp luồng tàu sẽ tạo ra TSS ảnh hưởng đến chất lượng nước. Tuy nhiên, trong mọi kịch bản nâng cấp luồng tàu được nghiên cứu, những ảnh hưởng này cũng không vượt quá GHCP theo QCVN 10:2008/BTNMT. Một điều cần lưu ý là tại khu vực bến tàu có thể xuất hiện tình trạng tích lũy TSS do đây là vùng nước kín. Nghiên cứu cho thấy, mức độ tích lũy TSS sau 276 ngày thi công cũng không vượt quá GHCP theo QCVN10:2008/BTNMT.

− Khu vực dự kiến đổ vật liệu bạo vét là đối tượng bịảnh hưởng lớn nhất bởi tình trạng ô nhiễm TSS phát sinh từ hoạt động nâng cấp luồng tàu. Tuy nồng độ TSS trong mọi kịch bản nghiên cứu đều nhỏ hơn GHCP theo QCVN10:2008/BTNMT nhưng nếu thi công vào thời kỳ lặng gió thì nồng

độ TSS cũng đạt đến 30mg/l. Đây cũng chính là ảnh hưởng đáng kể nhất

đến chất lượng nước biển trong nghiên cứu này.

Như vậy, quá trình cải tạo nâng cấp luồng tàu vào cảng Cửa Lò có thể được thực hiện trong trong trường hợp lặng gió và gió <9m/s. Tuy nhiên, trong trường hợp lặng gió thì cần đặc biệt lưu ý để tránh hiện tượng tích tụ TSS tại vị trí đổ vật liệu nạo vét.

99

99

Kết quả nghiên cứu của đề tài "Sử dụng phần mềm MIKE21 nghiên cứu định lượng mức độ ảnh hưởng đến môi trường nước biển Cửa Lò bởi tổng chất rắn lơ lửng (TSS) phát sinh đồng thời từ hoạt động nạo vét và đổ vật liệu nạo vét trong quá trình cải tạo nâng cấp luồng tàu" đã được sử dụng để kiến nghị UBND tỉnh Nghệ An chấp thuận vị trí đổ vật liệu nạo vét theo công văn số 1609/CHHVN- KHCNMT ngày 22/07/2010 của Cục Hàng hải Việt Nam về việc đề nghị chấp thuận vị trí đổ vật liệu nạo vét Dự án đầu tư nâng cấp luồng tàu 10.000D WT đầy tải vào cảng Cửa Lò.

100

100

KẾT LUẬN

A. Kết luận

Từ kết quả trong nội dung của luận văn: “Sử dụng phần mềm MIKE21 nghiên cứu định lượng mức độ ảnh hưởng đến môi trường nước biển Cửa Lò bởi tổng chất rắn lơ lửng (TSS) phát sinh đồng thời từ hoạt động nạo vét và đổ vật liệu nạo vét trong quá trình cải tạo nâng cấp luồng tàu” có thể rút ra những kết luận sau:

− Hoạt động nâng cấp luồng tàu tại cảng Cửa Lò (nạo vét và đổ vật liệu nạo vét) được thực hiện tại vùng biển ven bờ miền Trung, nơi có thềm lục địa hẹp, sườn bờ ngầm gần với đường bờ, dẫn đến vị trí nạo vét và đổ vật liệu nạo vét tương đối gần nhau. Do đó môi trường nước biển khu vực Cửa Lò sẽ bịảnh hưởng bởi sự tích lũy từ 2 nguồn phát sinh, bao gồm nạo vét và

đổ vật liệu nạo vét. Đểđảm bảo quá trình nâng cấp luồng tàu không tạo ra những ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng nước biển ven bờ Cửa Lò, yêu cầu phải đánh giá định lượng được sự phân bố nồng độ TSS trong môi trường nước biển Cửa Lò phát sinh đồng thời từ hoạt động nạo vét và đổ

vật liệu nạo vét. Từ đó đưa ra được những biện pháp tối ưu hạn chế tác

động đến các đối tượng sử dụng nước trong khu vực.

− Trong các phần mềm nghiên cứu về chất lượng nước trên thế giới hiện này, việc lựa chọn phần mềm MIKE21 (module thủy lực MIKE21HD và module đối lưu – khuếch tán MIKE21AD) để nghiên cứu, đánh giá nồng

độ và phạm vi lan truyền TSS phát sinh từ hoạt động cải tạo nâng cấp luồng tàu là thích hợp do đây là phần mềm thương mại có giao diện thuận lợi; cơ sở lý thuyết đã được thừa nhận; kết quả chạy đáng tin cậy và khả

năng liên kết tốt giữa các module.

− Việc lựa chọn miền tính lớn cho toàn khu vực và miền tính chi tiết cho khu vực cảng (bến, luồng tàu và cửa sông Cấm) để lồng ghép trong mô hình toán đã đáp ứng được những yêu cầu trong công tác tính toán và cho phép

101

101

hạn chế sai số do địa hình gây ra;

− Phần mềm MIKE21 (module MIKE21HD và MIKE21AD) đã được hiệu chỉnh thông số và kiểm chứng kết quả với các chuỗi số liệu của các trạm

đo đạc tại đảo Hòn Ngư và khu vực cảng vào tháng 3/2010. Các kết quả

cho thấy sự phù hợp giữa số liệu quan trắc và tính toán. Do đó các thông số

hiệu chỉnh này đã được sử dụng để nghiên cứu các hiện tượng khuyếch tán và lan truyền các chất nạo vét;

− Kết quả tính toán cho thấy đối với kịch bản nâng cấp luồng tàu liên tục trong 276 ngày (mỗi ngày thi công 12h) với các đặc điểm về hướng và vận tốc gió khác nhau (lặng gió, gió Bắc 4m/s; gió Bắc 9m/s; gió Đông 4m/s; gió Đông 9m/s và gió Nam 4m/s; gió Nam 9m/s), nồng độ TSS tại các vùng nước khác nhau (bến tàu, luồng tàu, cửa sông Cấm, vị trí dự kiến đổ

vật liệu nạo vét, bờ đông đảo Hòn Ngư, bờ tây đảo Hòn Ngư, vùng biển Cửa Lò, vùng biển Cửa Lò – Cửa Hội và vùng biển Cửa Hội) đều có giá trị

nhỏ hơn GHCP theo QCVN 10:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ, áp dụng cho khu vực nuôi trồng thủy sản, bảo tồn thủy sinh. Tuy nhiên, nếu đổ vật liệu nạo vét vào thời kỳ lặng gió thì nồng độ TSS tại khu vực đổ vật liệu nạo vét có thể đạt 30mg/l. Do

đó cần đặc biệt lưu ý trong trường hợp này để tránh hiện tượng tích tụ TSS tại vị trí đổ vật liệu nạo vét.

B. Kiến nghị

Thông qua kết quả nghiên cứu trong luận văn, tác giả xin được đề xuất một số

kiến nghị như sau:

− Mở rộng phạm vi ứng dụng của phần mềm MIKE21 trong nghiên cứu đánh giá phạm vi ảnh hưởng đến chất lượng nước biển khi nâng cấp luồng tàu tại các cảng biển khác trên toàn quốc.

− Sử dụng các kết quả nghiên cứu đối với chất lượng nước biển ven bờ bằng phương pháp mô hình hóa khi nâng cấp luồng tàu để kiến nghị cơ quan

102

102

quản lý nhà nước chấp thuận vị trí đổ vật liệu nạo vét

− Để nghiên cứu về vấn đề quản lý chất lượng nước biển ven bờ, có thể áp dụng thêm module MIKE21WQ về chất lượng nước và module MIKE21 ECOLAB về hệ sinh thái ngập nước đểđánh giá các chỉ tiêu môi trường - sinh thái khác (ngoài chất rắn lơ lửng) như BOD5, COD, chất dinh dưỡng, chất hữu cơ...

103

103

Một phần của tài liệu Sử dụng phần mềm mike21 nghiên cứu định lượng mức độ ảnh hưởng đến môi trường nước biển cửa lò bởi tổng chất rắn lơ lửng (TSS) phát sinh đồng thời từ hoạt động nạo vét và đổ vật li (Trang 107 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)