Đặc điểm vùng biển Cửa Lò

Một phần của tài liệu Sử dụng phần mềm mike21 nghiên cứu định lượng mức độ ảnh hưởng đến môi trường nước biển cửa lò bởi tổng chất rắn lơ lửng (TSS) phát sinh đồng thời từ hoạt động nạo vét và đổ vật li (Trang 35 - 37)

NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG SỰ PHÂN BỐ NỒNG ĐỘ VÀ PHẠM VI LAN TRUYỀN TSS BẰNG PHẦN MỀM MIKE

2.1.2. Đặc điểm vùng biển Cửa Lò

Đới bờ biển Việt Nam được chia thành 3 vùng bờ biển dựa theo đặc điểm hình thái, các phức hệ vật chất, động lực hình thành và phát triển, bao gồm:

− Vùng Móng Cái – Hải Vân với 4 tiểu vùng: Móng Cái – Đồ Sơn; Đồ Sơn – Lạch Trường; Lạch Trường – Mũi Ròn; Mũi Ròn – Hải Vân.

− Vùng Hải Vân – Vũng Tàu; và

− Vùng Vũng Tàu – Hà Tiên.

Chi tiết được trình bày trong bảng 2.1.

Bảng 2.1. Một sốđặc đặc trưng chủ yếu của bờ biển Việt Nam TT Tên đoạn bờ Hướng chủ yếu Đất đá tạo bờ chủ yếu Quá trình địa mạo hiện đại thống trị 1 Móng Cái- Cửa sông Bạch Đằng ĐB - TN Đá trầm tích vững chắc Mài mòn - tích tụ 2 Cửa Bạch Đằng-Cửa Lạch Trường B-N và ĐB-TN Bùn Tích tụ

27 27 27 TT Tên đoạn bờ Hướng chủ yếu Đất đá tạo bờ chủ yếu Quá trình địa mạo hiện đại thống trị 3 Cửa Lạch Trường-Mũi Ròn B-N Cát - bột, thấp Tích tụ-xói lở 4 Mũi Ròn-Hải Vân TB-ĐN Cát, bờ cao Xói lở-tích tụ 5 Hải Vân-Mũi Ba Làng An TB-ĐN Cát Xói lở-tích tụ 6 Mũi Ba Làng An-Mũi Đại Lãnh B-N Cát và đá gốc Xói lở - mài mòn -

tích tụ

7 Mũi Đại Lãnh-Cà Ná B-N Đá gốc Mài mòn 8 Cà Ná-Vũng Tàu ĐB-TN Cát Xói lở-tích tụ 9 Vũng Tàu-Cà Mau ĐB-TN Bùn - cát Tích tụ-xói lở 10 Cà Mau-Hà Tiên B-N Bùn - cát Tích tụ

Nguồn: [1]

Vùng biển Cửa Lò thuộc thị xã Cửa Lò và huyện Nghi Thiết, tỉnh Nghệ An nằm trong tiểu vùng bờ biển Lạch Trường – Mũi Ròn, vùng Móng Cái – Hải Vân có toạ độ địa lý vào khoảng 18o49’42”N và 105o41’45”E. Đây là tiểu vùng dạng châu thổ lấp đầy không điển hình, phát triển trên nền sụt hạ tương đối xen hạ yếu kiến tạo hiện đại.

Môi trường địa chất của vùng biển Cửa Lò là biển nông ven bờ với đáy biển dốc dần từ bờ ra biển và phân dị trầm tích theo quy luật càng ra xa hạt càng mịn. Chiếm ưu thế trong khu vực là trầm tích cát. Biển Cửa Lò có nguồn cung cấp phù sa từ sông Cấm. Đoạn bờ biển Cửa Lò có hướng bắc – nam; quá trình địa mạo hiện đại thống trị là tích tụ – xói lở; bờ giàu bồi tích cát và sóng biển là ưu thế động lực ngoại sinh.

Quá trình tích tụ xảy ra do sự bồi lấp liên quan tới động lực san bằng bờ của biển, tạo dòng bồi tích cát dọc bờ, hình thành phổ biến do cát chắn cửa phát triển từ

một phía - tương ứng với pha α, sau đó là quá trình bồi lấp trực tiếp bởi bồi tích nguồn lục địa - tương ứng với pha β và nhiều nơi trong quá khứđã hoàn chỉnh pha

∆ theo nguyên lý Strickland (1940) đối với vùng bờ giàu bồi tích cát và năng lượng sóng.

Hiện tượng xói lở bờ biển là kết quả của nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng nguyên nhân trực tiếp và quan trọng nhất là sóng, diễn ra ngay trong điều kiện hải

28

28

văn bình thường. Trong điều kiện hải văn bất thường gây nên bởi hình thế thời tiết cực đoan, tác động của sóng xói lở bờ biển trở nên dữ dội hơn. Trong một khoảng thời gian của lịch sử phát triển biến dạng bờ biển, hậu quả tác động của sóng cùng các nguyên nhân khác chỉ có thể ghi nhận và đánh giá tổng hợp. Theo kết quả

nghiên cứu của Nguyễn Văn Cư và nnk., 2000 [7], vùng bờ biển Trung bộ mất 389,9 ha/năm trên chiều dài 328,16km.

Như vậy, sự không ổn định và hiện tượng bồi lấp luồng lạch tại vùng biển Cửa Lò là kết quả của quá trình phát triển biến dạng đường bờ cơ bản và tiến hóa địa chất vùng bờ biển, liên quan chặt chẽ với nhau, gây thiệt hại tới kinh tế - xã hội vùng bờ biển, trong đó có cảng - giao thông thủy và nghề cá.

Một phần của tài liệu Sử dụng phần mềm mike21 nghiên cứu định lượng mức độ ảnh hưởng đến môi trường nước biển cửa lò bởi tổng chất rắn lơ lửng (TSS) phát sinh đồng thời từ hoạt động nạo vét và đổ vật li (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)