Thông tin tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và xây dựng ý thức

Một phần của tài liệu Sử dụng phần mềm MIKE 21 đánh giá chất lượng nước khu vực cửa sông bạch đằng và đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại khu vực (Trang 98 - 103)

cộng đồng bảo vệ môi trường sông

- Trong tuyên truyền giáo dục cộng đồng về môi trường, tuỳ từng đối tượng khác nhau mà soạn thảo các nội dung cho phù hợp. Đối với các đối tượng có trình độ hiểu biết nhất định, nội dung giáo dục cần phong phú, chứa đựng nhiều thông tin. Đối với các đối tượng là các cộng đồng dân cư có trình độ tri thức có hạn, cần phải soạn thảo các nội dung tuyên truyền một cách cô đọng, dễ hiểu, dễ thực hiện. Đặc biệt đối với dân cư ven biển, trong điều kiện sống không ổn định, ít được học hành, nội dung tuyên truyền cần phải xúc tích, dùng nhiều hình ảnh để giải thích thay cho mô tả bằng lời văn dài dòng.

- Ngoài thông tin và tuyên truyền, các cơ quan, ban, ngành, địa phương liên quan cũng cần quan tâm, nhận thức rõ trách nhiệm của mình, đưa công tác tuyên truyền, vận động bảo vệ môi trường vào từng sinh hoạt ở tổ dân, khu phố và gắn kết chặt chẽ vào các phong trào thi đua của các tổ chức đoàn thể; tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý các hành vi vi phạm về môi trường, sao để mỗi ban, ngành, chính quyền địa phương cho tới mỗi người dân đều hiểu rõ lợi ích bảo vệ, giữ gìn môi trường sông.

- Nội dung tuyên truyền có những nội dung chung và cần có những nội dung phù hợp với từng đối tượng:

+ Với thanh thiếu niên và học sinh thì đề cập tới văn minh, lịch sự, tình yêu và lòng tự hào về quê hương đất nước tươi đẹp.

+ Với các bậc cao tuổi thì nói nhiều đến vệ sinh và sức khoẻ.

+ Với ngư dân thì chỉ rõ lợi ích duy trì nguồn lợi thuỷ sản và sinh kế lâu dài.

+ Với các doanh nghiệp du lịch - dịch vụ thì môi trường sạch đẹp là sản phẩm hàng hoá và cần có thương hiệu.

90

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Luận văn đã tìm hiểu về sự ô nhiễm nguồn nước mặt và nước sông trên thế giới và ở Việt Nam. Việc thống kê được những con số ô nhiễm chính là số liệu phản ảnh việc sử dụng quá mức tài nguyên nước do quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa không kết hợp với kiểm soát và quy hoạch môi trường. Người sử dụng còn thiếu ý thức bảo vệ nguồn nước, bên cạnh đó cũng thể hiện được sự hạn chế và bất cập trong công tác quản lý nước, cụ thể là quản lý nước lưu vực sông cũng như môi trường nước nói chung ở nước ta.

Với tình hình nghiên cứu ứng dụng mô hình hóa vào nghiên cứu và quản lý chất lượng nước trên thế giới, kết hợp với điều kiện thực tế ở nước ta hiện nay tác giả đã lựa chọn mô hình MIKE 21, được Viện Thủy Lợi mua bản quyền cho phép sử dụng để nghiên cứu tính toán sự lan truyền của các chất N,P trong nước vùng cửa sông ven biển Bạch Đằng, Hải Phòng. Kết quả tính toán cho thấy:

Điều kiện thủy động lực ở vùng cửa sông ven biển Hải Phòng chịu tác động tổng hợp của các yếu tố như dao động mực nước, trường gió, sóng và các khối nước sông đưa ra. Trong các yếu tố trên, những biến động của trường gió và lưu lượng nước sông đã gây ra sự biến đổi của trường dòng chảy theo mùa, theo thời gian và không gian.

Cả trong mùa mưa và mùa khô, biến động theo thời gian của hàm lượng CON đều thể hiện xu hướng có giá trị cao hơn, biến động với khoảng giá trị lớn hơn vào những ngày triều cường và ngược lại trong những ngày triều kém. Hàm lượng CON cực tiểu thường xuất hiện vào thời điểm nước lớn nhưng giá trị cực đại xuất hiện trong khoảng từ sau thời điểm nước ròng đến nửa đầu của pha triều lên. Khi triều xuống các chất được đưa ra ngoài cửa sông ven biển, dòng chảy sông càng lớn càng mang các chất ra xa hòa tan với nước biển nhiều hơn.

Giữa mùa khô và mùa mưa hàm lượng NH4+ mặc dù có sự biến động nhưng tuy vậy vẫn cao hơn quy chuẩn cho phép (QCVN 10- 2008). Với kết quả tính toán, hàm lượng lượng NO3-, PO4+ nằm trong giới hạn quy chuẩn cho phép (QCVN 10-

91

2008). Có thể nhận thấy hiện tại với khả năng tự làm sạch của dòng sông, lượng NO3-, PO4+được kết luận là chưa gây nên ô nhiễm.

Trước xu hướng phát triển kinh tế xã hội trong tương lai đến 2020 khi tốc độ tăng trưởng kinh tế lớn hơn, áp lực kinh tế, xã hội, sự phát triển của đô thị hóa làm gia tăng hơn lượng chất thải đổ ra sông, hàm lượng chất ô nhiễm cao hơn nhiều so với hiện trạng, vì thế làm cho nồng độ các chất ô nhiễm tăng cao so với hiện trạng năm 2020.

Tuy nhiên với sự định hướng quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hải Phòng kết hợp với quy hoạch bảo vệ môi trường theo định hướng phát triển đồng thời sẽ mang lại hiệu quả xử lý tốt NO3-, PO4+ bảo vệ và giảm thiểu được sự lan truyền ô nhiễm vào vùng cửa sông Bạch Đằng. Tuy nhiên theo kết quả mô phỏng cho thấy lượng NH4+ gia tăng gấp hai lần với hiện tại. Rõ ràng, cần có giải pháp kiểm soát, quản lý các nguồn thải chặt chẽ hơn, để giảm thiểu tối đa hàm lượng các chất N, P gây ảnh hưởng đến môi trường.

Từ kết quả nghiên cứu trên, so sánh với nhiều nghiên cứu trong khu vực, kết quả tính toán khá tương đồng. Tác giả đưa ra một số biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước vùng cửa sông Bạch Đằng bằng cả biện pháp kỹ thuật và quản lý bằng luật pháp, bằng quy hoạch và tăng cường nâng cao ý thức cộng đồng về sử dụng, bảo vệ nguồn tài nguyên nước. Đối với phạm vi nghiên cứu của luận văn thạc sỹ, tác giả hi vọng với kết quả nghiên cứu này, có thể đóng góp thêm một phần nhỏ bé cho các nhà quản lý về phương pháp quản lý chất lượng nước bằng phương pháp mô hình hóa.

92

4 TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011), Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam

2. Tổng cục môi trường, cục thẩm định và đánh giá tác động môi trường (12/2010): Hướng dẫn chung về đánh giá tác động môi trường đối với dự án đầu tư

3. Báo cáo môi trường quốc gia 2012 - Báo cáo môi trường nước mặt

4. Chu Văn Thuộc (2008-2010), Nghiên cứu ảnh hưởng nhân sinh và thuỷ động lực tới các quần xã Thực vật phù du và vi khuẩn nổi ở vùng cửa sông Bạch Đằng: Jean-Pascal Torreto. Viện Nghiên cứu vì sự phát triển (IRD), Pháp và Viện Tài nguyên và Môi trường biển

5. Cao Thi Thu Trang, Lưu Văn Diệu, Phạm Văn Lượng, Vũ Thị Lựu, Nguyễn Mai Anh, Dương Thanh Nghị, Nguyễn Xuân Tuyền Tài nguyên và Môi trường biển 01/2002; IX(Nxb. KH &KT, Hà Nội):88-102. “Một số đặc điểm chất lượng nước vùng biển ven bở Tiên Lãng – Hải Phòng”

6. Báo cáo môi trường quốc gia 2006: Hiện trạng ô nhiễm môi trường nước 3 lưu vực sông Cầu, Nhuệ, Đáy, hệ thống sông Đồng Nai.

7. Nguyễn Văn Cư và nnk (1990), “Động lực vùng ven biển và cửa sông Việt Nam - Phần nghiên cứu cửa sông”. Báo cáo TK đề tài 48B - 02 - 01. Chương trình nghiên cứu biển 48B-02 (1986 - 1990), Viện KHVN. Hà Nội

8. Cao Thi Thu Trang, Vũ Thị Lựu , Tài nguyên và Môi trường biển 01/2010; Tập XV. “ Biến động nồng độ các chất dinh dưỡng trong nước biển ven bờ miền Bắc Việt Nam giai đoạn 1999 - 2008

9. Cao Thị Thu Trang, Nguyễn Mạnh Thắng , Tài nguyên và Môi trường biển 01/2009; Tập XIV(NXB. KH &KT, Hà Nội). “ Khả năng tích tụ các chất ô nhiễm trong vùng cửa sông Cấm – Bạch Đằng” (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

10.Phạm Hải An, 2010. Báo cáo tài liệu khí tượng thủy văn, thủy triều, mực nước biển khu vực Hải Phòng / Dự án SEOA: Các giải pháp về xung đột môi

93

trường ở các đô thị ven biển. Cơ quan chủ trì: Viện Tài nguyên và môi trường biển

11. Nghị quyết số 01/2009/NQ-HĐND về phát triển kinh tế biển thành phố Hải Phòng đến năm 2015, định hướng đến năm 2020

12.Nghị quyết số 09/2013/NQ-HĐND về thông qua Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng thành phố Hải Phòng đến năm 2020

13.Trần Đức Thạnh, 2006. Điều tra đánh giá tình trạng ô nhiễm suy thoái môi trường khu vực cửa sông Cấm - Bạch Đằng, đề xuất các giải pháp bảo vệ.

14.Trần Đức Thạnh, 2010. Nghiên cứu đánh giá sức tải môi trường và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững khu vực Vịnh Hạ Long -Vịnh Bái Tử Long

15. Đỗ Trọng Bình, Trần Anh Tú, Vũ Duy Vĩnh (2010), “Nghiên cứu đánh giá lan truyền các chất gây ô nhiễm khu vực cửa sông ven biển Hải Phòng bằng mô hình toán học”. Báo cáo tổng hợp Đề tài cấp Thành phố Hải Phòng. Mã số: ĐT.MT.2008.500.

16.Trần Anh Tú (2012), “Đánh giá dặ trưng trầm tích lơ lửng khu vực cửa sông ven biển Hải Phòng”. Luận Văn cao học, trường ĐHKHTN.

17.Vũ Duy Vĩnh (2012), “Nghiên cứu đặc điểm vận chuyển trầm tích lơ lửng vù n g ven biển Hải Phòng bằng mô hình DELFT 3D”. Luận Văn cao học, trường ĐHKHTN.

18.Nghị quyết về nhiệm vụ, giải pháp phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế thành phố Hải Phòng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

19.Nghị quyết số 01/2009/NQ-HĐND về phát triển kinh tế biển thành phố Hải Phòng đến năm 2015, định hướng đến năm 2020

20.Nghị quyết số 20/2006/NQ-HĐND về đẩy mạnh phát triển du lịch giai đoạn 2006 - 2010, định hướng đến năm 2020

21.Nghị quyết số 09/2008/NQ-HĐND về sửa đổi một số quy định tại Nghị quyết số 47/2003/NQ-HĐND12 ngày 10/01/2003 về chương trình phát triển nhà ở thành phố Hải Phòng đến năm 2005, định hướng phát triển đến năm 2010 - 2020

94

22.DHI Water & Environment (2007), MIKE21 & MIKE3 Flow model FM, Hydrodynamic and Transport Module, Scientific Documentation, Horsholm, Denmark.

23.DHI Water & Environment (2007), MIKE21 & MIKE3 Flow model, Advection - Dispersion Module, Scientific Documentation, Horsholm, Denmark.S.E. Jorgensen (1994), Fundamentals of Ecological Modelling (2nd Edition). Elsevier, Amsterdam - London - New York - Tokyo (206p)

24.Chiras, D.D. 1991. Environmental science. Action for a sustainable development. The Benjamin/Cummings Publ. Company, 549

25.EUGRIS – portal for Soil and Water Management in Europe

26.Dasmann, R.E. 1984. Environmental convervation. 5th ed. Jonh Wiley & Sons Ltd.

27.O’ Riordan, T. Ed. 1995. Environmental science for environmental management.

Một phần của tài liệu Sử dụng phần mềm MIKE 21 đánh giá chất lượng nước khu vực cửa sông bạch đằng và đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại khu vực (Trang 98 - 103)