a. Phát triển có quản lý hệ thống giao thông, cảng bến, luồng lạch
- Trong khu vực sông Bạch Đằngcó các tuyến giao thông thủy rất thuận lợi nhưng cần có quy hoạch sao cho hạn chế tối đa tác động của giao thông thuỷ (gây ồn, ô nhiễm vùng nước, khuấy động lớp nước mặt, v.v.) tới mức thấp nhất.
- Quản lý môi trường trước tác động của các hoạt động cảng và công nghiệp rất quan trọng để giảm thiểu tối đa tác động tới các hệ sinh thái và năng lực tự làm sạch môi trường của chúng.
- Cần có quy định cụ thể về chủng loại phương tiện, kích cỡ phương tiện chất lượng phương tiện phù hợp với từng tuyến luồng trong sông.
- Sử dụng hình thức chuyển tải, hạn chế xây dựng các công trình cứng không chỉ làm thay đổi cảnh quan tự nhiên, mà còn cản trở hoàn lưu nước.
83
b.Phục hồi và phát triển rừng ngập mặn
Việc san lấp mặt bằng, lấn biển thiếu hợp lý đã làm diện tích rừng ngập mặn bị mất, dòng chảy bị thu hẹp, tốc độ dòng chảy cao cuốn theo đất đá gây lắng đọng trầm tích cho sông Bạch Đằng.
- Rừng ngập mặn cần được phục hồi và phát triển đảm bảo bù lại ít nhất 50% diện tích đã mất để duy trì cân bằng tự nhiên, sinh thái và phát triển bền vững nghề cá ven bờ, đồng thời phát huy vai trò bẫy giữ các chất ô nhiễm và tự làm sạch môi trường bằng các quá trình hoá sinh, bảo vệ bờ, tăng cường bồi lắng trong rừng để hạn chế ô nhiễm đục và cạn hoá vùng nước sông, chống xói lở, giải phóng bùn đục khi có sóng bão hoặc sóng tạo nên do tàu thuyền hàng hải.
3.4.4 Tăng cường các hoạt động quản lý, giám sát và nâng cao năng lực cho các cơ quan quản lý môi trường
3.4.4.1Quản lý các phương tiện hoạt động trên biển
- Hạn chế tiến tới không cấp phép cho các tàu thuyền vận chuyển khách du lịch và các tàu thuyền đang kinh doanh không được đầy đủ trang bị thiết bị thu gom rác thải đối với chất rắn, cũng như rác thải lỏng.
- Không cho phép các tàu bán xăng dầu tự do mua bán trên sông.
- Quy định quy mô của tàu phải đảm bảo độ mớn nước không quá sâu, công suất tàu không quá lớn, có sự hạn chế về tốc độ, như vậy mới giảm khả năng khuấy đục đáy sông.