0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Chất lượng nước dự báo đến năm 2020 (KB3)

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG PHẦN MỀM MIKE 21 ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC KHU VỰC CỬA SÔNG BẠCH ĐẰNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI KHU VỰC (Trang 60 -64 )

Phương pháp dự báo nguồn ô nhiễm dựa trên phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của khu vực đến năm 2020. Cơ sở để dự báo là tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của khu vực, tốc độ phát triển từng ngành và lĩnh vực cụ thể như phát triển dân số, phát triển du lịch - dịch vụ, công nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản

Dự báo thải lượng sinh hoạt

Theo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội thành phố Hải Phòng đến năm 2020, trong những năm tới giảm tỷ lệ sinh hàng năm từ 0,02% - 0,03%, mức tăng cơ học vào khoảng 0,5%. Giả sử dân số của các quận, huyện của Hải Phòng có tốc độ tăng dân số trung bình bằng tốc độ tăng trung bình của cả thành phố. Riêng huyện Yên Hưng, tốc độ tăng dân số dự báo bằng tỷ lệ tăng dân số thực tế của huyện giai đoạn 2000 - 2006, ước khoảng 1,06% (Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh năm 2006). Dự báo thải lượng công nghiệp

Khu vực có 2 trong 5 khu công nghiệp quan trọng của Hải Phòng là: khu Minh Đức - Bến Rừng và KCN Đình Vũ, đến năm 2020 sẽ có thêm KCN Đông Hải. Ngoài ra, khu công nghịêp Nam Đình Vũ với diện tích gần 1.330ha chia thành 3 phân khu

52

chức năng chính gồm khu phi thuế quan (330ha), khu cảng biển và khu sản xuất công nghiệp (900ha) cũng sẽ được xây dựng. Trong tương lai, hầu hết các cơ sở công nghiệp của thành phố sẽ được chuyển vào các khu công nghiệp tập trung. Khả năng thu gom và xử lý chất thải tại các khu công nghịêp mới sẽ được đảm bảo vì đây là một điều kiện bắt buộc đối với các chủ đầu tư.

Theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng, tốc độ tăng trưởng trung bình năm của ngành công nghiệp giai đoạn 2011 - 2020 khoảng 12,2%. Trong đó, công nghiệp đóng và sửa chữa tầu thủy có tốc độ tăng trung bình 25 - 30%/năm, sản xuất xi măng vào năm 2020 sẽ đạt sản lượng 5,5 triệu tấn, tức gấp đôi so với hiện nay. Đóng tầu và sản xuất xi măng là hai ngành công nghiệp chính của vùng hiện tại cũng như trong tương lai. Giả sử mức độ phát sinh chất ô nhiễm tỷ lệ thuận với tốc độ phát triển công nghiệp, lượng ô nhiễm phát sinh năm 2020 từ công nghiệp đóng tầu trong khu vực sẽ tăng từ 9 - 13 lần, công nghiệp sản xuất xi măng tăng khoảng 2 lần. Riêng các cơ sở công nghiệp trong các quận nội thành cũ sẽ không phát triển thêm do vậy lượng thải phát sinh sẽ không tăng thêm.

Dự báo thải lượng do chăn nuôi

Hoạt động nông nghiệp khu vực ven sông Bạch Đằng tập trung ở huyện Thuỷ Nguyên, quận Hải An và huyện Yên Hưng (Quảng Ninh). Hình thức chăn nuôi chủ yếu là hộ gia đình hoặc các trang trại nhỏ.

Theo quy hoạch, quy mô GDP nông lâm ngư nghiệp của Hải Phòng đến năm 2020 đạt 4769 tỷ đồng (giá so sánh), chiếm 6% tổng GDP thành phố và có tốc độ tăng trưởng khoảng 5,2% trong giai đoạn 2006 - 2010 đến 6,2% vào giai đoạn 2011 - 2020. Nông nghiệp Hải Phòng sẽ đưa chăn nuôi thành ngành chính, phát triển nuôi lợn là mũi nhọn, hình thành các vùng chăn nuôi tập trung với sản lượng hàng hóa cao, khuyến khích quy mô trang trại và gia trại. Tốc độ tăng bình quân về giá trị sản xuất của chăn nuôi khoảng 9,5%/năm và tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp là 40%. Tỉnh Quảng Ninh phát triển mạnh chăn nuôi theo hướng công nghiệp hoá, từng bước trở thành nghành sản xuất chính, chiếm tỷ trọng lớn trong nông nghiệp. Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp đạt khoảng 4,0 - 4,2%/năm giai đoạn 2011 – 2020

53

Dự báo thải lượng do nuôi thủy sản

Hiện tại, nuôi thuỷ sản khu vực ven sông Bạch Đằng chủ yếu là nuôi tôm sú: khoảng 1322ha ở huyện Thuỷ Nguyên, 1654ha ở Hải An và khoảng 6800 ha ở huyện Yên Hưng tương ứng với sản lượng nuôi 75 tấn, 220 tấn và 1300 tấn tôm

(theo số liệu điều tra tháng 10/2005 của Viện Kinh tế và quy hoạch Thuỷ sản và UBND huyện Yên Hưng năm 2008).

Điều chỉnh quy hoạch nuôi trồng thủy sản Hải Phòng đến 2020 phấn đấu đạt tốc độ phát triển về giá trị sản xuất 2006 - 2010 tăng trung bình 33,26%/năm, giai đoạn 2011 – 2020 tăng trung bình 5,9%/năm, tương ứng mức tăng sản lượng 24,93%/năm và 7,5%/năm. Trong đó, sản lượng tôm sú giai đoạn đầu sẽ tăng mạnh, tới 73,71%/năm, giai đoạn sau tốc độ tăng chỉ còn khoảng 2,8%/năm (theo phương án I).

Đến năm 2010, thành phố sẽ mở rộng ra phía bắc Thủy Nguyên, diện tích nuôi thủy sản mặn lợ của Thủy Nguyên sẽ chỉ còn 529 ha ở phía giáp Quảng Ninh (gồm các xã Minh Tân, Gia Minh, Gia Đức, Liên Khê, Lại Xuân, An Sơn) ít bị ảnh hưởng bởi các khu công nghiệp.

Giai đoạn 2011 - 2015, Thủy Nguyên vẫn giữ nguyên diện tích và sản lượng tương ứng đạt 555 tấn. Quận Hải An giai đoạn 2005 - 2010 còn 850 ha nuôi tôm sú với sản lượng 595 tấn, giai đoạn 2011- 2015 hầu như không còn diện tích nuôi tôm sú (UBND thành phố Hải Phòng, 2007).

Huyện Yên Hưng có tốc độ tăng trưởng thuỷ sản đạt khoảng 4,0 - 4,2%/năm giai đoạn 2010 - 2020, bằng tốc độ tăng trưởng thủy sản của tỉnh Quảng Ninh. Ước tính đến năm 2020 sản lượng tôm sú huyện Yên Hưng sẽ tăng 1,71 lần, ước khoảng 2220 tấn. Dự báo đến năm 2020, nuôi thủy sản trong khu vực chỉ còn ở Thủy Nguyên và Yên Hưng với thải lượng thải phát sinh ước tính như sau:

Dự báo thải lượng do rửa trôi đất

Theo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của thành phố, tới năm 2020 trong khu vực ven sông Bạch Đằng sẽ có 8 khu, cụm công nghiệp cả mới, cũ hoặc được mở rộng

54

thêm với tổng diện tích từ 2866ha đến 3219ha (bảng 3.24) và hình thành khu đô thị mới Bắc sông Cấm rộng 3030ha.

Các khu công nghiệp trong khu vực ven sông Bạch Đằng chủ yếu hình thành trên đất xây dựng, cơ sở sản xuất kinh doanh và một phần đất nông nghiệp. Riêng khu công nghiệp Đình Vũ xây dựng trên đất nuôi thủy sản và KCN Bến Rừng chủ yếu là đất nông nghiệp chuyển sang (405ha).

Khu đô thị Bắc sông Cấm gồm các xã Tân Dương, Dương Quan, Hoa Động, An Lư, Trung Hà thuộc huyện Thủy Nguyên (khoảng 2040ha) và đảo Vũ Yên thuộc quận Hải An (khoảng 990ha chủ yếu là đất đầm thủy sản)được phân thành 3 khu chức năng:

- Khu Trung tâm thành phố (425,0 ha) gồm các công trình hành chính, trung tâm dịch vụ, thương mại, ngân hàng, tài chính, văn hoá, đào tạo, ngoại giao, công trình đầu mối kỹ thuật giao thông và cây xanh thể dục thể thao (152,73 ha).

- Vùng đô thị: 1.415,0 ha

- Trung tâm nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí: 1.190,0 ha, bao gồm làng nghỉ dưỡng Mắt Rồng, quy mô: 200 ha và công viên cây xanh, vui chơi giải trí Vũ Yên, quy mô 990 ha. Như vậy, từ việc hình thành khu đô thị Bắc sông Cấm, khu vực huyện Thủy Nguyên cũ sẽ có thêm khoảng 1615 ha đất ở, 272,3 ha đất chuyên dùng và khoảng 152,7ha đất cây xanh, chủ yếu được chuyển sang từ đất nông nghiệp của huyện. Khu vực quận Hải An sẽ có thêm 990 ha công viên cây xanh, giải trí ở đảo Vũ Yên. Khu vực huyện Thủy Nguyên biến đổi sử dụng đất lớn nhất liên quan đến sự hình thành 3 khu công nghiệp Minh Đức (trên đất ở và đất sản xuất kinh doanh), Bến Rừng (405 ha - đất nông nghiệp) và Cầu Kiền (600 ha, trong đó khoảng 50% đất sản xuất kinh doanh và 50% đất nông nghiệp) với tổng diện tích tối đa khoảng 1290ha và khu đô thị Bắc sông Cấm. Ước tính tới năm 2020 huyện Thủy Nguyên sẽ giảm khoảng 2745ha đất nông nghiệp và 313ha đất chuyên dùng chuyển thành các KCN (1290 ha), đất ở (1615 ha) và công viên cây xanh (152,7 ha).

Đối với các quận nội thành đến năm 2020 hầu như sẽ không còn đất nông nghiệp trừ quận Hải An còn khoảng 60ha đất trồng rau và hoa được tính trong diện tích đất

55

ở. Diện tích đất cây xanh, công viên, đất chuyên dùng đều tăng nhưng không nhiều. Theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh, huyện Yên Hưng sẽ hình thành KCN Đông Mai với diện tích khoảng 200ha nằm ven quốc lộ 18A. Ngoài ra, huyện vẫn là nơi phát triển nông nghiệp (chăn nuôi gia súc, gia cầm), nuôi thủy sản, chế biến nông, thủy sản và du lịch sinh thái, sử dụng đất ít biến đổi so với hiện nay.


Một phần của tài liệu SỬ DỤNG PHẦN MỀM MIKE 21 ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC KHU VỰC CỬA SÔNG BẠCH ĐẰNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI KHU VỰC (Trang 60 -64 )

×