Bên cạnh những kết quả mà giáo dục phổ thông Việt Trì đã đạt được trong những năm 1997 đến năm 2010 giáo dục phổ thông ở thành phố vẫn còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế:
90
Quy mô, mạng lưới giáo dục đã được mở rộng tuy nhiên vẫn chưa có sự đồng đều giữa các xã phường trong thành phố. Chương trình đổi mới toàn diện giáo dục, đổi mới phương pháp giáo dục, phương pháp giảng dạy, cách tiếp cận kiến thức của học sinh ở một số trường vẫn còn chậm, hiệu quả giáo dục chưa cao, chưa đáp ứng được tiến độ của công cuộc đổi mới giáo dục toàn diện mà Đảng đã đề ra.Chất lượng các môn mỹ thuật, giáo dục công dân, tin học, ngoại ngữ chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của giáo dục trong thời đại mới. Bệnh thành tích vẫn còn nặng nề, trong nhiều trường vẫn còn tình trạng xin điểm, chạy trường gây bức xúc trong nhiều gia đình học sinh. Nội dung kỹ năng sống, chương trình hướng nghiệp, dạy nghề, phân luồng cho học sinh cuối cấp ở bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông đã được quan tâm, tuy nhiên chất lượng chưa đáp ứng được nhu cầu đổi mới toàn diện của giáo dục.
Công tác đổi mới quản lý giáo dục đã được quan tâm, chú trọng tuy nhiên ở nhiều nơi hiệu quả còn thấp, nhất là công tác đề ra phương hướng, giải pháp phát triển giáo dục. Từ bảng 5 ( phụ lục) : Kết quả điều tra đội ngũ quản lý nhà nước về giáo dục thành phố Việt Trì ta thấy vẫn còng nhiều cán bộ quản lý còn chưa đáp ứng nhu cầu công việc, còn thái độ hách dịch, cửa quyền với cấp dưới. Nhiều nơi thực hiện công tác xây dựng và quy hoạch phát triển nhà trường còn yếu kém, chưa đáp ứng được xu thế phát triển chung của giáo dục phổ thông thành phố.
Đội ngũ giáo viên đã được quan tâm nâng cao chất lượng, đảm bảo số lượng, tuy nhiên vẫn còn một bộ phận giáo viên còn chậm chuyển biến trong phương pháp giảng dạy chưa đáp ứng được yêu cầu của đổi mới, nhiều giáo viên còn chưa đáp ứng được trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm. Từ bảng10: Kết quả đánh giá đội ngũ giáo viên ở cấp thành phố, ta thấy số lượng giáo viên chưa đáp ứng được nhu cầu công việc chiếm 22,1% và chưa làm đúng chuyên môn nghiệp vụ của mình chiếm 20%. Cơ cấu giáo viên chưa đồng bộ thừa giáo viên ở các môn như toán, văn, lý, hóa nhưng lại thiếu nhiều ở các môn mỹ thuật, âm nhạc, tin học, giáo dục công dân, thiếu các cán bộ hoạt động trong nhà trường như nhân viên quản trị mạng, nhân viên phụ trách thiết bị dạy học, phòng thí nghiệm, y tế…
Cơ sở vật chất trong trường học ở một số trường còn chưa đáp ứng được nhu cầu cho các hoạt động giáo dục toàn diện cho học sinh. Nhiều trường trong trung
91
tâm thành phố, quỹ đất ít nên khuôn viên nhỏ hẹp, không đủ diện tích theo chuẩn quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo và Tỉnh ủy, không có sân chơi, bãi tập để nâng cao hoạt động ngoài trời cho học sinh. Tốc độ xây dựng các trường đạt chuẩn quốc gia còn chậm, đặc biệt là khó khăn trong việc phổ cập và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia ở bậc trung học phổ thông. Cơ sở vật chất trường học còn không đồng đều giữa các trường ở các phường trung tâm nơi kinh tế phát triển và các trường ở các xã vùng ven kinh tế còn gặp nhiều khó khăn.
Công tác tuyên truyền đường lối, quan điểm giáo dục của Đảng chưa thực sự sâu rộng, chưa giúp người dân, các cấp chính quyền của địa phương hiểu được vị trí, tầm quan trọng của giáo dục phổ thông trong phát triển kinh tế- xã hội thành phố như thế nào. Công tác giáo dục tư tưởng chính trị tới đội ngũ cán bộ, giáo viên chưa thực sự sâu sát. Công tác kiểm tra, thanh tra còn lỏng lẻo chưa phát huy được vai trò của mình. Một số bộ phận nhân dân chưa nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục cũng như vai trò to lớn của gia đình trong việc hình thành nhân cách, tạo môi trường giáo dục tốt nhất cho con em mình. Công tác xã hội hóa, các tổ chức khuyến học, khuyến tài còn hạn chế trong việc thu hút các nguồn lực, khai thác các tiềm năng, sự ủng hộ của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp phát triển giáo dục phổ thông của thành phố.
Nguyên nhân của hạn chế, yếu kém
Những hạn chế, yếu kém trên là do các nguyên nhân khách quan và chủ quan
Về nguyên nhân khách quan: Từ năm 1997 đến năm 2010 là thời kỳ phát triển
nhanh của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đô thị hóa yêu cầu phải có nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước cũng như thành phố, tạo ra đòi hỏi bức thiết cho giáo dục phổ thông – nơi đào tạo ra nguồn nhân lực ; làm cho giáo dục phổ thông chịu nhiều sức ép từ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của thành phố, của tỉnh và cả nước. Trước những biến đổi nhanh về cơ cấu kinh tế- xã hội, những chủ trương, chính sách phát triển giáo dục còn chậm đổi mới chưa đáp ứng được với nhu cầu thực tế đang đặt ra của cả nước cũng như thành phố. Sự phát triển mạnh mẽ của cơ chế thị trường mặt trái của nó đang tác động tiêu cực đến giáo dục như hình thức chạy trường, xin điểm, xin việc…
92
Về nguyên nhân chủ quan: Nhu cầu học tập của con em thành phố ngày càng
tăng, hệ thống giáo dục phổ thông phát triển nhanh trong khi điều kiện trường lớp, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, ngân sách chưa kịp thời đáp ứng được yêu cầu. Quy hoạch mạng lưới trường học chậm do ngân sách còn khó khăn, việc huy động các nguồn lực để phát triển giáo dục phổ thông của thành phố còn hạn chế. Nhận thức của các cấp chính quyền từ tỉnh đến cơ sở, đến các đoàn thể, chính trị, các đơn vị giáo dục chưa đầy đủ, chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của giáo dục phổ thông trong quá trình CNH, HĐH, cũng như nhận thức được vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của mình. Công tác thanh tra, kiểm tra giám sát còn chủ quan, chưa thường xuyên đôn đốc kiểm tra việc thực hiên các chủ trương, chính sách của Đảng, Đảng bộ trong phát triển giáo dục phổ thông. Một số giáo viên chậm đổi mới trong phương pháp giảng dạy, có biểu hiện lệch lạc trong đạo đức nghề nghiệp. Các phong trào thi đua được tổ chức đều đặn nhưng chưa thực sự hiệu quả, chưa phát huy được ưu thế để phát triển giáo dục. Bệnh thành tích đã được khắc phục nhưng vẫn còn nặng nề đối với cán bộ, giáo viên và phụ huynh học sinh. Việc thực hiện công bằng trong giáo dục chưa được thực hiện nghiêm túc, vẫn nhiều trẻ em khuyết tật, những trẻ em mồ côi vẫn chưa được đến trường.
Bên cạnh những kết quả to lớn mà ngành giáo dục Việt Trì đã đạt được thì vẫn còn rất nhiều yếu kém, hạn chế. Việc nhận ra được những yếu kém đó sẽ có những chính sách hợp lý để vượt qua những khó khăn thử thách, để giáo dục phổ thông luôn giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của thành phố cũng như của tỉnh.