Tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục

Một phần của tài liệu đảng bộ thành phố việt trì lãnh đạo sự nghiệp giáo dục phổ thông tu nam 1997 den nam 2010 luan van ths lich su 60 22 56 pdf (Trang 78 - 81)

Đề án Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2005-2010 của Thủ tướng Chính

phủ đã nêu rõ ba tiêu chí cơ bản về XHHT; một là: Nhà nước và xã hội tạo mọi điều kiện thuận lợi cho mọi người ở mọi lức tuổi, mọi trình độ được học thường xuyên, học liên tục, học suốt đời ở mọi nơi, mọi lúc, mọi trình độ, mọi nhu cầu; hai là: Mọi

76

người, mọi tổ chức đều có trách nhiệm và nghĩa vụ học tập, xây dựng XHHT; ba là: Huy động sức mạnh toàn xã hội để xây dựng và phát triển giáo dục. Mục tiêu cuối cùng của phát triển giáo dục ở nước ta hiện nay chính là xây dựng một nền giáo dục thực sự của dân và vì dân. Xây dựng XHHT là một trong những chiến lược then chốt của giáo dục nước ta trên con đường đổi mới sự nghiệp đào tạo do Đảng khởi

xướng. Quán triệt tinh thần của Đề án Nghị quyết 05/2005/ NQ - CP Về đẩy mạnh

xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao và Nghị định

số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ Về chính sách khuyến khích xã

hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao, môi trường; thực hiện các quy định về “ba công khai”, “bốn kiểm tra”., quyết

định của Bộ Giáo dục và Đào tạo số 20/2005/ QĐ - BGD&ĐT ngày 24/6/2005 về

việc phê duyệt Quy hoạch phát triển xã hội giáo dục giai đoạn 2005 - 2010, trong

các văn kiện của Đảng bộ Tỉnh, Đảng bộ Thành phố cũng đề ra các chương trình giải pháp thực hiện chủ trương xã hội hóa công tác giáo dục.

Trước hết là quan tâm xây dựng mối quan hệ chặt chẽ gắn bó giữa nhà trường - gia đình và xã hội. Mối quan hệ này có vai trò quyết định đến chất lượng, hiệu quả của giáo dục. Ngành giáo dục nhận thức đúng tầm quan trọng của gia đình,

thấy được vị thế của gia đình trong giáo dục con người Gia đình là tế bào của xã

hội là cái nôi thân yêu nuôi dưỡng cả đời người, là môi trường quan trọng để giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách [26, tr.15]. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã

chỉ ra mối quan hệ mật thiết của gia đình - nhà trường - xã hội có tác động to lớn

đến phát triển giáo dục: Phải mật thiết liên hệ với gia đình học trò, bởi vì giáo dục

trong nhà trường chỉ là một phần, còn cần có sự giáo dục ngoài xã hội và trong gia đình để cho giáo dục trong nhà trường được tốt hơn. Giáo dục trong nhà trường dù có tốt đến mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn [65, tr.157]. Quán triệt đường lối của Đảng của Bác Hồ, Đảng bộ

tỉnh ủy và Thành ủy đã chỉ đạo cho ngành giáo dục xây dựng một môi trường giáo dục có sự gắn bó mật thiết giữa gia đình - nhà trường - xã hội, tạo môi trường tốt nhất chăm lo giáo dục cho thế hệ trẻ.

Trong những năm qua công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập đã trở thành một việc làm thường xuyên và có hiệu quả ở Phú Thọ - miền

77

quê nghèo nhưng giàu truyền thống hiếu học. Hội Khuyến học với chức năng, nhiệm vụ nòng cốt, tham mưu với cấp ủy, chính quyền các cấp trong công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Đội ngũ cán bộ Hội Khuyến học các cấp cho dù là chuyên trách hoặc kiêm nhiệm nhưng đều là những đồng chí giữ các cương vị lãnh đạo chủ chốt, các nhà giáo có kinh nghiệm, nhiệt tình tâm huyết, trách nhiệm với sự nghiệp “trồng người”.Cùng với Chỉ thị 11 - CT/TW của Bộ Chính trị; Chỉ thị 02/2008/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Hội đã phối hợp với các ngành liên quan tham mưu để Ban Thường vụ Tỉnh ủy ra Chỉ thị số 11/CT

- TU Về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác khuyến

học, khuyến tài, xây dựng XHHT, UBND tỉnh ra Kế hoạch số 2021/KH-UBND về Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2006-2010. Triển khai thực hiện Chỉ thị của Bộ

Chính trị và Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban chỉ đạo xây dựng XHHT đã được thành lập từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn.

Thực hiện Chỉ thị số 10/CT - TU của Tỉnh ủy Về tăng cường lãnh đạo phát

triển mạng lưới và hoạt động các trung tâm học tập cộng đồng; để đáp ứng nhu

cầu “ cần gì học nấy” của người dân, Hội Khuyến học là lực lượng khởi xướng, tham mưu cho cấp ủy, chính quyền, phối hợp với Ngành Giáo dục và Đào tạo thành lập trung tâm học tập cộng đồng ở 100% xã, phường, thị trấn. Từ khi thành lập đến nay, các trung tâm học tập cộng đồng thành phố đã mở được 4.899 lớp học, thu hút 37.029 lượt học viên theo học với các hình thức học tập đa dạng như: Xóa mù chữ, sau xóa mù chữ cho nông dân, cho phụ nữ và người dân tộc thiểu số; học tập các chuyên đề về chăn nuôi, trồng trọt, y tế, chăm sóc sức khỏe, đào tạo nghề, dạy tin học, ngoại ngữ phục vụ xuất khẩu lao động, tuyên truyền về thời sự, chính sách, pháp luật..., đồng thời tổ chức các câu lạc bộ thơ, bóng bàn, cầu lông, các hoạt động văn nghệ, thi tìm hiểu về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh... góp phần quan trọng thực hiện chủ trương xây dựng XHHT từ cơ sở. các cấp Hội trong thành phố đã tích cực tham mưu cho cấp ủy, chính quyền cùng cấp củng cố tổ chức Hội và phát triển hội viên. Hội Khuyến học, Khuyến tài Việt Trì được thành lập giữ vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy Đề án xã hội học tập. Đến nay, Việt Trì có 218 Chi hội khu dân cư được kiện toàn tổ chức hội. Nhiều phường, xã có 100% các gia đình là hội viên Hội Khuyến học tiêu biểu như: Gia Cẩm, Vân Phú,

78

Vân Cơ… Ngoài ra, Hội còn đẩy mạnh hoạt động khuyến học, khuyến tài cũng như hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng. Phong trào thi đua xây dựng gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học, khu dân cư, cơ quan, đơn vị khuyến học, góp phần tích cực vào việc xây dựng xã hội học tập từ cơ sở.

Huy động mọi nguồn lực trong xã hội, tạo điều kiện để mọi tập thể, cá nhân, các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, xã hội, cùng với Thành ủy chăm lo xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, điều kiện dạy và học. Hàng năm, Hội vận động các tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp với số quỹ trên 200 triệu đồng. Trong năm, Hội đã tổ chức được nhiều đợt trao học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên học khá, giỏi, học sinh thi đỗ đại học. Từ đó, đáp ứng nguyện vọng của học sinh và phụ huynh, góp phần thúc đẩy sự nghiệp giáo dục thành phố ngày càng phát triển.

Thực hiện công bằng trong giáo dục: Thành phố quan tâm đặc biệt đến những xã vùng ven, điều kiện kinh tế còn khó khăn. Cơ sở vật chất vật chất được quan tâm đầu tư phát triển, tạo sự đồng đều không khác biệt giữa vùng ven và trung tâm. Thực hiện nghiêm túc việc thi tuyển sinh, có chính sách ưu tiên đối với những học sinh dân tộc. Đặc biệt, thành phố có chính sách ưu tiên đối với những trẻ em khuyết tật, những gia đình chính sách và những em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đều có thể đến trường. Giáo dục trẻ em khuyết tật được quan tâm tạo cho trẻ có thể hòa nhập cộng đồng. Thành phố có chính sách tích cực huy động các trẻ em khuyết tật từ 6 -14 tuổi đến trường, rèn luyện kỹ năng hòa nhập cộng động. Việc thực hiện công bằng giáo dục đã được Thành ủy và ngành giáo dục làm tốt vai trò của mình và mang lại kết quả tích cực. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy, công tác xã hội hóa giáo dục đã được Đảng bộ thành phố và ngành giáo dục làm tốt vai trò của mình đã đem lại nhiều thay đổi cơ bản mối quan hệ giữa gia đình - nhà trường - xã hội gắn bó mật thiết, sự thay đổi trong trong tổ chức và giáo dục, tạo ra động lực và phát huy mọi nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục.

Một phần của tài liệu đảng bộ thành phố việt trì lãnh đạo sự nghiệp giáo dục phổ thông tu nam 1997 den nam 2010 luan van ths lich su 60 22 56 pdf (Trang 78 - 81)