Chương trình quốc gia về phổ cập giáo dục và chống mù chữ (PCGD& CMC), được coi là một trong những nội dung quan trọng nhất của sự nghiệp phát triển Giáo dục và Đào tạo tỉnh cũng như sự nghiệp giáo dục phổ thông của thành phố giai đoạn 2001 - 2010 và được hoàn thành trong thời gian tương đối nhanh.
Sau khi đạt chuẩn, công tác PCGD tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở được củng cố, duy trì từng bước nâng cao chất lượng đảm bảo sự bền vững từ năm 2002 đến năm 2010 (đối với PCGDTH đúng độ tuổi), và từ năm 2003 đến năm 2010 (đối với PCGDTHCS), 100% xã, phường, đều duy trì chuẩn phổ cập giáo dục trung học đúng độ tuổi. Thành phố đã phấn đấu để đạt mức 2 của phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi theo tinh thần Thông tư số 36/TT - BGD & ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; nâng chất lượng phổ cập giáo dục THCS tiến tới theo phổ cập giáo dục THCS theo độ tuổi. Tại thời điểm tháng 12 năm 2010 chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục THCS toàn thành phố như sau:
- Tiêu chuẩn 1: Phổ cập giáo dục tiểu học
+ Có 23/23 xã, phường duy trì phổ cập giáo dục tiểu học, xóa mù chữ. + Tổng số trẻ 6 tuổi: 2694 ; số trẻ 6 tuổi vào lớp 1:2692, đạt tỷ lệ 100%. + Tổng số đối tượng phổ cập từ 11 đến 14 tuổi: 8149; số hoàn thành chương trình tiểu học: 8050 đạt tỷ lệ 99 %.
+ Số đối tượng phổ cập đã hoàn thành chương trình tiểu học năm qua:1952 số đối tượng hoàn thành chương trình tiểu học vào lớp 6: 1950, đạt tỷ lệ 99,9%.
75
+ Cơ sở vật chất của các cơ sở giáo dục đảm bảo đủ điều kiện thực hiện chương trình giáo dục theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Tiêu chuẩn 2: Phổ cập giáo dục trung học cơ sở
+ Tổng số học sinh lớp 9 năm học vừa qua: 2399; số tốt nghiệp THCS năm học vừa qua: 2356 đạt tỷ lệ 98,2%.
+ Số thanh, thiếu niên trong độ tuổi 15 đến 18: 10545 số tốt nghiệp THCS: 9741 đạt tỷ lệ 92,4 %.
+ Số xã, phường, thị trấn đạt chuẩn: 23/23, đạt tỷ lệ 100%.
Quá trình chỉ đạo công tác phổ cập giáo dục của thành phố Việt Trì nói chung, phổ cập GDTH đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục THCS nói riêng (kể cả việc phấn đấu thực hiện đạt chuẩn cũng như phấn đấu để củng cố, duy trì) được sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung thống nhất của các cấp ủy Đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở. Đây là yếu tố quan trọng, quyết định thành công của công tác phổ cập nói chung và PCGDTH đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục THCS nói riêng. Sự tập trung chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp thể hiện ở sự cụ thể hóa các nhiệm vụ PCGD thành các nghị quyết, kế hoạch, chương trình công tác của cấp ủy, Đảng, chính quyền địa phương các cấp, về sự đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất, đội ngũ cho công tác phổ cập giáo dục nói riêng và các hoạt động giáo dục nói chung.
Ngành giáo dục phải thực hiện tốt chức năng tham mưu cho các cấp về nhiệm vụ phát triển sự nghiệp giáo dục trên địa bàn cũng như xây dựng, chỉ đạo kế hoạch phổ cập giáo dục đảm bảo yêu cầu: Kế hoạch phát triển giáo dục gắn bó chặt chẽ và phục vụ tích cực cho các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Tổ chức chỉ đạo nghiệp vụ công tác PCGD chặt chẽ từ khâu điều tra, xử lý số liệu, hoàn thiện các hồ sơ; cập nhật thường xuyên các số liệu. Phải tuyển chọn và làm tốt công tác bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ làm công tác này để có sức khỏe, trách nhiệm, nhiệt tình, có nghiệp vụ vững vàng, tinh thông và ổn định đáp ứng các yêu cầu của công tác phổ cập giáo dục lâu dài.