Nhóm giải pháp tổng thể

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh ninh bình lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở 1998 2007 (Trang 118 - 166)

Nhóm này bao gồm tổng hợp các giải pháp tác động vào những điều kiện tổng thể, những tiền đề chung không thể thiếu để tiến hành xây dựng đời sống văn

hoá ở các cơ sở trong tỉnh. Vì vậy thực hiện tốt những giải pháp này sẽ tạo ra hệ thống đòn bẩy, tạo lập những yếu tố trong quá trình tiếp tục xây dựng có hiệu quả đời sống văn hoá ở cơ sở.

- Giải pháp về nhận thức:

Cần nâng cao hơn nữa hiểu biết về vai trò của văn hoá và đời sống văn hoá ở cơ sở trong cán bộ và nhân dân. Từ đó biến quá trình xây dựng đời sống văn hoá cơ sở trở thành quá trình tự giác, thành hệ thống động cơ đúng đắn của mỗi người.

Tỉnh uỷ cần phải tiếp tục quán triệt trong toàn Đảng bộ, toàn dân, ở tất cả các cấp, các ngành nghề về mục đích, ý nghĩa, nội dung của việc xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở. Nó không chỉ là việc xây dựng đạo đức, văn hoá, lối sống mà còn tác động lớn đến việc phát triển kinh tế - xã hội, chính trị, an ninh quốc phòng trong thời kỳ hội nhập quốc tế và đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Để thực hiện có hiệu quả giải pháp này đòi hỏi các cấp lãnh đạo trong tỉnh, đặc biệt là đội ngũ cán bộ chuyên trách phải thực sự quan tâm đến việc tổ chức học tập, giáo dục, tuyên truyền cho quần chúng nhân dân trong toàn tỉnh những vấn đề về đời sống văn hoá và xây dựng đời sống văn hoá cơ sở. Cán bộ, đảng viên phải gương mẫu trong việc quán triệt những quan điểm của Đảng, cũng như không ngừng tự nâng cao trình độ nhận thức về công tác văn hoá để có đủ khả năng giáo dục, thuyết phục mọi người. Phải làm cho nhân dân ngày một nâng cao hiểu biết về tầm quan trọng của đời sống văn hoá ở cơ sở, nắm vững nội dung xây dựng đời sống văn hoá cơ sở và xây dựng như thế nào. Từ đó xác định thái độ, động cơ, trách nhiệm đúng đắn và hoàn hoàn thành trách nhiệm của mình.

- Giải pháp xây dựng lực lượng:

Giải pháp này đòi hỏi vai trò năng động của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý và cán bộ chuyên trách. Chính vì thế Ninh Bình cần thiết phải có những kế hoạch đào tạo ngắn hạn hoặc dài hạn cho cán bộ văn hoá cốt cán ở cơ sở. Đồng thời cần duy trì và phát triển hình thức gặp mặt, trao đổi kinh nghiệm giữa các cơ sở trong toàn tỉnh để học tập và rút kinh nghiệm. Tỉnh Ninh Bình cũng cần phải giành nhiều sự quan tâm đến vấn đề cán bộ và tổ chức thông tin cơ sở. Trong đó quan trọng nhất là nâng cao chất lượng cho cán bộ làm công tác thông tin ở cấp xã, phường. Nếu

không có lực lượng cán bộ này, hoặc lực lượng cán bộ yếu sẽ khó đảm bảo yêu cầu tổ chức và quản lý các hoạt động văn hoá ở thôn, bản.

Bên cạnh đó, cần phải đưa vai trò quản lý nhà nước của cấp huyện lên một vị trí mới, đủ sức quản lý và chỉ đạo các hoạt động văn hoá trên toàn địa bàn mỗi huyện. Như vậy điều cốt yếu là phải tạo ra được một lực lượng cán bộ giỏi để đảm đương công tác này. Đồng thời cần tổ chức tốt các hình thức tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia vào các phong trào nhằm đẩy mạnh việc xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở. Tiếp tục xây dựng và phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các mô hình tự quản cộng đồng. Cùng với việc vận động rộng khắp, cần đặc biệt coi trọng vai trò nòng cốt của MTTQ tỉnh, Hội Cựu chiến binh, Hội nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và Hội người cao tuổi. Đây sẽ là lực lượng chủ yếu thực hiện xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở.

- Giải pháp phát hiện, xây dựng và nhân điển hình:

Thực chất đây là giải pháp vận dụng hình thức đặc trưng của hoạt động thi đua vào xây dựng đời sống văn hoá cơ sở, xây dựng từ điểm đến diện. Thực hiện tốt giải pháp này sẽ có ý nghĩa to lớn trong việc tạo ra động cơ, thái độ thi đua tích cực trong quá trình xây dựng đời sống văn hoá cơ sở.

Nếu làm tốt việc xây dựng và phát hiện những điển hình, các cơ sở trong toàn tỉnh sẽ rút được nhiều kinh nghiệm, nhân rộng điển hình và củng cố niềm tin. Trong xây dựng đời sống văn hoá cơ sở hiện nay ở Ninh Bình đòi hỏi các cấp, các ngành trong tỉnh phải phát hiện chính xác, kịp thời những cơ sở có kết quả tốt, những gương người tốt, việc tốt, những cách làm đúng đắn, sáng tạo để phổ biến rộng rãi ra toàn tỉnh.

Đồng thời cùng với việc phát hiện điển hình, Đảng bộ và các cấp, các ngành trong tỉnh phải chủ động xây dựng điển hình. Xây dựng từ những mầm mống, khả năng. Cần phải có những biện pháp khuyến khích một cách thoả đáng để phát huy tính tích cực của những điển hình và nhân rộng điển hình. Việc nhân rộng điển hình có thể thông qua nhiều biện pháp như tuyên truyền biểu dương điển hình, tham quan rút kinh nghiệm, thi đua đuổi kịp và vượt điển hình…

Để làm được điều đó, đòi hỏi các cấp lãnh đạo và đội ngũ cán bộ chuyên trách các cấp phải luôn sâu sát với phong trào để kịp thời phát hiện và chủ động bồi dưỡng hạt nhân điển hình.

- Giải pháp thực hiện xã hội hoá:

Cần chú trọng huy động mọi nguồn lực để đầu tư cho văn hoá. Ưu tiên đầu tư cho người nghèo, miền núi, vùng sâu, vùng xa có nhiều khó khăn; đẩy mạnh xã hội hoá văn hoá, giáo dục, y tế, thể dục, thể thao. Vận động nhân dân tham gia đóng góp xây dựng các thiết chế văn hoá xã, phường, thôn bản và các hoạt động văn hoá quần chúng ở cơ sở.

3.3.2.Nhóm giải pháp hành chính – văn hoá

Nhóm giải pháp hành chính văn hóa phản ánh sự xâm nhập lẫn nhau giữa yếu tố văn hoá và yếu tố hành chính trong xây dựng đời sống văn hoá cơ sở ở Ninh Bình. Cụ thể hơn nó là việc đảm bảo tính kế hoạch, tính chuẩn mực và tính hiệu lực của quá trình đó. Thực hiện tốt nhóm giải pháp này tỉnh Ninh Bình có thể tiến hành xây dựng đời sống văn hoá cơ sở một cách khoa học, có tính khả thi và có hiệu lực thực thi cao.

- Đảm bảo tính kế hoạch của quá trình xây dựng đời sống văn hoá cơ sở

Tính kế hoạch cần phải được quán xuyến trong tất cả các khâu: từ lập kế hoạch, điều hành, thực hiện kế hoạch và kiểm tra, tổng kết, rút kinh nghiệm. Trong đó lập kế hoạch là khâu quan trọng trước hết. Trên cơ sở nhận thức rõ những tồn tại, hạn chế trong việc xây dựng đời sống cơ sở những năm qua trong tỉnh, các cấp uỷ Đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở cần phải căn cứ vào tình hình cụ thể của từng cơ sở để dự kiến một kế hoạch tổng thể và khoa học nhất.

Từ kế hoạch tổng thể dài hạn, cụ thể hoá thành những kế hoạch ngắn hạn, những chương trình hành động để đạt được những mục tiêu cụ thể, từng bước tiến tới mục tiêu cơ bản. Đồng thời, cần đưa các chỉ tiêu, nhiệm vụ xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở vào các nghị quyết của các cấp uỷ Đảng, HĐND các cấp; đưa vào kế hoạch của các cấp chính quyền, các ngành, các đoàn thể để chỉ đạo triển khai thực hiện. Đưa dự toán kinh phí triển khai thực hiện vào mục chi ngân sách thường xuyên của các cấp.

Do Ninh Bình không phải là tỉnh thuần nhất về dân tộc và tôn giáo, về điều kiện phát triển kinh tế – xã hội. Nên trong việc lập những kế hoạch mới để thực hiện việc xây dựng đời sống văn hoá cơ sở của tỉnh cần phải tính đến khả năng thực hiện của từng địa phương, cơ sở. Đồng thời dự kiến được những thuận lợi, khó khăn và những biện pháp để phát huy những thuận lợi và khắc phục những khó khăn. Điều đó sẽ đảm bảo được tính linh hoạt và phát huy được tính chủ động, sáng tạo của các cơ sở trong việc xây dựng đời sống văn hoá.

Mặt khác việc thực hiện kế hoạch phải dựa trên sự phân công rõ ràng, tránh sự bao biện, làm thay. Cần thiết phải có những cách làm hợp lý để phát huy tốt khả năng sáng tạo của quần chúng nhân dân và tạo ra bầu không khí thi đua, giúp đỡ lẫn nhau trong việc thực hiện kế hoạch.

Các mặt đảm bảo cho việc thực hiện kế hoạch như kinh phí, cơ sở vật chất – kỹ thuật phải được chuẩn bị chu đáo hơn nữa. Đồng thời cần làm tốt khâu kiểm tra việc tổ chức thực hiện kế hoạch để kịp thời uốn nắn những lệch lạc cũng như biểu dương và khen thưởng kịp thời.

- Đảm bảo tính chuẩn mực và hiệu lực trong quá trình xây dựng đời sống văn hoá cơ sở

Thực chất đây là việc bảo đảm sự thống nhất, nhất quán cả về nội dung và phương thức tiến hành kế hoạch. Trong khi đó vẫn phải bảo đảm sự phát triển phong phú, đa dạng, độc đáo của từng địa phương, cơ sở.

Chuẩn mực về xây dựng đời sống văn hoá cơ sở của Ninh Bình được biểu hiện tập trung trong việc xây dựng và duy trì nếp sống văn hoá. Tạo ra nếp sống, thói quen, phong thái ứng xử văn hoá để từ đó thúc đẩy sự phát triển bền vững, ổn định của đời sống văn hoá cơ sở.

Tính hiệu lực sẽ đảm bảo cho quá trình xây dựng đời sống văn hoá cơ sở của Ninh Bình từ “khả thi” trở thành có hiệu lực thực thi cao.

- Tổ chức thực hiện tốt công tác thi đua – khen thưởng:

Phải tổ chức tốt các hình thức phát động, đăng ký và giao ước thi đua, kịp thời biểu dương, khen thưởng các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc. Giữ vững và phát huy danh hiệu gia đình văn hoá, làng văn hoá, khu phố văn hoá, cơ quan,

đơn vị văn hoá, doanh nghiệp có đời sống văn hoá tốt là nhiệm vụ trọng tâm của công tác thi đua, khen thưởng. Mở rộng hình thức biểu dương và khen thưởng đối với các gia đình văn hoá, lang văn hoá, khu phố văn hoá giữ vững và phát huy tốt danh hiệu văn hoá nhiều năm liên tục. Đối với danh hiệu cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp... đạt tiêu chuẩn có đời sống văn hoá tốt cũng phải được Ban chỉ đạo cấp huyện và cấp tỉnh công nhận hàng năm.

Xét đến cùng xây dựng đời sống văn hoá tốt đẹp, lành mạnh ở các cơ sở là nhằm đáp ứng những nhu cầu và lợi ích sát sườn của quần chúng nhân dân. Nhưng không phải mọi người dân đều nhận thức được điều đó. Mặt khác giữa lợi ích chung của tập thể, cộng đồng với nhu cầu, lợi ích riêng của mỗi cá nhân không phải mọi lúc, mọi nơi đều phù hợp một cách hoàn toàn với nhau. Vì vậy để xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở một cách có hiệu quả, tỉnh Ninh Bình cần phải duy trì việc thực hiện các biện pháp kết hợp: Khen thưởng – kỷ luật, biểu dương – uốn nắn, thuyết phục – bắt buộc, giáo dục – hành chính.

Chính giải pháp này sẽ tạo ra động lực hết sức quan trọng để tăng cường vai trò lãnh đạo, quản lý; sự năng động của các cơ quan và cán bộ chuyên trách; phát huy vai trò sáng tạo của quần chúng nhân dân, khắc phục tình trạng “giỏi không ai khen”, “dở không ai chê” dẫn đến trung bình chủ nghĩa.

Ngoài giải pháp tổng thể và giải pháp hành chính - văn hoá, để thực hiện tốt hơn nữa việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, tỉnh Ninh Bình cũng cần triển khai việc kiểm kê và đánh giá những hoạt động văn hoá mà nhân dân đang triển khai ở các cơ sở. Mục đích chủ yếu của việc này là sớm có những đánh giá, tổng kết, mở ra hướng đi cho từng lĩnh vực một. Có thể phân loại như sau:

+ Sinh hoạt văn hoá trong phạm vi gia đình, họ tộc (như họp mặt ngày Tết, mừng họp mặt gia đình, mừng thọ…)

+ Tham gia các ngành nghề kinh doanh, dịch vụ như: cho thuê sách báo, băng nhạc đĩa hình, các tụ điểm vui chơi, karaoke, trò chơi điện tử…

+ Sinh hoạt biểu diễn và sáng tạo nghệ thuật. Bao gồm các câu lạc bộ thơ ca, khu sinh hoạt văn hoá…

+ Các nhóm rèn luyện thân thể như câu lạc bộ dưỡng sinh, câu lạc bộ võ thuật, nhóm chọi gà, cờ tướng, thả diều…

+ Nhóm sinh hoạt tinh thần của đồng hương, đồng nghiệp, đồng khoá.

+ Các lễ hội dân gian gắn với đình chùa, miếu mạo và các hội thi mang tính phong trào.

Từ việc phân loại đó để có được những đánh giá cụ thể cho từng loại hình, xác định những tiêu chuẩn, những chính sách cụ thể để hoạt động văn hoá mang tính quần chúng đi đúng hướng, lành mạnh và ngày càng phát triển.

Mặt khác, Ninh Bình cần có những giải pháp cụ thể để phát triển khoa học kỹ thuật, nâng cao tiềm lực kinh tế; tạo đựơc nhiều công ăn việc làm cho người lao động trong tỉnh, tiến tới đảm bảo được đời sống vật chất của nhân dân; tạo điều kiện để xây dựng các thiết chế văn hoá cơ sở. Đồng thời đẩy mạnh phát triển giáo dục, nâng cao mặt bằng dân trí và ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng của người dân.

Một điều hết sức cần thiết và có ý nghĩa quan trọng quyết định là phải không ngừng nâng cao hơn nữa vai trò lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh trong việc xây dựng đời sống văn hoá cơ sở. Giải pháp này đảm bảo việc xây dựng đời sống văn hoá của tỉnh Ninh Bình đi đúng đường hướng chính trị, thực hiện tốt chức năng, đặc thù của văn hoá và giữ vững trận địa tư tưởng, chống “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng văn hoá. Đặc biệt là xây dựng bản lĩnh chính trị và trí tuệ của đội ngũ đảng viên là những hạt nhân nòng cốt trong việc thực hiện xây dựng đời sống văn hoá cơ sở. Phải phát huy tinh thần “sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật” trong cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Muốn đạt được điều đó, Đảng bộ tỉnh Ninh Bình cần phải có những chương trình, kế hoạch để nâng cao nhận thức và hiểu biết cho đảng viên và nhân dân về hiến pháp và pháp luật của Nhà nước. Phải đẩy mạnh việc tuyên truyền, thực hiện hiến pháp và pháp luật của nhà nước với việc thực hiện việc xây dựng, thực hiện những quy ước tự nguyện như hương ước làng xã, phố văn minh. Đồng thời đối với những hoạt động văn hoá mang tính xã hội hoá rộng, cần phối hợp tốt giữa ngành văn hoá với các ban ngành đoàn thể, MTTQ mới mang lại hiệu quả cao.

Tóm lại, để nâng cao hiệu quả xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, phát huy những mặt mạnh, khắc phục những mặt yếu, Đảng bộ và nhân dân Ninh Bình phải biết kết hợp sức mạnh của việc sáng tạo những giá trị văn hoá tiên tiến, những hình thái hoạt động đa dạng, phong phú và các quan hệ văn hoá tốt đẹp với việc bài trừ những yếu tố độc hại, những âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch trên mặt trận văn hoá. Đó là mối quan hệ biện chứng giữa “xây” và “chống” trong quá trình xây dựng đời sống văn hoá cơ sở. Phải làm thế nào để các hoạt động văn hoá ở cơ sở chủ yếu do nhân dân tự đảm nhiệm và đóng góp nguồn lực, đủ khả năng tự gánh vác các hoạt động trên địa bàn, phù hợp với điều kiện kinh

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh ninh bình lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở 1998 2007 (Trang 118 - 166)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)