hoá
Làng văn hoá là một khái niệm hiện nay chưa có sự thống nhất về mặt thuật ngữ. Do cách gọi của các địa phương chưa thống nhất nên có nơi gọi là làng văn hoá, có nơi gọi là thôn văn hoá, ấp văn hoá, bản văn hoá... Tuy nhiên chúng ta có thể hiểu làng văn hoá là một thể chế văn hoá xã hội ở một địa bàn nhất định có những đặc trưng về truyền thống, về hoàn cảnh địa lý, về ngôn ngữ về phong tục tập quán, về tính chất công việc, cùng nhau thực hiện một quy ước chung nhằm không ngừng nâng cao đời sống văn hoá tính thần của các thành viên theo một lý tưởng xã hội tiên tiến.
Xây dựng làng văn hoá là thực hiện một cách cụ thể, thiết thực và sinh động chủ trương của Đảng được ghi trong NQTƯ 5 (khoá VIII): “Nghiên cứu và giáo dục sâu rộng những đạo lý tốt đẹp do cha ông để lại”; “Khuyến khích nhân dân lao động tham gia sự nghiệp văn hoá trên cả hai mặt sáng tạo và hưởng thụ”....Vì vậy việc xây dựng làng văn hoá trở thành một trong những biện pháp nhằm thực hiện chiến lược con người và chiến lược văn hoá của Đảng và Nhà nước ta.
Trong Chương trình hành động số 07-CTr/TU ngày 23/09/1998 của Tỉnh ủy Ninh Bình đã chỉ rõ đối với việc xây dựng đời sống văn hóa thì trọng tâm là “tạo ra ở các đơn vị cơ sở (gia đình, làng, bản, khu phố, cơ quan, doanh nghiệp, trường học…) đời sống văn hóa lành mạnh, đáp ứng nhu cầu văn hóa đa dạng của các tầng lớp nhân dân”[107, tr.6]. Vì vậy phải “đẩy mạnh phong trào xây dựng làng, xã, phố, phường văn hóa”[107, tr. 6].
Tỉnh ủy đã chỉ đạo Sở văn hóa Thông tin ban hành và phổ biến rộng rãi những tiêu chuẩn để công nhận làng văn hóa theo đúng Quy chế công nhận Gia đình văn hóa, làng văn hóa, khu phố văn hóa (được ban hành kèm theo Quyết định số 01/2002/QĐ – BVHTT ngày 02/01/2002 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin). Theo đó, việc xây dựng làng, bản, khu phố văn hoá của tỉnh cũng có những tiêu chuẩn hết sức rõ ràng là:
* Có đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển: Có từ 80% hộ gia đình trở lên có đời sống kinh tế ổn định, nhiều hộ gia đình giầu, dưới 5% hộ gia đình nghèo và không có hộ gia đình đói.
* Có đời sống văn hoá tinh thần lành mạnh, phong phú; Có các thiết chế văn hóa, giáo dục, y tế phù hợp, có đội văn nghệ quần chúng, tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí thường xuyên; Thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và sinh hoạt cộng đồng, không có tệ nạn xã hội, không tàng trữ và sử dụng văn hóa phẩm thuộc loại cấm lưu hành; Có từ 80% hộ gia đình trở lên được công nhận là gia đình văn hóa.
* Có môi trường cảnh quan sạch đẹp
* Có khu vui chơi, giải trí và hoạt động văn hoá thể thao
* Thực hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước theo Chỉ thị 24/1998 – CT –TTg ngày 19/06/1998 của Thủ tướng Chính phủ.
Đối với các tiêu chuẩn công nhận khu phố văn hóa về cơ bản cũng giống như những tiêu chuẩn để công nhận làng văn hóa. Tuy nhiên có một số chỉ tiêu cao hơn như phải có 90% hộ gia đình trở lên có đời sống kinh tế ổn định, có từ 90% hộ gia đình trở lên được công nhận là gia đình văn hóa, 100% hộ gia đình được sử dụng nước sạch và vệ sinh môi trường.
Đối với các làng, bản ở các huyện miền núi của tỉnh, những chỉ tiêu công nhận làng, bản văn hóa cũng có một số điều chỉnh. Chẳng hạn như: làng, bản đó có 60% hộ gia đình trở lên có đời sống kinh tế ổn định, có 60% hộ gia đình trở lên được công nhận là gia đình văn hóa, và có từ 60% hộ gia đình trở lên được sử dụng nước sạch và có nhà tắm, hố xí hợp vệ sinh.
Để đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng làng văn hóa, thôn, bản, phố phường văn hóa, tỉnh Ninh Bình đã thực hiện những kế hoạch cụ thể. BCĐ phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” cấp tỉnh, huyện và xã đã chỉ đạo thành lập ở mỗi thôn, làng, bản, khu phố một BCĐ riêng gồm đại diện chi bộ Đảng, UBND (thường là Trưởng thôn, bản, Tổ trưởng tổ dân phố), MTTQ, Hội phụ lão,
Đoàn thanh niên, Hội hưu trí, Hội Cựu chiến binh,… BCĐ do ông Trưởng thôn, bản, Tổ trưởng tổ dân phố làm trưởng ban. Các BCĐ tổ chức tuyên truyền giới thiệu mục đích yêu cầu xây dựng làng, bản văn hoá, khu phố văn hóa nhằm khơi dậy ý thức tự hào, tinh thần trách nhiệm xây dựng quê hương của mỗi người dân, gia đình, dòng họ. Đồng thời từng thôn, bản, khu phố lập Ban biên soạn và tổ chức biên soạn quy ước làng văn hoá. Đó chính là những hương ước, quy ước được thành lập theo quy chế dân chủ cơ sở. Bản hương ước đó quy định rõ trách nhiệm và quyền lợi của mỗi thành viên trong làng (thôn, bản) trước yêu cầu xây dựng, quản lý kinh tế, xã hội ở địa phương và nghiêm chỉnh thực hiện luật pháp của Nhà nước.
Việc công nhận làng, bản, khu phố văn hoá cũng được tiến hành từ cấp xã, phường. Sau 2 năm tiến hành đăng ký xây dựng làng, bản, khu phố văn hóa, cấp xã, phường sẽ đối chiếu với các tiêu chuẩn và tự chấm điểm đề xuất công nhận các làng, bản, khu phố văn hoá lên cấp huyện, thị. Đối với cấp huyện thị, hàng năm sẽ tổ chức thanh tra, kiểm tra các làng bản, khu phố văn hoá do cấp xã, phường đề xuất để chứng nhận gửi danh sách lên cấp tỉnh đề nghị phong tặng danh hiệu làng, bản, khu phố văn hoá cấp tỉnh. Cấp tỉnh sẽ thanh tra, kiểm tra lại lần nữa và tiến hành phong tặng danh hiệu làng, bản, khu phố văn hoá cấp tỉnh. Đối với những làng văn hóa và khu phố văn hóa có 5 năm liên tục trở lên được UBND tỉnh là làng văn hóa, khu phố văn hóa sẽ được UBND tỉnh xem xét và đề nghị Trung ương khen thưởng làng văn hóa và khu phố văn hóa xuất sắc.
Còn đối với cơ quan, đơn vị trong tỉnh, các tiêu chuẩn để xét công nhận danh hiệu cơ quan, đơn vị văn hoá bao gồm: Việc thực hiện tốt nhiệm vụ kinh tế, nhiệm vụ chính trị; thực hiện tốt các vấn đề văn hoá - xã hội; Có môi trường cảnh quan sạch đẹp; thực hiện nghiêm túc chủ trương đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước. BCĐ phong trào đều đưa xuống cơ sở bảng chấm điểm cho đơn vị đạt tiêu chẩn “cơ quan, đơn vị văn hoá” cấp tỉnh. BCĐ tỉnh chỉ xem xét, đề nghị với UBND tỉnh công nhận danh hiệu “Cơ quan văn hoá” khi có tổng số điểm từ 45 điểm trở lên và không có tiêu chí nào bị điểm 0. (Xem chi tiết ở phụ lục 4).
Việc xét công nhận danh hiệu trường học văn hoá cấp tỉnh cũng được tiến hành tương tự như đối với việc xét công nhận cơ quan, đơn vị văn hoá. Sau khi đảm
bảo đủ tiêu chuẩn về sự trong sạch, vững mạnh; có môi trường cảnh quan sạch đẹp; có sinh hoạt văn hoá, văn nghệ thể thao thường xuyên, có 80% gia đình giáo viên được công nhận là gia đình văn hoá; BCĐ phong trào cung cấp bảng chấm điểm chi tiết cho các trường học đăng ký xây dựng trường học văn hoá. BCĐ cũng chỉ xem xét và đề nghị với UBND tỉnh công nhận danh hiệu “Trường học văn hoá” khi có số điểm đạt từ 45 điểm trở lên và không có tiêu chí nào bị điểm 0.( Xem chi tiết ở phụ lục 5).
Trong Chương trình hành động số 19 – CTr/TU, ngày 03/09/2004, Tỉnh ủy đã đặt ra những chỉ tiêu cụ thể để phấn đấu đến năm 2010 phải đạt:
* 60% thôn, xóm, phố, bản, làng được công nhận thôn, xóm, phố bản làng văn hóa.
* 70% cơ quan, trường học được công nhận là cơ quan, trường học văn hóa. Hướng dẫn số 245/HD BCĐ ngày 30/05/2006 của BCĐ Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa cũng nêu rõ mục tiêu: phấn đấu đến năm 2010 “80% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp… đạt danh hiệu cơ quan, đơn vị văn hóa” [141, tr. 2]. Vì vậy, BCĐ tỉnh đã chỉ đạo cho các BCĐ cấp huyện, thị xã phải có kế hoạch phổ biến thường xuyên nội dung các tiêu chuẩn công nhận cơ quan, đơn vị văn hóa đến các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn. Đồng thời từng bước nâng cao chất lượng các tiêu chí, nội dung tiêu chuẩn cơ quan, đơn vị văn hóa hàng năm.
Riêng đối với các huyện, thị có vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, vùng đồng bào có đạo phải dựa trên cơ sở những quy định về tiêu chuẩn công nhận danh hiệu làng, thôn, bản, phố, cơ quan, trường học văn hóa để xây dựng các tiêu chí cụ thể, phù hợp với điều kiện khách quan về kinh tế - xã hội của địa phương.
BCĐ các huyện, thị xã cũng đã đặc biệt chú ý và làm tốt việc biểu dương, khen thưởng kịp thời những cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong phong trào ở địa phương (đối với làng, bản, phố, cơ quan, đơn vị, trường học văn hóa).
Trong Chương trình hành động thực hiện chiến lược xây dựng gia đình Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1619/2006/QĐ –
UBND ngày 08/08/2006 của UBND tỉnh Ninh Bình) đã nhấn mạnh đến việc “đẩy mạnh xây dựng làng, xã văn hóa” [140, tr.7]. Đồng thời hướng đến mục tiêu đạt được vào cuối năm năm 2008 là “70% số làng, xã được công nhận văn hóa”[140, tr.14]. UBND tỉnh đã quyết định chi kinh phí thực hiện công tác xây dựng gia đình văn hóa, làng, xã văn hóa là 50.000.000 đồng.
Như vậy, việc xây dựng làng, bản, phố phường văn hoá, cơ quan, trường học văn hoá đã được triển khai rộng khắp trong toàn tỉnh và có ý nghĩa tích cực trong xây dựng nếp sống văn minh, lối sống có văn hóa ở các cơ sở trong tỉnh.
2.3.3.4. Xây dựng các thiết chế văn hoá cơ sở.
Văn hoá bao giờ cũng là những biểu thị của các giá trị xã hội, trong đó có những giá trị chính trị mang tính thời đại. Tỉnh Ninh Bình đã có nhiều cố gắng lớn để xây dựng và hoàn thiện các thiết chế văn hoá ở cơ sở như hệ thống nhà văn hoá, thư viện, bảo tàng, đội thông tin cơ sở; Đồng thời Ninh Bình cũng hy vọng bằng mạng lưới thiết chế văn hoá này, nhân dân sẽ được hưởng thụ những giá trị văn hoá một cách thường xuyên, trực tiếp và cũng qua đó các giá trị văn hoá mới sẽ được phổ biến, tiếp nhận rộng rãi ở mọi nơi, mọi tầng lớp nhân dân.
Ngay từ năm 1998, trong Chương trình hành động số 07 CTr/TU ngày 23/09/1998 về thực hiện NQTƯ 5 (khóa VIII) “Về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc”, Tỉnh uỷ Ninh Bình đã nhấn mạnh phải “phát triển và không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động của các thiết chế văn hoá cơ sở. Chú trọng xây dựng các công trình văn hoá, nơi vui chơi, giải trí, hoạt động thể dục thể thao ở cơ sở, phấn đấu các xã, thôn, phường, phố đều có nơi sinh hoạt văn hoá, câu lạc bộ, vui chơi, giải trí với quy mô và hình thức thích hợp. Các huyện, thị xã có nhà văn hoá, thư viện và các tụ điểm, trung tâm văn hoá” [107, tr.6]. Tỉnh uỷ cũng nhấn mạnh nên “tăng cường nguồn lực để phát triển văn hoá; thực hiện xã hội hoá hoạt động văn hoá. Ngoài nguồn ngân sách nhà nước cấp hàng năm theo nhịp độ tăng trưởng kinh tế, khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng các thiết chế văn hoá như công viên, tụ điểm vui chơi, thể thao …” [107, tr. 6].
Ngay sau đó, UBND tỉnh Ninh Bình đã cụ thể hoá Chương trình hành động của Tỉnh uỷ, lên kế hoạch, biện pháp để điều hành và tổ chức thực hiện. Tỉnh uỷ đã chỉ đạo cho các ban ngành chức năng, nhất là Ban tuyên giáo, Sở Văn hoá Thông tin và MTTQ triển khai từ tỉnh xuống cơ sở Chương trình hành động của Tỉnh uỷ và Kế hoạch của UBND tỉnh.
Trong suốt thời gian từ 1998 – 2003, Tỉnh uỷ Ninh Bình đã chỉ đạo cho các Ban, ngành chức năng trong tỉnh tiếp tục đầu tư và có những hỗ trợ nhất định để phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các thiết chế văn hoá. Việc đầu tư xây dựng và hoàn chỉnh các hạng mục công trình phục vụ cho nhu cầu vui chơi giải trí cho nhân dân, nhất là cho thanh thiếu nhi và cán bộ hưu trí đã được quán triệt thực hiện trong toàn tỉnh. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ và sự chỉ đạo của HĐND, UBND tỉnh, Huyện uỷ, HĐND, UBND các huyện, thị xã đã ban hành các văn bản, chỉ thị, nghị quyết về xây dựng thiết chế văn hoá cơ sở. Đồng thời chỉ đạo các ban ngành chức năng xây dựng quy hoạch và xây dựng cải tạo nâng cấp Nhà Văn hoá Thông tin huyện, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện xây dựng nhà văn hóa ở cấp xã, thôn, xóm, phố và gắn kết việc xây dựng làng văn hoá với xây dựng nhà văn hoá ở địa bàn dân cư. Hàng năm, UBND các huyện, thị trong toàn tỉnh đều trích ngân sách hỗ trợ cho thôn, xóm, phố xây dựng nhà văn hoá, xây dựng sân thể thao, điểm vui chơi gắn với nhà văn hoá. Mặt khác, mỗi địa phương, cơ sở phải lên kế hoạch để xây dựng thư viện và nhà truyền thống, phát triển mạng tủ sách và phòng đọc ở các cơ sở, đặc biệt là các phường, phố và ở từng cơ quan, đơn vị. Chú ý đúng mức đến công tác tu bổ di tích, danh thắng và bảo tồn, bảo tàng.
Tỉnh uỷ và UBND tỉnh nhấn mạnh đến việc tăng cường hơn nữa vai trò và hiệu lực quản lý Nhà nước về văn hoá, từ công tác quy hoạch đến đầu tư xây dựng các điểm vui chơi, giải trí, công tác cấp giấy phép hoạt động dịch vụ văn hoá để kịp thời chấn chỉnh những biểu hiện và hành vi vi phạm pháp luật.
Tỉnh uỷ cũng yêu cầu nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động của Báo Ninh Bình, Đài phát thanh và truyền hình tỉnh. Tăng cường đầu tư và nâng cao chất lượng hoạt động của các thiết chế văn hoá, đặc biệt là thiết chế văn hoá cơ sở. “Phấn đấu
đến hết năm 2005, 50% thôn, bản, tổ dân phố có nhà sinh hoạt cộng đồng và sân bãi cho hoạt động văn hoá, thể thao”[109, tr. 15].
Đồng thời, cũng từ năm 2004 - 2010, tỉnh Ninh Bình đã đưa ra những chỉ tiêu cụ thể để hoàn thiện dần thiết chế văn hoá ở cơ sở. Theo đó, “100% xã, phường, thị trấn có quy hoạch đất để xây dựng công trình văn hoá, thể thao. Trong đó 60% xã, phường, thị trấn xây dựng được nhà văn hoá; 100% thôn, xóm, phố, bản, làng có điểm sinh hoạt văn hoá; 100% huyện, thị xã có nhà văn hoá, thư viện và sân vận động thể dục; 50% huyện, thị xã có nhà văn hoá thiếu nhi … và cơ bản hoàn thành các dự án bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị của các khu di tích lịch sử, văn hoá” [107, tr. 5].
Tỉnh cũng đã nhấn mạnh đến việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phát triển hệ thống thông tin đại chúng. Trong đó, tập trung vào củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của Báo Ninh Bình và Đài Phát thanh và Truyền hình Ninh Bình để ra Báo hàng ngày và có thiết bị sản xuất chương trình truyền hình trực tiếp phục