Triển khai thực hiện cuộc vận động phong trào “Toàn dân đoàn kết xây

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh ninh bình lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở 1998 2007 (Trang 67 - 69)

2.3.3. Triển khai thực hiện cuộc vận động phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” xây dựng đời sống văn hoá”

Để đẩy mạnh hơn nữa việc xây dựng đời sống văn hoá cơ sở và hưởng ứng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, Đảng bộ tỉnh Ninh Bình đã chính thức phát động thực hiện rộng rãi cuộc vận động này.

Mục đích chủ yếu của cuộc vận động là tạo sự chuyển biến về nhận thức trong cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân trong tỉnh về vai trò, vị trí của văn hoá và nhân tố con nguời đối với sự nghiệp CNH, HĐH. Giữ gìn và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống, bảo tồn có chọn lọc những phong tục tập quán tốt đẹp của các địa phương trong tỉnh. Đồng thời loại bỏ dần những cái xấu, cái lỗi thời, lạc hậu, hình thành dần những tập quán mới văn minh, sống và làm việc theo pháp luật. Huy động mọi nguồn lực của tỉnh tham gia vào các hoạt động sáng tạo và xây dựng đời sống văn hoá, tạo điều kiện cho các hoạt động văn hóa phát triển, nâng cao dần mức hưởng thụ văn hoá của nhân dân.

Ngày 25/09/1998, BCĐ phong trào của tỉnh đã được thành lập, gồm đại diện của UBND, UBMTTQ, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Liên đoàn Lao động tỉnh, Sở Văn hoá Thông tin, Sở Giáo dục và Đào tạo. Sở Văn hoá Thông tin là cơ quan thường trực của phong trào, trực tiếp thực hiện những nhiệm vụ của phong trào. Để đẩy mạnh hơn nữa cuộc vận động, UBND tỉnh Ninh Bình đã ra các Quyết định số 867/QĐ – UB ngày 19/06/2000, Quyết định số 994/QĐ – UB ngày 13/07/2000 và Quyết định số 1830/QĐ-UB ngày 04/08/2004 về việc kiện toàn BCĐ cuộc vận động phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” tỉnh Ninh Bình. Ông Nguyễn Tiến Thành – Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban. Ngày 27/10/2008, UBND tỉnh đã ra Quyết định số 1960 QĐ/ UBND tiếp tục kiện toàn BCĐ cuộc vận

động phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” của tỉnh. Ông Trần Hữu Bình – Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban.

BCĐ cuộc vận động phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” của tỉnh có nhiệm vụ tham mưu cho Tỉnh uỷ, UBND tỉnh từng bước xây dựng các chương trình, kế hoạch; phối hợp chặt chẽ với MTTQ tỉnh để chỉ đạo các cấp, các ngành, các đoàn thể, và các cơ quan thông tin đại chúng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền và vận động nhân dân thực hiện tốt phong trào trên địa bàn toàn tỉnh. Sở văn hoá Thông tin cũng chủ động đưa ra những kế hoạch, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc, các phòng Văn hoá Thông tin các huyện, thị xã và hướng dẫn BCĐ các xã, phường, thị trấn thực hiện các tiêu chuẩn, quy trình đăng ký, bình xét công nhận danh hiệu gia đình văn hoá, làng, khu phố, cơ quan, trường học văn hoá. BCĐ được sử dụng con dấu của Sở văn hoá Thông tin và kinh phí hoạt động của BCĐ được dự toán trong ngân sách hàng năm của Sở văn hoá Thông tin.

Sau khi được thành lập và kiện toàn, BCĐ tỉnh đã kịp thời đã ban hành các Hướng dẫn thực hiện các Chương trình của Trung ương và của Tỉnh ủy như: Hướng dẫn số 245/HD – BCĐ hướng dẫn thực hiện Chương trình số 670/CTr của BCĐ Trung ương về đẩy mạnh Phong trào: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” giai đoạn 2006 – 2010; Hướng dẫn số 2062/HD – BCĐ hướng dẫn về hình thức, đối tượng và tiêu chuẩn khen thưởng trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” và một số văn bản khác.

Những nội dung của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” được tiến hành ở cơ sở của tỉnh bao gồm các nội dung chủ yếu như sau:

- Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. - Xây dựng gia đình văn hoá

- Xây dựng làng, bản, phố phường văn hoá, cơ quan, trường học văn hoá. - Phong trào xoá đói giảm nghèo làm giàu hợp pháp.

- Xây dựng các thiết chế văn hoá cơ sở.

BCĐ tỉnh cũng đã có sự phân công cụ thể các thành viên trong BCĐ và các cấp, các ngành, các đoàn thể để phối hợp chỉ đạo, triển khai thực hiện phong trào. Điển hình như Ngành Văn hoá Thông tin với phong trào “Xây dựng gia đình văn

hoá, làng văn hoá, khu phố văn hoá” và phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”; Ngành Giáo dục với phong trào “Xây dựng trường học văn hoá”; Mặt trận Tổ quốc với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”; Liên đoàn Lao động tỉnh với phong trào “Xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hoá”; Hội phụ nữ tỉnh với phong trào “Nuôi con khoẻ, dạy con ngoan”; Hội đồng nông dân với phong trào “Xây dựng gia đình nông dân làm kinh tế giỏi”... BCĐ tỉnh cũng phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Sở Tài nguyên và môi trường, Sở Xây dựng, Sở kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính đã triển khai thực hiện có hiệu quả các kế hoạch của UBND tỉnh trong việc xây dựng các thiết chế văn hoá ở cơ sở.

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh ninh bình lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở 1998 2007 (Trang 67 - 69)