Bệnh tích đại thể trên chuột thí nghiệm

Một phần của tài liệu thử nghiệm khả năng điều trị bệnh do escherichia coli của lá cỏ lào (chromolaena odorata) trên chuột bạch (mus musculus domesticus) (Trang 40 - 43)

Sau 7 ngày điều trị tất cả chuột thí nghiệm đều được mổ khám. Bệnh tích đại thể của chuột khi mổ được thể hiện qua bảng 4.4.

Bảng 4.4: Tần suất xuất hiện bệnh tích trên chuột (N=28)

Loại bệnh tích

Số lượng (n) và tỷ lệ (%) chuột biểu hiện bệnh tích Trung bình NT ĐT (%) NT1 NT2 NT3 ĐC n % n % n % n % Lách to hơn 3 60 4 50 4 40 3 60 50

Dạ dày teo hoặc mỏng hơn 3 60 3 37,5 4 40 4 80 45,8

Thận bị hoại tử 2 40 2 25 2 20 2 40 28,3

Ruột (đặc biệt là manh tràng) chướng hơi và thành ruột rất mỏng.

2 40 2 25 1 10 3 60 25

Gan bị xuất huyết điểm 1 20 1 12,5 1 10 1 20 14,2

Chú thích: n: số lượng chuột thể hiện bệnh tích.

N: tổng chuột sống, trong đó NT1: 5; NT2: 5; NT3: 8; NT ĐC: 10 Tỷ lệ (%)=số lượng chuột thể hiện bệnh tích/số chuột sống ở mỗi NT.

Bệnh tích xuất hiện chủ yếu ở ruột, dạ dày, lách gan và thận, không ghi nhận được bệnh tích ở phổi và tim. Bệnh tích trung bình ở NT điều trị chiếm tỷ lệ cao nhất là lách to hơn bình thường (50%), trong đó NT3 chiếm tỷ lệ thấp nhất (40%); dạ dày teo hoặc mỏng hơn (45,8%), trong đó NT2 và NT3 chiếm tỷ lệ thấp (40%);

30

kế đến là thận bị hoại tử (28,3%), trong đó NT3 chiếm tỷ lệ thấp nhất (20%); ruột bị chướng hơi, thành ruột mỏng (25%), trong đó NT3 chiếm tỷ lệ thấp nhất (10%). Bệnh tích này phù hợp với kết quả của Krystle (2011) kết luận chuột bị nhiễm E. coli tập trung chủ yếu suốt đoạn ruột già và ruột non gây viêm đại tràng. Bên cạnh

đó bệnh tích này cũng giống với kết luận của Adruew et al. (1972) tiêm E. coli vào dạ dày chuột sơ sinh thì ruột non phình ra chứa một chất lỏng trong suốt (sau 4 giờ tiêm). Cuối cùng là gan bị xuất huyết là bệnh tích có tần suất thấp (14,2%), trong đó NT3 chiếm tỷ lệ thấp nhất (10%). Kết quả này cho thấy sau khi điều trị, một số chuột không chết nhưng thể hiện bệnh ở dạng mãn tính hoặc dần dần phục hồi. Khi so sánh hiệu quả điều trị giữa các nghiệm thức thấy rằng ở NT3 (1,5 g/kgP) có hiệu quả điều trị cao nhất.

Kết quả mổ khám cho thấy bệnh tích ở các NT điều trị xuất hiện với tần suất thấp hơn so với NT đối chứng, trong đó NT3 có phần giảm đáng kể nhất. Điều này cho thấy cao Cỏ lào có tác dụng tốt trên chuột điều trị đặc biệt là đối với liều dùng 1,5 g/kgP, mặc dù chuột không hết bệnh hoàn toàn nhưng với kết quả trên đã chứng tỏ cao Cỏ lào cũng làm giảm các bệnh tích trong nội tạng.

Sau đây là một số hình ảnh về bệnh tích của chuột thí nghiệm sau điều trị và đối chứng.

Hình 15 : Lách chuột

31

Hình 15 cho thấy lách chuột bị nhiễm E. coli lớn hơn lách đã điều trị nhiều

lần.

Hình 16 là hình ảnh thận điều trị đã bình thường trong khi thận bị nhiễm E.

coli ở lô đối chứng bị tích nước, nhạt màu. Điều này cho thấy thận tích nước, nhạt

màu không phải do tác động của cao cỏ lào mà do E. coli.

Hình 17: Dạ dày chuột

Hình 17 cho thấy dạ dày chuột bị nhiễm E. coli bị teo nhỏ và ở lô điều trị to hơn nhưng vẫn nhỏ hơn so với dạ dày bình thường. Điều này chứng tỏ dạ dày bị teo là bệnh tích biểu hiện với tần suất lớn xảy ra ở cả lô đối chứng và lô điều trị do độc tố vi khuẩn tác động lên dạ dày.

Hình 18: Manh tràng chuột

Hình 18 là manh tràng của chuột đã điều trị bằng cao Cỏ lào và chuột bị nhiễm

E. coli, chuột bị nhiễm bệnh thì manh tràng thường chứa nhiều hơi và biểu mô ruột

rất mỏng. Kết quả này cũng gần giống với Ayman Mariri (2008) cho rằng E. coli

32 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 19: Gan chuột bị xuất huyết do bị nhiễm E. coli và gan chuột giảm xuất huyết sau điều trị so với gan bình thường

Một phần của tài liệu thử nghiệm khả năng điều trị bệnh do escherichia coli của lá cỏ lào (chromolaena odorata) trên chuột bạch (mus musculus domesticus) (Trang 40 - 43)