Sau khi điều trị, số chuột còn sống và khỏi bệnh được tổng kết và trình bày qua bảng 4.3.
Bảng 4.3: Tỷ lệ chuột sống sau khi điều trị (%) (N=12)
Chỉ tiêu ĐC NT1 NT2 NT3 n % n % n % n % Tỷ lệ chuột sống Sau 1 ngày 6 50,0b 7 58,3b 9 75ab 11 91,7a Sau 2 ngày 5 41,7b 5 41,7b 8 75ab 10 83,3a Sau 3 ngày 5 41,7b 5 41,7b 8 75ab 10 83,3a Sau 4 ngày 5 41,7b 5 41,7b 8 75ab 10 83,3a Sau 5 ngày 5 41,7b 5 41,7b 8 75ab 10 83,3a Sau 6 ngày 5 41,7b 5 41,7b 8 75ab 10 83,3a Sau 7 ngày 5 41,7b 5 41,7b 8 75ab 10 83,3a Tỷ lệ khỏi bệnh 5 41,7b 5 41,7b 8 75ab 10 83,3a
Trị số trên cùng hàng có số mũ khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05) - n: số lượng chuột sống.
- N: tổng số lượng chuột.
Ở nghiệm thức đối chứng, không cho chuột uống cao Cỏ lào, tỷ lệ chuột còn sống sau 7 ngày theo dõi là 41,7% (tỷ lệ sống dưới 50%). Ở nghiệm thức thứ 1, cho chuột uống cao với liều 0,5 g/kgP thì tỷ lệ chuột sống sau 7 ngày điều trị là 41,7% (tỷ lệ sống dưới 50%). Đối với nghiệm thức thứ 2, chuột uống cao với liều 1,0 g/kgP thì tỷ lệ chuột khỏi bệnh sau 7 ngày điều trị là 75% (tỷ lệ khỏi bệnh trên 50%). Cuối cùng là nghiệm thức thứ 3, cho chuột uống cao với liều 1,5 g/kgP thì tỷ
29 lệ chuột khỏi bệnh sau điều trị đến 83,3%.
Qua bảng 4.3 cho thấy cao Cỏ lào có tác dụng tốt trong điều trị chuột bị nhiễm E. coli. Trong đó NT3 có hiệu quả điều trị cao nhất (83,3%), kế đến là NT2 (75%), cuối cùng là NT1 hiệu quả điều trị không cao (41,7%), kết quả này tương đương với nghiệm thức đối chứng (41,7%). Tuy nhiên, ở NT1 chuột chết chậm hơn so với đối chứng do cao Cỏ lào có thể kiềm hãm nhẹ được vi khuẩn E. coli. Sự khác nhau về hiệu quả điều trị giữa các nghiệm thức là do khác nhau về nồng độ cao Cỏ lào cho chuột uống. NT3 có hiệu quả cao nhất do chuột uống liều cao (1,5 g/kgP), do đó cao đủ khả năng khống chế được vi khuẩn. Còn NT1, chuột được uống cao với nồng độ thấp (0,5 g/kgP) nên không đủ ức chế vi khuẩn, vì thế hiệu quả điều trị thấp. Các nghiệm thức khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Số liệu trên cũng đồng thời nói lên khi gây nhiễm E. coli, chuột chết trong 2 ngày đầu, sau ngày thứ 3 tỷ lệ này không thay đổi và giữ nguyên đến ngày thứ 7. Điều đó cho thấy nếu những chuột còn sống sau 2 ngày tiêm E. coli thì chuột sẽ
không chết và từ từ hồi phục. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Picard et al. (1999) cho rằng chuột bị nhiễm E. coli thường chết trong 18 giờ sau khi tiêm hoặc chết trong thời gian từ 1-3 ngày sau khi tiêm. Nếu chuột còn sống sau hơn 7 ngày là coi như sống sót lâu dài (Yousif et al., 2013).