Bố trí thí nghiệm

Một phần của tài liệu thử nghiệm khả năng điều trị bệnh do escherichia coli của lá cỏ lào (chromolaena odorata) trên chuột bạch (mus musculus domesticus) (Trang 34 - 35)

Hình 12: Bố trí thí nghiệm

Chuột mua về nuôi thích nghi 1 tuần thì bắt đầu thí nghiệm điều trị. Bố trí thí nghiệm được trình bày qua bảng 3.1.

Bảng 3.1: Bố trí thí nghiệm tiêm vi khuẩn và dùng cao Cỏ lào điều trị E. coli trên chuột

NT Số

chuột Tiêm (ml/con) E. coli

Nguồn tác động Đường cấp thuốc Liều uống (ml) Liều dùng (g/kgP) Lần điều trị (lần/ngày)

NT1 12 1,0 Cao Cỏ lào Uống 0,1 0,5 2

NT2 12 1,0 Cao Cỏ lào Uống 0,1 1,0 2

NT3 12 1,0 Cao Cỏ lào Uống 0,1 1,5 2

ĐC 12 1,0 DMSO pha

nước Uống 0,1 - 2

Ghi chú: NT (Nghiệm thức), ĐC (Đối chứng), P (Trọng lượng)

Từ kết quả thử LD50 (3,16x109 CFU/ml) và kết quả MIC cao Cỏ lào trên E. coli của Nguyễn Thị Hồng Diễm (2014). Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu

nhiên gồm 4 nghiệm thức: 3 nghiệm thức điều trị (NT1, NT2, NT3) và nghiệm thức đối chứng (ĐC). Mỗi nghiệm thức 4 chuột với 3 lần lặp lại, tổng số chuột dùng trong thí nghiệm là 48 con. Tất cả các chuột đều được gây nhiễm với vi khuẩn

E.coli nồng độ 3,16x109 CFU/ml, liều 1,0 ml/con bằng đường tiêm xoang bụng. Dùng 3 liều cao khác nhau để điều trị và theo dõi những biểu hiện lâm sàng liên tục trong 7 ngày. Đối với lô đối chứng, nguồn tác động là DMSO 10% pha với nước (lượng DMSO pha với nước sẽ bằng với lượng DMSO dùng để hòa tan Cỏ lào). Chuột ở các nghiệm thức điều trị 60 phút sau khi tiêm vi khuẩn bắt đầu cho uống cao Cỏ lào: NT1 với liều 0,5 g/kg thể trọng, NT2 liều 1,0 g/kg thể trọng, NT3 liều 1,5 g/kg thể trọng. Nghiệm thức đối chứng cho chuột uống DMSO pha nước sinh lý với liều 0,1 ml/con.

24

Cách pha cao cho chuột uống

Cao được pha với một lượng vừa đủ dung dịch DMSO (10%) để cao có thể hòa tan hết, sau đó cho dung dịch cao vừa pha vào nước cất (tỷ lệ 1:5) để đảm bảo nồng độ cao trên mỗi chuột như đã quy định trên mỗi nghiệm thức.

Dựa vào công thức: C1 x V1=C2 x V2 (Viện Tiêu chuẩn Lâm sàng và Xét nghiệm (CLSI), 2011). Trong đó:

C1: nồng độ dung dịch gốc C2: nồng độ dung dịch cần pha

V1: thể tích cần tính để tạo nồng độ dung dịch cần pha V2: thể tích dung dịch cần pha

Cân 800 mg cao cho vào 10ml dung môi DMSO 10% tiệt trùng, được dung dịch gốc có nồng độ C1:80000 µg/ml. Nồng độ ức chế vi khuẩn cần pha C2:2048 µg/ml, V2:20 ml.

Như vậy: V1=(2048 x 20)/80000= 0,512 ml hay tương đương 0,5 g cao Cỏ lào.

Sau đó ta cứ tăng liều NT2 gấp 2 lần NT1 và NT3 gấp 3 lần NT1 để thử nghiệm hiệu quả.

Dung dịch được pha mỗi ngày vào buổi sáng và cho chuột uống bằng micropipette 0,1 ml. Dung dịch cao được khuấy đều trước khi cho uống.

Đối với lô đối chứng cho chuột uống liều: 0,1ml/chuột bằng DMSO (10%) + nước cất theo tỷ lệ 1:5.

Một phần của tài liệu thử nghiệm khả năng điều trị bệnh do escherichia coli của lá cỏ lào (chromolaena odorata) trên chuột bạch (mus musculus domesticus) (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)