Vai trò của ngân hàng trong việc thúc đẩy thanh toán điệntử phục vụ dịch vụ công

Một phần của tài liệu Thanh toán điện tử hỗ trợ dịch vụ công và doanh nghiệp (Trang 34 - 36)

Để thúc đẩy thanh toán điện tử cho dịch vụ công phát triển mạnh hơn nữa thì mức độ tham gia của các cá nhân, doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước rất quan trọng. Song, các ngân hàng cũng đóng một vai trò quan trọng không kém. Để các cá nhân, doanh nghiệp hiểu được lợi ích của thanh toán điện tử phục vụ dịch vụ công, các ngân hàng đã, đang tích cực thực hiện các nhiệm vụ sau:

 Phát triển cơ sở khách hàng (số lượng/dữ liệu) để tăng tỉ lệ khách hàng doanh nghiệp/cá nhân giao dịch qua ngân hàng, từ đó có nền tảng để gia tăng lượng khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán công trực tuyến.

 Truyền thông, hướng dẫn khách hàng trong việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến như

một tiện ích giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho khách hàng.

 Phối hợp với các Cơ quan Nhà nước cung cấp dịch vụ công thực hiện công tác truyền

thông mang tầm quốc gia để nâng cao nhận thức của người dân và doanh nghiệp. Thực tế cho thấy nhiều thủ tục hành chính đã có thể thực hiện trực tuyến nhưng người dân vẫn muốn thực hiện trực tiếp do tâm lý e ngại và có nhiều thông tin cần phải giải trình với cán bộ tiếp nhận hồ sơ.

 Phối hợp với các nhà cung cấp dịch vụ xây dựng mô hình kết nối nhằm giảm thiểu thời

gian và công sức tất cả các bên tham gia, đặc biệt là ngân hàng và các tổ chứccung cấp dịch vụ công. Cụ thể, có thể cải tiến mô hình kết nối như dưới đây:

Mô hình kết nối mới sẽ giúp giảm thiểu thời gian xử lý thông tin của mỗi đơn vị, tiết kiệm nguồn lực hơn so với phương án hiện tại (thông tin giữa các đơn vị bị phân tán, chưa tập trung, gây lãng phí thời gian và nguồn lực).

Chúng tôi hi vọng, sự nỗ lực của tất cả các bên từ ngân hàng đến các Cơ quan Nhà nước, các doanh nghiệp và người dân sẽ góp phần giúp đẩy mạnh hơn nữa sự phát triển của dịch vụ công trực tuyến, mang lại lợi ích cho người dân, các Cơ quan Nhà nước, đồng thời đóng góp vào sự phát triển của thanh toán điện tử tại Việt Nam, phấn đấu tới hết năm 2016 các bộ, ngành Trung ương có 100% các dịch vụ công được cung cấp trực tuyến ở mức độ 3, tích cực

triển khai để cung cấp dịch vụ công mức độ 4 theo đúng như mục tiêu đã đề ra của một chính

Ông Trần Tuấn Anh hiện là Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Công Thương phụ trách trực tiếp lĩnh vực thương mại điện tử và công nghệ thông tin. Với trách nhiệm đề xuất, triển khai Chương trình Phát triển Thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2014-2020 đã được Chính phủ phê duyệt, Thứ trưởng Trần Tuấn Anh đã chỉ đạo Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (Bộ Công Thương) kết nối với Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam, các ngân hàng, các đơn vị trung gian thanh toán, các doanh nghiệp thương mại điện tử tổ chức nhiều chương trình, sự kiện thúc đẩy phát triển thương mại điện tử ở thị trường trong nước, điển hình là Ngày Mua sắm trực tuyến – Online Friday.

Đề tài tham luận:

Phát triển các kênh thƣơng mại hiện đại và sự hỗ trợ của thanh toán điện tử

Một phần của tài liệu Thanh toán điện tử hỗ trợ dịch vụ công và doanh nghiệp (Trang 34 - 36)