Thành tựu và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh bình phước lãnh đạo công tác tôn giáo tu nam 2001 den nam 2010 (Trang 80 - 93)

Trong thời kỳ đổi mới, cùng với quá trình đổi mới kinh tế, văn hóa, xã hội, Đảng và Nhà nước cũng có nhận thức mới về tôn giáo, mở đầu bằng Nghị quyết 24 – NQ/BCT ngày 16/10/1990 của Bộ Chính trị khóa VI về

“Tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới”. Tiếp đó, sau hơn 10 năm thực hiện Nghị quyết 24, tại Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương (Khóa IX) đã ban hành Nghị quyết 25 về công tác tôn giáo, đề ra các quan điểm khách quan, khoa học để chỉ đạo công tác tôn giáo trong tình hình mới, giải quyết những vấn đề cấp bách mà thực tiễn đặt ra.

Quán triệt tinh thần đó, từ năm 2001 đến năm 2010 Đảng bộ và chính quyền tỉnh Bình Phước đã quan tâm thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, phát triển văn hóa, giáo dục, nâng cao trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật cho người dân. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một cách khá toàn diện, sâu sắc từ khâu đề ra chủ trương, ban hành các văn bản chỉ đạo, đến quán triệt, triển khai thực hiện, do đó hệ thống chính trị đã thực hiện tốt nhiệm vụ công tác tôn giáo trong tình hình mới và đã đạt được những thành tựu quan trọng.

* Công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo

Được sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, chỉ đạo trực tiếp của Ban cán sự UBND tỉnh, công tác quản lý nhà nước về tôn giáo ở Bình Phước đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

- Thực hiện Quản lý nhà nước đối với tín đồ và nơi thờ tự: Đảng bộ và chính quyền địa phương đã coi trọng việc chăm lo lợi ích của các tầng lớp nhân dân, trong đó có đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào có đạo để khơi nguồn, tạo ra động lực của phong trào quần chúng thực hiện công cuộc đổi

mới quê hương. Sự chăm lo ấy bao gồm cả đời sống vật chất, tinh thần và đức tin tôn giáo của người dân.

Đảng bộ tỉnh Bình Phước đã nhận thức rõ “Tôn giáo là hiện tượng xã hội còn tồn tại lâu dài. Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của bộ phận nhân dân, đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới”. Việc giải quyết những nhu cầu hợp lý về tín ngưỡng, tôn giáo của quần chúng nhân dân là nhiệm vụ của các tổ chức đảng và cơ quan nhà nước. Quán triệt tinh thần đó, các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể đã luôn chú ý, quan tâm tạo điều kiện cho đồng bào theo đạo sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo theo đúng quy định. Chính quyền các cấp đã giải quyết cho phép các tổ chức tôn giáo được cơi nới, tu bổ, sửa chữa, xây mới 214 cơ sở thờ tự, tạo ra diện mạo khang trang, sạch đẹp, đáp ứng nhu cầu của đông đảo chức sắc, tín đồ. Mặt khác, còn tạo điều kiện để tổ chức tôn giáo và các chức sắc tôn giáo hướng dẫn quần chúng tín đồ việc đạo, nhập các tài liệu kinh sách, đồ dùng việc đạo. Tín đồ được tự do thờ cúng, đọc kinh giảng đạo trong phạm vi gia đình, theo lễ nghi sinh hoạt thuần túy tôn giáo và trong các ngày lễ vía theo truyền thống, tập tục, được mời các chức sắc, tu sĩ đến nhà làm nghi lễ cho người chết.

Việc giải quyết kịp thời các nhu cầu tôn giáo của nhân dân, làm cho chức sắc, tín đồ tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, chấp hành tốt chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của nhà nước. Tích cực tham gia các đợt sinh hoạt chính trị rộng lớn ở điạ phương, điển hình trong đợt bầu cử Quốc hội khóa XI, XII và Hội đồng nhân dân các cấp, tỷ lệ cử tri đi bầu rất cao (98,6%, 99%), các chức sắc, tín đồ tôn giáo tích cực tham gia ứng cử và bầu cử vào đại biểu Hội đồng nhân dân 3 cấp. Tham gia các phong trào thi đua yêu nước, hành động cách mạng, nhất là đối với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư”, “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, “Xây dựng nông thôn mới”... Cùng với các tầng lớp nhân dân trong tỉnh, đồng bào tôn giáo đã đóng góp vai trò quan trọng đối với phát triển kinh

tế, văn hóa, xã hội địa phương. Nhiều tấm gương Người công giáo, Gia đình phật tử làm kinh tế giỏi được các cấp biểu dương khen thưởng, nhiều khu giáo dân, họ đạo tham gia xây dựng khu dân cư văn hóa, khu dân cư nói không với các tệ nạn xã hội; tham gia đóng góp tiền của, ngày công lao động để làm đường, điện, trường học, trạm xá, nhà văn hóa, ...

- Thực hiện quản lý đối với chức sắc, nhà tu hành và các tổ chức giáo hội: Ở Bình Phước đa số các chức sắc, nhà tu hành các tôn giáo có lòng yêu nước, gắn bó với dân tộc, có đường hướng hành đạo lành mạnh “tốt đạo, đẹp đời”, chỉ một bộ phận nhỏ có thái độ, tư tưởng cực đoan, vọng ngoại, gây bè phái, âm mưu loại trừ các cá nhân chức sắc tôn giáo có tư tưởng tiến bộ trong các giáo hội tôn giáo. Vì thế, việc làm cho chức sắc nhận thức đúng chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước, hướng dẫn họ hoạt động theo đúng chính sách pháp luật được xác định là một khâu then chốt trong công tác tôn giáo của hệ thống chính trị tỉnh Bình Phước.

Việc phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức sắc trở nên đều đặn hơn, việc hành đạo ngày càng đúng với pháp luật và giáo luật. Các chức sắc, nhà tu hành và tín đồ tôn giáo mở rộng quan hệ giao lưu, học hành, dự các hoạt động của đồng đạo quốc tế. Trong 10 năm, chính quyền đã giải quyết cho 75 công dân đi tu học tại Đại Chủng viện Sao biển Nha Trang và Viện thánh kinh thần học; 14 tu sĩ đi học tại Học viện Phật giáo. Cho phép ra mắt 28 Gia đình phật tử để thanh, thiếu niên phật tử có điều kiện tu học và sinh hoạt đạo. Đồng thời, UBND tỉnh Bình Phước cũng đã thuận chủ trương cho các tổ chức giáo hội phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm trụ trì, thuyên chuyển cho 222 chức sắc trên địa bàn tỉnh và đề nghị Trung ương tấn phong 01 Hòa thượng, 5 thượng tọa, 01 ni sư; xét cho 20 linh mục và nam, nữ tu sĩ đi dự hội nghị, thăm thân nhân, du lịch, chữa bệnh ở nước ngoài.

Các cấp chính quyền Bình Phước cũng đã xử lý nghiêm những trường hợp chức sắc, nhà tu hành có hoạt động vi phạm pháp luật, đã xử lý hành chính nhiều tu sĩ, linh mục, cảnh cáo 10 chức sắc, phê bình 01 chức sắc; kiểm

điểm rút kinh nghiệm 12 chức sắc và 03 cộng đoàn dòng tu; một số tu sĩ, linh mục do sai phạm nhiều lần, đã được chính quyền kiểm điểm và thông báo đến Ban trị sự tỉnh hội Phật Giáo, Ủy ban đoàn kết Công Giáo tỉnh, Hội thánh Tin lành tỉnh; một số chức sắc không phải người địa phương đến truyền, giảng đạo trái phép đã xử lý hành chính và trục xuất 9 trường hợp ra khỏi địa bàn tỉnh.

Qua việc thực hiện tốt chính sách đối với chức sắc, tín đồ tôn giáo, làm cho mối quan hệ giữa chức sắc, giáo hội với chính quyền, ban ngành, đoàn thể địa phương ngày càng thông hiểu, gắn bó hơn, các chức sắc, tín đồ tôn giáo tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý điều hành của chính quyền các cấp. Từ đó, thu hút được đông đảo quần chúng tín đồ tham gia vào các phong trào thi đua yêu nước, tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền. Nhiều chức sắc, trí thức, cán bộ, đảng viên là người có đạo tham gia vào hệ thống chính trị. Hiện nay, toàn tỉnh có 222 đảng viên là người có đạo, 23 cán bộ công chức, 138 đại biểu Hội đồng nhân dân, 306 ủy viên Ủy ban MTTQ và 335 ủy viên ban chấp hành các hội đoàn thể chính trị - xã hội các cấp là tín đồ của các tôn giáo.

- Thực hiện quản lý đối với các hoạt động xã hội từ thiện: Hoạt động từ thiện xã hội của các tôn giáo có ý nghĩa tích cực đối với xã hội, là một lợi thế của các tổ chức tôn giáo, qua đó khẳng định bản chất nhân ái của tôn giáo mình. Ở Bình Phước một khía cạnh đáng lưu ý là một số cá nhân, tổ chức tôn giáo đã nhận nguồn tài trợ từ bên ngoài, góp phần tăng thêm nguồn lực vật chất để họ hoạt động từ thiện được dễ dàng và thuận lợi hơn. Những năm qua, các tôn giáo đã tích cực tham gia công tác từ thiện tại địa phương, với giá trị vật chất quy tiền khoảng gần 10 tỷ đồng, để giúp đỡ chăm sóc người già cô đơn, trẻ em mồ côi, lang thang cơ nhỡ; phối hợp thăm, tặng quà và điều trị bốc thuốc miễn phí cho những người bệnh có hoàn cảnh khó khăn; ủng hộ đồng bào các tỉnh miền Trung bị lũ lụt thông qua UBMTTQ tỉnh Bình Phước.

Hoạt động xã hội từ thiện của các tổ chức tôn giáo ở Bình Phước có hiệu quả thiết thực, góp phần cùng chính quyền giải quyết tốt hơn công tác an sinh xã hội. Điều đó phản ánh các tôn giáo đã và đang ngày càng thể hiện tinh thần nhập thế và đồng hành cùng dân tộc.

- Xử lý vi phạm trong hoạt động tôn giáo: Tình hình hoạt động tôn giáo ở Bình Phước cơ bản ổn định, các chức sắc, tín đồ tôn giáo chấp hành đúng quy định pháp luật. Nhưng bên cạnh đó, vẫn còn nhiều hoạt động sai phạm trong tôn giáo, như truyền đạo, lôi kéo tín đồ; xây dựng, cơi nới cơ sở thờ tự trái pháp luật; tổ chức các lễ nghi tôn giáo không đăng ký xin phép chính quyền địa phương... Chính quyền các cấp đã xử lý gần 200 trường hợp vi phạm về xây dựng, sửa chữa cơ sở thờ tự, trong đó Công giáo 60 cơ sở, Tin Lành 116 cơ sở, Phật giáo 20 cơ sở,... thực hiện cưỡng chế một số cơ sở thờ tự xây dựng trái phép ở thị xã Phước Long và huyện Bù Đăng; xử lý hàng chục gia đình sử dụng sai mục đích xây dựng (biến gia thành tự); giải tỏa và xử phạt 20 vụ lấn chiếm đất rừng, lập am, miếu trái phép.

* Công tác tuyên truyền, vận động quần chúng

Từ năm 2001 đến 2010, công tác tuyên truyền, vận động luôn được đẩy mạnh, nội dung và phương thức vận động quần chúng của MTTQ, các đoàn thể có nhiều đổi mới, các phong trào phát động ngày càng nâng cao về chất lượng và có ý nghĩa thiết thực, thu hút đông đảo quần chúng nhân dân, tín đồ các tôn giáo tham gia.

Công tác phổ biến chính sách pháp luật đến cán bộ, đảng viên, chức sắc, tín đồ được quan tâm thường xuyên. Bình Phước đã tổ chức 47 hội nghị (trong đó Tỉnh ủy tổ chức 17 hội nghị) quán triệt nội dung chính sách, pháp luật về tôn giáo, như Nghị quyết 24, 25, Nghị định 26 của Chính phủ quy định về các hoạt động tôn giáo; Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo; Chỉ thị 01 của Thủ tướng Chính phủ về một số công tác đối với đạo Tin lành,... cho 5.318 lượt cán bộ, đảng viên chủ chốt các cấp; mở 42 lớp tập huấn bồi dưỡng, nghiệp vụ về công tác tôn giáo cho đội ngũ cán bộ dân vận, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn

thể, cán bộ dân tộc – tôn giáo các cấp. MTTQ tỉnh đã tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh mở 7 lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho hơn 200 chức sắc tôn giáo, tổ chức 20 hội nghị tuyên truyền, phổ biến nghị quyết, pháp luật tín ngưỡng, tôn giáo cho 1.756 lượt chức sắc, nhà tu hành, chức việc, tín đồ tôn giáo. Việc học tập đó đã góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, chức sắc, nhà tu hành và tín đồ về chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng và nhà nước trong thời kỳ đổi mới.

Ủy ban MTTQ xây dựng chương trình hướng dẫn các cấp cơ sở tuyên truyền, vận động các tôn giáo thực hiện phương châm sống “tốt đời, đẹp đạo”, vận động đồng bào tôn giáo chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tham gia phát triển kinh tế - xã hội, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tham gia thực hiện tốt cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; tham mưu cấp ủy đề án xây dựng lực lượng nòng cốt trong đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào có đạo.

Tổ chức được 1800 đợt vận động, tuyên truyền đồng bào có đạo chấp hành nghiêm chính sách pháp luật, tham gia các phong trào, cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư. Chăm lo đến đời sống vật chất, tinh thần của đoàn viên, hội viên, phát triển xây dựng những đoàn viên tiêu biểu nòng cốt cho phong trào quần chúng ở cơ sở. Khối đại đoàn kết dân tộc được củng cố mở rộng, thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia tổ chức đoàn, hội. Hiện có 80% người dân tham gia các tổ chức đoàn, hội cơ sở, hàng năm có 90,2% tổ chức đoàn thể cấp cơ sở xếp loại khá trở lên.

MTTQ, các đoàn thể nhân dân đã quan tâm xây dựng các phong trào trong vùng đồng bào có đạo như: cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, “Xây dựng thôn, ấp văn hóa, gia đình văn hóa”; Gia đình công giáo tiêu biểu trong các giáo họ; Gia đình phật tử gương mẫu… Thông qua các hoạt động phong trào thi đua, thu hút tập hợp được quần chúng tín đồ vào tổ chức đoàn thể ở vùng đồng bào tôn giáo, động

viên chức sắc và tín đồ hoạt động tôn giáo gắn với dân tộc, sống “tốt đời, đẹp đạo”, xây dựng khối đại đoàn kết trên địa bàn dân cư. Bằng nhiều hình thức, nhiều phương pháp, công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, pháp luật về tín ngưỡng tôn giáo trong chức sắc, nhà tu hành, tín đồ các tôn giáo được đẩy mạnh và duy trì thường xuyên; đồng thời khuyến khích, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân chức sắc, nhà tu hành, tín đồ tham gia vào các hoạt động xã hội từ thiện, nhân đạo, tham gia xã hội hóa giáo dục. Nuôi dưỡng người già cô đơn, trẻ em mồ côi, bếp cơm tình thương cho bệnh nhân nghèo, cứu trợ thiên tai, tặng nhà tình thương, tặng quà cho người nghèo, mở các lớp mầm nom tư thục.

* Công tác đấu tranh chống lợi dụng tôn giáo

Trong những năm qua, tình hình lợi dụng tôn giáo vào các mục đích phi tôn giáo diễn ra trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội. Các thế lực thù địch thực hiện chiến lược “diễn biến hoà bình”, thúc đẩy tự do kinh tế, tự do chính trị, tự do tôn giáo; gây chia rẽ đoàn kết, mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân; tạo áp lực về kinh tế, chính trị và ngoại giao nhằm đẩy Việt Nam vào thế bị cô lập, đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, tiến tới xóa bỏ chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Âm mưu của họ là lợi dụng triệt để vấn đề dân tộc, gắn vấn đề dân tộc với vấn đề tôn giáo, kích động tư tưởng li khai dân tộc trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Trong đó có vấn đề đạo Tin lành đang được lồng gép với vấn đề dân chủ, nhân quyền mà trước tiên là quyền tự do tôn giáo, để vu cáo Việt Nam vi phạm tự do tôn giáo, dân chủ, nhân quyền.

Đảng và Nhà nước ta chủ trương mọi hành vi lợi dụng hoạt động tôn giáo để làm mất an ninh trật tự, phương hại nền độc lập dân tộc, phá hoại chính sách đại đoàn kết toàn dân, gây tổn hại các giá trị đạo đức, lối sống văn hóa của dân tộc, ngăn cản tín đồ, chức sắc các tôn giáo làm nghĩa vụ công dân

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh bình phước lãnh đạo công tác tôn giáo tu nam 2001 den nam 2010 (Trang 80 - 93)