0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Quá trình chỉ đạo thực hiện

Một phần của tài liệu ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH PHƯỚC LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC TÔN GIÁO TU NAM 2001 DEN NAM 2010 (Trang 37 -50 )

1.2.3.1 Tổ chức thực hiện

Từ năm 2001 – 2005, thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về tôn giáo, Đảng bộ tỉnh Bình Phước đã quán triệt, triển khai đến cán bộ chủ chốt cấp tỉnh, đồng thời ban hành các văn bản để cụ thể hóa nghị quyết cho phù hợp với địa phương.

Đặc biệt, sau khi Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) ban hành Nghị quyết số 25 – NQ/TW ngày 12/3/2003 “Về công tác tôn giáo”, Tỉnh ủy đã xây dựng Chương trình hành động số 19-CTr/TU ngày 16/5/2003 để triển khai thực hiện. Trên cơ sở chỉ đạo của Tỉnh ủy, Đảng đoàn HĐND, Ban cán sự UBND tỉnh, các Ban xây dựng Đảng của Tỉnh ủy, MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh, các huyện ủy, thị ủy đã cụ thể hóa thành các chương trình, kế hoạch công tác, hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện trên các phương diện chủ yếu như:

* Công tác quản lý nhà nước về tôn giáo

Để làm tốt công tác QLNN về tôn giáo, UBND tỉnh đặc biệt chú ý đến xây dựng bộ máy, cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo, vì đây là khâu đóng vai trò trọng yếu trong công tác tôn giáo, nơi tiếp xúc và giải quyết trực tiếp các nhu cầu tôn giáo.

Trước năm 1993, nhiệm vụ tham mưu và thực hiện các mặt công tác tôn giáo trong tỉnh, trong đó có công tác quản lý về tôn giáo, chủ yếu do Ban Dân vận và Uỷ ban MTTQ các cấp đảm nhiệm. Từ năm 1993 trở đi, cấp tỉnh có Ban Tôn giáo trực thuộc UBND tỉnh, các huyện, thị xã có cán bộ chuyên trách giúp UBND huyện làm công tác quản lý về tôn giáo. Ban Tôn giáo tỉnh thuộc UBND tỉnh, có tư cách pháp nhân, có nơi làm việc, có tài khoản và phương tiện kỹ thuật riêng. Thời gian này Ban Tôn giáo có 1 Trưởng ban và 1 Phó ban. Các hoạt động QLNN về tôn giáo trong những năm 2001-2005 tập trung ở những nội dung chính sau:

Về cơ chế phối hợp trong hệ thống chính trị: Trên cơ sở nhận thức về tầm quan trọng của công tác tôn giáo và quy định công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, nên có sự phối hợp thường xuyên giữa cơ quan QLNN về tôn giáo với các cơ quan tham mưu của cấp ủy (Ban Dân vận), hệ thống MTTQ, Công an và các ngành có liên quan, triển khai thực hiện chủ trương, chính sách, tham mưu và xử lý các vấn đề tôn giáo diễn ra đều đảm bảo tính thống nhất, đúng pháp luật. Ban Tôn giáo tỉnh ngày càng thể hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, tập hợp ý kiến và đề xuất với UBND tỉnh giải quyết kịp thời những vấn đề của tôn giáo đặt ra.

Về quản lý sinh hoạt, hoạt động tôn giáo, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của quần chúng có đạo: UBND tỉnh đã chỉ đạo và trực tiếp giải quyết đúng chính sách theo các điều quy định tại Nghị định 26 của Chính phủ, Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo, vừa thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng tôn giáo chính đáng của quần chúng, vừa bảo đảm an ninh trật tự, không để kẻ xấu lợi dụng, làm ảnh hưởng đến lao động sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân. UBND các cấp, nhất là cấp xã, phường, thị trấn thường xuyên nhắc nhở, hướng dẫn và kiểm tra các cơ sở tôn giáo hằng năm đăng ký chương trình mục vụ và thực hiện theo đúng những nội dung đã cam kết, đăng ký; khi có vấn đề phát sinh trong hoạt động phải báo cáo, xin ý kiến của chính quyền địa phương.

Về quản lý đào tạo chức sắc, phong chức, phong phẩm, thuyên chuyển, bổ nhiệm chức sắc: Hầu hết các trường hợp xin cử người tham gia đào tạo ở

các chủng viện, viện thánh kinh, tu viện, các trường trung cấp, cao đẳng, đại học của tôn giáo; thuyên chuyển chức sắc, bổ nhiệm trụ trì, tấn phong giáo phẩm cho 60 chức sắc tôn giáo,….đều được Ban Tôn giáo tỉnh tham mưu UBND tỉnh xem xét chấp thuận. Một số trường hợp tấn phong giáo phẩm, cử chức sắc tôn giáo trên địa bàn tỉnh đi đào tạo nước ngoài, UBND tỉnh cũng tạo điều kiện về mặt thủ tục và đề xuất Ban Tôn giáo Chính phủ giải quyết theo thẩm quyền, như trường hợp Giáo hội Phật giáo Việt Nam có đơn xin chủ trương bổ nhiệm tấn phong cho ông Thích Nhuận Thanh – Trưởng Ban trị sự Phật giáo Tỉnh Bình Phước lên hàm giáo phẩm Hòa Thượng và bầu vào Hội đồng chứng minh, Ủy viên Hội đồng trị sự của Giáo hội phật giáo Việt Nam. Đề xuất Ban Tôn giáo Chính phủ xuất cảnh nước ngoài 4 trường hợp (năm 2005)[6].

Về quản lý xây dựng các cơ sở tôn giáo: Trong giai đoạn này, tỉnh đã giải quyết cho nhiều tổ chức tôn giáo, cơ sở thờ tự xây dựng, sửa chữa nơi thờ tự theo đúng quy định của pháp luật. Đã cấp phép xây dựng mới cho 59 cơ sở thờ tự. Tuy nhiên, căn cứ vào Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo, Nghị định 26 của Chính phủ và thực tế địa phương, việc cho phép xây mới, sửa chữa, cơi nới cơ sở thờ tự của tôn giáo, UBND tỉnh Bình Phước đã có quyết định cụ thể như sau:

- Đối với trường hợp đến hạn kỳ phải sửa chữa như: Lợp mái, vách, thay cột, kèo...mà không thay đổi mặt bằng - diện tích, không cơi nới, không thay đổi kiến trúc, không thay đổi vật liệu thì được UBND xã, phường, thị trấn cấp phép.

- Trường hợp không thay đổi mặt bằng - diện tích, không cơi nới, không thay đổi cấu trúc, mà thay đổi vật liệu thì UBND huyện, thị xã cấp phép.

- Nếu xây, sửa nơi thờ tự mà thay đổi vị trí - mặt bằng, cơi nới diện tích, độ cao, thay đổi kiến trúc và vật liệu, hoặc xây mới với tính chất là phát triển thêm cơ sở, thì UBND tỉnh xem xét và cấp phép.

Về quản lý xuất bản và xuất nhập khẩu ấn phẩm tôn giáo: Tỉnh đã thực hiện đúng theo chủ trương của Chính phủ và quy định của Bộ Văn hóa -

Thông tin về xuất bản. Mọi yêu cầu xuất bản về tôn giáo, khi đến Ban Tôn giáo tỉnh đều được hướng dẫn liên hệ với các cơ quan có thẩm quyền và Nhà xuất bản có uy tín trong nước để xem xét giải quyết. Việc xuất nhập khẩu kinh, sách, văn hoá phẩm về tôn giáo trong những năm qua do Sở Văn hóa - Thông tin phối hợp với cơ quan công an xét duyệt; trong một số trường hợp, Sở Văn hóa - Thông tin tham khảo ý kiến của Ban Tôn giáo tỉnh và các ngành chức năng thẩm định nội dung trước khi quyết định.

Thực tế cho thấy, đây là lĩnh vực cần phải hết sức chú trọng. Kinh, sách, văn hóa phẩm tôn giáo, tài liệu tuyên truyền phản động, chống phá Đảng, Nhà nước từ bên ngoài nhập vào bằng nhiều con đường khác nhau, cần phải được nghiên cứu kỹ để cảnh giác và đấu tranh, không thể chỉ dừng lại ở mức độ xử lý với tính chất là văn hóa phẩm nhập khẩu trái phép thông thường. Đồng thời, cần phải quản lý chặt chẽ đối với các cơ sở in ấn, phô tô coppy trong tỉnh, vì trên thực tế đã có các tài liệu phô tô có nội dung xấu được phát tán trên địa bàn Bình Phước.

Về quản lý các hoạt động từ thiện tôn giáo: Hoạt động này trên địa bàn tỉnh có chiều hướng gia tăng, số tiền mà các tổ chức, cá nhân tôn giáo làm từ thiện khoảng 4 tỷ đồng. Nguồn tiền và vật chất huy động cũng rất đa dạng như từ tín đồ trong nước và từ các cá nhân, tổ chức tôn giáo, tổ chức từ thiện bên ngoài. Những hoạt động này đã có đóng góp một phần trong giải quyết khó khăn của quần chúng nhân dân, phù hợp với đạo đức tôn giáo, tuy nhiên đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết, đó là tình hình lợi dụng làm từ thiện để truyền đạo trái phép, lôi kéo tín đồ, vận động tín đồ tham gia vào các hoạt động tôn giáo chưa được chính quyền địa phương cho phép, gây mất an ANTT.

Về quản lý các hoạt động quốc tế của tôn giáo: Với chính sách đổi mới về tôn giáo của Đảng, hoạt động trao đổi giữa các chức sắc, giáo hội trong nước và quốc tế ngày càng nhiều. Trong giai đoạn này tỉnh Bình Phước cũng đã đón tiếp và tạo điều kiện thuận lợi để các đoàn khách và cá nhân chức sắc

tôn giáo đến tỉnh tham quan, trao đổi đạo pháp. Điều này đã làm cho bạn bè quốc tế hiểu rõ hơn về chính sách tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn còn có các mục sư nước ngoài đến truyền đạo, giảng đạo tại địa phương, nhưng không đăng ký với chính quyền và buộc chính quyền địa phương phải xử lý theo quy định pháp luật.

* Công tác vận động quần chúng

Trong những năm 2001 - 2005, các cấp ủy đảng thường xuyên chỉ đạo các cấp chính quyền, ban ngành, MTTQ, các đoàn thể nhân dân tăng cường công tác vận động, tuyên truyền, giáo dục đoàn viên, hội viên và nhân dân, chức sắc, nhà tu hành, tín đồ về chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước; chú trọng xây dựng, củng cố, kiện toàn hệ thống chính trị ở vùng đồng bào có đạo, phát huy dân chủ để nhân dân tham gia phát triển kinh tế, xã hội; tham gia góp ý xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch vững mạnh.

MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội ở Bình Phước đã có nhiều đổi mới về nội dung, phương thức hoạt động. Các phong trào quần chúng được phát động đã chú trọng đến chất lượng, hiệu quả, gắn với lợi ích thiết thực của đoàn viên, hội viên và triển khai nhiều hoạt động hướng về cơ sở, để tạo sức lan tỏa, động viên khích lệ nhân dân tham gia hưởng ứng.

Ủy ban MTTQ tỉnh đẩy mạnh thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” và đã được các tầng lớp nhân dân tích cực hưởng ứng. Hàng năm, MTTQ các cấp đều xây dựng kế hoạch và tổ chức đăng ký thi đua “gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa” và đã có 100% các hộ gia đình và trên 90% khu dân cư đều đăng ký thực hiện. Kết quả bình xét hàng năm có 95% gia đình văn hóa, 84% khu dân cư văn hóa. Các tổ chức đoàn thể thành viên cũng có các phong trào thi đua riêng, như: Hội phụ nữ có phong trào “Phụ nữ sáng tạo, đảm đang nuôi dạy con giỏi”, Hội nông dân có phong trào “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi”; Hội cựu chiến binh có phong trào “Cựu chiến binh làm kinh tế giỏi”, Đoàn thanh niên có phong trào

5 xung kích, 4 đồng hành”, Hội người cao tuổi có phong trào “Tuổi cao, gương sáng”…

Thông qua các phong trào thi đua yêu nước đó, MTTQ, các đoàn thể đã thu hút tập hợp được quần chúng tín đồ vào tổ chức hội; qua phong trào cũng góp phần động viên chức sắc và tín đồ hoạt động tôn giáo gắn với dân tộc, xây dựng khối đại đoàn kết trên địa bàn dân cư, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Bằng nhiều hình thức, nhiều phương pháp, công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, pháp luật về tín ngưỡng tôn giáo trong chức sắc, nhà tu hành, tín đồ các tôn giáo được đẩy mạnh và duy trì thường xuyên; đồng thời khuyến khích, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân chức sắc, nhà tu hành, tín đồ tham gia vào các hoạt động xã hội, từ thiện, nhân đạo như: nuôi dưỡng người già cô đơn, trẻ em mồ côi, bếp cơm tình thương cho bệnh nhân nghèo, cứu trợ thiên tai, tặng nhà tình thương, tặng quà cho người nghèo, tham gia xã hội hóa giáo dục,….

Hàng năm Ủy ban MTTQ và các đoàn thể tỉnh xây dựng chương trình công tác hướng dẫn các cấp cơ sở tuyên truyền, vận động các tôn giáo thực hiện phương châm sống “tốt đời, đẹp đạo”, vận động đồng bào tôn giáo chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội. Trong các dịp lễ trọng của các tổ chức tôn giáo, như Lễ Phật đản, Phục sinh, Giáng sinh, … các cấp chính quyền, MTTQ, các ban ngành, đoàn thể địa phương đều tổ chức đến thăm, tặng quà các chức sắc, cơ sở tôn giáo tiêu biểu trên địa bàn tỉnh với số tiền mỗi năm từ 1,5 đến 2 tỷ đồng. Đồng thời, vào dịp đầu năm, các cấp chính quyền, MTTQ tổ chức gặp mặt chức sắc tôn giáo, nhà tu hành, để thông báo tình hình kinh tế - xã hội và những định hướng lớn trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh, để chức sắc, nhà tu hành nắm được và cùng phối hợp với chính quyền tuyên truyền, động viên tín đồ tích cực lao động sản xuất, chấp hành tốt pháp luật, tham gia các cuộc vận động do địa phương phát động.

luật của Nhà nước về tôn giáo, về công tác tôn giáo, các cơ quan, ban ngành, đoàn thể trong hệ thống chính trị đã nhận thức rõ hơn về vai trò, vị trí công tác tôn giáo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chính quyền các cấp trong xử lý vấn đề tôn giáo đã vận dụng linh hoạt hơn các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào hoàn cảnh cụ thể, giải quyết kịp thời các nhu cầu chính đáng về sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo của đồng bào có đạo; tạo điều kiện giúp đỡ các tổ chức tôn giáo, chức sắc thực hiện đúng chương trình hành đạo thuần túy đăng ký hàng năm.

Trong xử lý các vụ việc tôn giáo sai phạm, như cơi nới, xây dựng cơ sở thờ tự trái phép hay các hoạt động tôn giáo trái với quy định pháp luật trên địa bàn huyện Bù Đăng, huyện Lộc Ninh, thị xã Phước Long,… các cơ quan chức năng của tỉnh đã có sự phối hợp, để tuyên truyền vận động, giải thích, thuyết phục, tranh thủ những chức sắc, tín đồ tốt, có uy tín để tham gia giải thích, vận động. Nhờ làm tốt công tác vận động quần chúng, nhiều vụ việc tôn giáo nổi cộm, phức tạp đã được xử lý kịp thời.

Việc triển khai nghị quyết của Trung ương và chương trình hành động của Tỉnh ủy đã thực sự có tác động lớn đến tâm tư, tình cảm của đông đảo tín đồ, chức sắc, nhà tu hành các tôn giáo, giúp họ thấy được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong việc thực hiện chính sách nhất quán về tín ngưỡng, tôn giáo; từ đó, yên tâm sinh hoạt, thờ phụng, tuân thủ hiến chương, chấp hành pháp luật.

* Công tác đấu tranh chống lợi dụng tôn giáo

Để đấu tranh ngăn chặn âm mưu “Diễn biến hòa bình”, lợi dụng vấn đề tôn giáo vào mục đích chính trị. Đảng bộ tỉnh Bình Phước đã chỉ đạo chính quyền, MTTQ và các đoàn thể nhân dân thường xuyên chủ động nắm chắc tình hình tôn giáo, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị liên quan trong công tác đấu tranh chống lợi dụng tôn giáo. Trong quá trình triển khai thực hiện, các cấp ủy đảng, chính quyền, một mặt khẳng định chính sách tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân; mặt khác, kịp thời

giải quyết những mâu thuẫn phát sinh trong nội bộ các tôn giáo, các vụ việc tôn giáo phức tạp, nhạy cảm... để phòng tránh việc các tổ chức, cá nhân cực đoan, phản động lợi dụng vào những mục đích xấu, chia rẽ tôn giáo, chống phá cách mạng. Đồng thời tổ chức đấu tranh, xử lý nghiêm các nhóm, phần tử chống đối, lợi dụng tự do tín ngưỡng để lôi kéo, kích động quần chúng tín đồ gây mất ANTT.

Trong những năm 2001- 2005, cơ quan chức năng đã vô hiệu hóa các

Một phần của tài liệu ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH PHƯỚC LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC TÔN GIÁO TU NAM 2001 DEN NAM 2010 (Trang 37 -50 )

×