Giảm chi phí là tìm biện pháp để có tiết kiệm chi phí đến mức có thể chứ không phải cắt xén chi phí. Trong thực tế có nhiều biện pháp giảm chi phí và sau đây dựa vào tình hình hoạt động kinh doanh của công ty em xin đưa ra một số giải pháp để công ty tham khảo
- Về riêng bên thi công công trình nên hạn chế thi công công trình ở những nơi quá xa khu đô thị để tiết kiệm được phí vận chuyển nguyên vật liệu đến nơi công trình thi công. Mặt khác cũng nên quan sát kỹ càng hơn nữa về các khâu trong việc bảo vệ tài sản nhằm đề phòng việc tổn thất tài sản do bị mất trộm tại công trường sau mỗi lần thi công. Ngoài ra công ty cũng nên xây dựng định mức nguyên vật liệu trước khi nhận xây dựng công trình để lên kế hoạch chi tiêu chi phí một cách hợp lý. Nên chọn thay thế một số mặt hàng thuộc loại nhập khẩu bằng mặt hàng nội địa có giá trị tương đương để có thể tiết kiệm được một phần nào đó chi phí giá thành thi công công trình.
- Đối với các mặt hàng kinh doanh tại kho xưởng, biện pháp để giảm chi phí là công ty nên thường xuyên kiểm tra khu vực để hàng, nhằm tránh những trường hợp phát sinh khoản chi phí thanh lý do hàng hóa bị hư hỏng hoặc kém chất lượng. Công ty cần có chính sách tồn kho hợp lý để giảm bớt phần nào gánh nặng về chi phí lãi vay phải trả. Tìm kiếm thêm nguồn cung ứng mới để có thể lựa chọn và mua hàng hóa, nguyên vật liệu đạt chuẩn, chất lượng, nhằm góp phần làm giảm chi phí đầu vào.
Kết luận chung về giải pháp giảm chi phí cho tất cả lĩnh vực ngành nghề hiện tại của công ty là trong thời gian sắp tới công ty cần thường xuyên quan tâm, theo dõi bảng tin giá cả thị trường, đặc biệt là giá cả của các loại vật liệu trong xây dựng,
48
để có được những chính sách dự trữ hợp lý các nguồn nguyên vật liệu này nhằm tiết kiệm được một khoản chi phí khi giá có tăng đột biến
Một số giải pháp khác về việc giảm chi phí * Đối với máy vi tính
- Nếu mua máy vi tính phục vụ cho bộ phận văn phòng thì công ty nên lựa chọn các thiết bị có chứng nhận Energy Star (sử dụng công nghệ tiết kiệm điện)
- Nên chọn những nhà phân phối có uy tín để mua hàng
- Trong quá trình sử dụng nên giảm độ sáng màn hình, tắt nguồn điện toàn bộ hệ thống máy vi tính khi kết thúc quá trình làm việc từ 30 phút trở lên thay vì để ở chế độ ngủ
- Nên kích hoạt tất cả tính năng tiết kiệm năng lượng có trên hệ thống máy tính, màn hình, các thiết bị kết nối (ví dụ máy in, máy scan)
- Nên chuyển từ việc sử dụng CRT (màn hình điện tử) sang LCD (màn hình tinh thể lỏng) vì màn hình LCD chỉ sử dụng 1/3 năng lượng so với màn hình CRT
* Đối với máy điều hòa nhiệt độ
- Chọn loại có chứng nhận tiết kiệm điện Energy Star
- Nên tắt máy lạnh trước khi ra khỏi phòng 5 đến 10 phút và chỉ sử dụng khi cần thiết
- Không bật điều hòa cùng lúc với các thiết bị công suất lớn, nhất là vào giờ cao điểm
- Nên để chế độ làm mát từ 260C trở lên
- Tắt máy lạnh 30 phút trước khi hết giờ làm việc
* Đối với hệ thống chiếu sáng
Nên thay thế đèn sợi đốt bằng đèn Compact ở các khu vực phân xưởng và công trình làm việc vì theo EVN dùng đèn Compact sẽ tiết kiệm điện từ 30 – 50% so với dùng đèn sợi đốt.
Nói tóm lại, công ty nên xây dựng quy định về sử dụng điện, thay thế, sửa chữa các trang thiết bị sử dụng điện tại công ty chẳng hạn như: cắt hẳn nguồn điện khi không sử dụng các thiết bị khi hết giờ làm việc, dùng quạt thay thế máy lạnh khi thời tiết không quá nóng, tắt bớt đèn chiếu sáng, biển hiệu tên công ty vào buổi tối, không sử dụng điện vào mục đích cá nhân.
Trên đây là một số ý kiến cá nhân được đúc kết từ kiến thức đã biết, công ty có thể tham khảo và áp dụng nếu thấy cần thiết và phù hợp.
49
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN
Bài nghiên cứu và phân tích có ý nghĩa là giúp công ty thống kê lại tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận đã thực hiện và tốc độ tăng giảm của chúng trong 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, đồng thời cũng nhận ra được rõ hơn về mối quan hệ giữa các chỉ tiêu này với nhau. Bên cạnh đó cũng giúp cho lãnh đạo của công ty nhận ra được một cách chi tiết hơn về những nguyên nhân cơ bản dẫn đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm vừa qua dựa vào số liệu đã tính toán và phân tích trong bài
* Kết luận về từng mục tiêu đạt được:
+ Về mục tiêu phân tích tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH cơ khí và xây dựng Nam Thắng qua 3 năm 2010 - 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, trong bài cũng đã phân tích khá rõ tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2010 – 2012 dựa vào số liệu công ty cung cấp trong đó chủ yếu nhất dựa vào bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bảng cân đối kế toán. Qua việc phân tích này cho thấy, việc kinh doanh của công ty trong thời gian qua đều có lời, cụ thể là từ năm 2010 – 2012 có lợi nhuận, và đạt cao nhất trong năm 2010 mặt dù lợi nhuận có xu hướng giảm xuống qua 3 năm. Còn xét riêng khoảng thời gian ngắn của 6 tháng đầu năm 2013 thì ta thấy lợi nhuận có tăng hơn so với cùng kỳ 2012.
+ Về mục tiêu sử dụng các chỉ số tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh thì ta có một số kết luận: qua các chỉ số tài chính ta cũng đã thấy được, tài sản của công ty đủ đảm bảo các khoản nợ ngắn hạn nhưng không có khả năng chi trả nhanh các khoản nợ ngắn hạn này cùng một lúc, vì việc tiêu thụ hàng tồn kho chưa cao thông qua việc tính toán phân tích chỉ tiêu khả năng thanh toán và chỉ tiêu khả năng hoạt động. Bên cạnh đó, thông qua sự hiển thị các con số của chỉ tiêu sinh lời còn quá thấp qua các năm, giúp ta thấy được trong thời gian qua công ty chưa thật sự tận dụng hết công suất trong việc sử dụng tài sản và vốn chủ sở hữu nên mang lại hiệu quả chưa cao. Cũng một lần nữa thông qua chỉ tiêu này, ta cũng thấy được khoản mục doanh thu thuần tuy có tăng nhưng tốc độ tăng không cao bằng tốc độ tăng của chi phí qua các năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 nên dẫn đến kết quả kinh doanh tuy có lợi nhuận nhưng chưa cao.
+ Cuối cùng là về mục tiêu thứ ba bài phân tích cũng đã đóng góp vào việc đưa ra các giải pháp tăng doanh thu, giảm chi phí và một số giải pháp giải pháp khác một cách khá cụ thể để có thể giúp công ty nâng cao hơn hiệu quả kinh doanh sắp tới của công ty.
50
6.2 KIẾN NGHỊ
+ Đối với công ty:
- Vì qua 3 năm 6 tháng phân tích ta thấy tốc độ tăng chi phí cao hơn so với tốc độ tăng doanh thu do vậy vấn đề quan trọng nhất là công ty nên đề ra quy định cụ thể trong việc chi tiêu các khoản mục chi phí, riêng khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp thì cần phải được giảm xuống, trong đó cụ thể cần điều chỉnh giảm chi phí dịch vụ mua ngoài. Để làm được điều này cần có được phần lớn là ý thức của đồng loạt của tập thể nhân viên công ty trong quá trình làm việc.
- Đẩy nhanh tốc độ gia tăng của doanh thu qua các năm ở các lĩnh vực thi công công trình và buôn bán các mặt hàng cơ khí, vật liệu xây dựng, trang trí nội ngoại thất. Việc này cần được giao trách nhiệm cụ thể cho từng bộ phận doanh thu ở các lĩnh vực và phải thực hiện một cách nghiêm túc. Bên cạnh vấn đề này là phải nhanh chóng tận dụng Internet trong việc tìm kiếm thêm số lượng khách hàng mới bằng cách thiết lập trang Web riêng như đã nêu trong phần định hướng sắp tới của công ty.
- Một vấn đề quan trọng khác là công ty nên hợp tác với một số công ty bạn để mở rộng thêm vốn kinh doanh, cũng nhằm phá vỡ bớt số lượng đối thủ cạnh tranh trên thương trường. Để làm được điều này, bước đầu tiên là công ty phải nhanh chóng cải thiện được lợi nhuận trong những kỳ sắp tới, thứ hai khi đã đạt được bước thứ nhất công ty sẽ tiếp tục thể hiện rõ yếu tố tinh thần nhiệt tình và đầy nhiệt huyết cho công ty bạn nhận ra và đồng ý hợp tác thông qua các dịp gặp gỡ giao lưu. Song song đó, với việc mặt bằng lãi suất hiện nay so với năm 2011 đã giảm xuống đáng kể công ty nên vay thêm khoản vay ngắn hạn với lượng vừa đủ để sử dụng hỗ trợ thêm trong việc mua sắm đổi mới thiết bị công nghệ.
- Tầm quan trọng cuối cùng là công ty nên thanh lý để giảm bớt lượng hàng tồn kho để tăng khả năng thanh toán và tăng hiệu quả sử dụng tài sản của công ty. Muốn làm được như vậy bộ phận hoặc cá nhân công ty nên thường xuyên tham gia kiểm tra lượng hàng tồn kho vào mỗi kỳ để thống kê và đưa ra giá thanh lý thích hợp.
+ Đối với Nhà nước:
- Nên có chính sách hỗ trợ cho các công ty, doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc tiếp cận vốn và điều này nên được thực hiện minh bạch
- Cần điều chỉnh lại chính sách kinh tế vĩ mô cho phù hợp với cơ cấu nền kinh tế. Bên cạnh đó là cố gắng tìm cách hạn chế lạm phát tăng trở lại
51
- Tổ chức các chương trình giao lưu hàng năm để các công ty, doanh nghiệp có điều kiện gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm, và tháo gỡ những vướng mắt khó khăn mà công ty, doanh nghiệp gặp phải.
- Hàng năm xây dựng kế hoạch và bố trí kinh phí thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường; tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm.
- Các ngân hàng nên gia hạn thêm việc đòi nợ các công ty để vừa thu được nợ vừa tạo thêm cơ hội cho công ty tiếp tục kinh doanh thay vì để công ty này bị phá sản mà còn không đòi được nợ.
52
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Nguyễn Minh Nguyệt, 2010. Bài giảng Phân tích hoạt động kinh doanh. Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp.
2. ThS. Đặng Thúy Phượng, 2009. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp. Trường Cao đẳng Tài chính kế toán IV.
3. ThS. Nguyễn Hồ Anh Khoa, 2011. Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh. Trường Đại học Cần Thơ.
4. PGS.TS. Võ Văn Nhị, 2010. Kế toán tài chính. NXB Tài chính.
5. ThS. Hồ Phan Minh Đức, 2008. Bài giảng Kế toán quản trị. Trường Đại học kinh tế - Đại học Huế.
6. ThS. Bùi Văn Trường, 2008. Kế toán chi phí. In lần 4. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Lao động – Xã hội.
7. PGS. TS. Phạm Văn Dược và cộng sự, 2006. Phân tích hoạt động kinh doanh.
TP. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thống kê.
8. Đỗ Tuấn Tài, 2012. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần thực phẩm Bích Chi. Luận văn đại học. Đại học Cần Thơ.
9. Lê Thị Tố Trang, 2010. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH cơ khí và xây dựng Diên Hồng. Luận văn đại học. Đại học Cần Thơ.
53
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng cân đối kế toán 3 năm 2010 – 2012 của Công ty TNHH cơ khí và xây dựng Nam Thắng Đvt: Triệu đồng TÀI SẢN Mã số Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 A – TÀI SẢN NGẮN HẠN (100=110+120+130+140+150) 100 12.325,01 11.671,03 12.834,65
I Tiền và các khoản tương đương tiền 110 2.288,58 431,78 1.258,32
II Đầu tư tài chính ngắn hạn 120 - - -
1 Đầu tư tài chính ngắn hạn 121 - - -
2 Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính ngắn hạn (*) 129 - - -
III Các khoản phải thu ngắn hạn 130 209,78 1.660,18 4.106,10
1 Phải thu khách hàng 131 - - -
2 Trả trước cho người bán 132 - - 2.590,15
3 Các khoản phải thu khác 138 209,78 1.660,18 1.515,95
4 Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi 139 - - -
IV Hàng tồn kho 140 9.741,39 9.879,07 7.388,49
1 Hàng tồn kho 141 9.741,39 9.879,07 7.388,49
2 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) 149 - - -
V Tài sản ngắn hạn khác 150 85,26 - 81,73
1 Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 151 60,15 - 51,51 2 Thuế và các khoản phải thu Nhà nước 152 25,11 - 30,22
3 Tài sản ngắn hạn khác 158 - - -
B - TÀI SẢN DÀI HẠN (200=210+220+230+240) 200 1.576,89 2.151,18 2.259,72
I Tài sản cố định 210 1.483,82 1.661,16 1.606,75
1 Nguyên giá 211 1.879,11 2.223,31 2.236,37
2 Giá trị hao mòn lũy kế (*) 212 (428,31) (562,15) (629,62)
3 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 213 - - -
II Bất động sản đầu tư 220 - - -
1 Nguyên giá 221 - - -
2 Giá trị hao mòn lũy kế 222 - - -
III Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 230 - - -
1 Đầu tư tài chính dài hạn 231 - - -
2 Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn (*) 239 - - -
IV Tài sản dài hạn khác 240 93,07 490,02 652,97
1 Phải thu dài hạn 241 - - -
2 Tài sản dài hạn khác 248 93,07 874,50 652,97
3 Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*) 249 - - -
TỔNG CỘNG TÀI SẢN (250=100+200) 250 13.901,90 14.122,21 15.094,37
NGUỒN VỐN
A - NỢ PHẢI TRẢ (300=310+320) 300 10.224,38 10.348,67 11.229,73
I Nợ ngắn hạn 310 8.537,84 8.768,47 9.294,02
1 Vay ngắn hạn 311 - - -
2 Phải trả cho người bán 312 470,04 545,06 967,85
3 Người mua trả tiền trước 313 4.615,49 3.262,47 4.707,76 4 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 314 - 1.010,43 -
54
5 Phải trả người lao động 315 - - -
6 Chi phí phải trả 316 - - - 7 Các khoản phải trả ngắn hạn khác 318 3.452,31 3.950,50 3.618,41 8 Dự phòng phải trả ngắn hạn 319 - - - II Nợ dài hạn 320 1.686,54 1.580,20 1.935,71 1 Vay và nợ dài hạn 321 1.011,92 1.106,14 1.316,28 2 Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm 322 - - -
3 Phải trả, phải nộp dài hạn khác 328 674,62 474,06 619,43
4 Dự phòng phải trả dài hạn 329 - - -
B - VỐN CHỦ SỞ HỮU (400=410+430) 400 3.677,52 3.773,59 3.864,64
I Vốn chủ sở hữu 410 3.677,52 3.773,59 3.864,64
1 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 2.868 2.868 2.868
2 Thặng dư vốn cổ phần 412 - - -
3 Vốn khác của chủ sở hữu 413 - - -
4 Cổ phiếu quỹ (*) 414 - - -
5 Chênh lệch tỷ giá hối đoái 415 - - -
6 Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu 416 - - -
7 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 417 809,52 905,59 996,64
II Quỹ khen thưởng, phúc lợi 430 - - -
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (440=300+400) 440 13.901,90 14.122,25 15,094,37
Nguồn: Phòng kế toán của Công ty TNHH cơ khí và xây dựng Nam Thắng trong 3 năm 2010, 2011, 2012
55
Phụ lục 2: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm 2010 – 2012 của Công ty TNHH cơ khí và xây dựng Nam Thắng
Đvt: Triệu đồng
Stt Chỉ tiêu Mã Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 17.290,56 21.026,04 21.906,15
2 Các khoản giảm trừ doanh thu 02 - - -