Sau doanh thu thì khoản mục chi phí cũng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty. Chi phí là những khoản chi ra bằng tiền trong quá trình hoạt động của công ty. Việc tính toán đúng và giảm thiểu các chi phí bỏ ra giúp ta phác thảo được tình hình kinh doanh của công ty. Phân tích biến động chi phí là đi xem xét, đánh giá, tìm hiểu và đánh giá mức độ tăng giảm của chi phí. Qua đó có biện pháp điều chỉnh để nâng cao sức cạnh tranh cho công ty trên thương trường.
Chi phí của công ty bao gồm các chỉ tiêu: giá vốn, chi phí tài chính và chi phí quản lý kinh doanh.
4.3.1 Phân tích tình hình chi phí của công ty trong 3 năm (2010 – 2012)
Xem xét số liệu trong bảng 4.5 để thấy được khái quát tình hình chi phí của công ty từ năm 2010 – 2012. Từ đó làm căn cứ để phân tích sự biến động của các khoản mục chi phí trong khoản thời gian này.
Dựa vào số liệu trang sau (bảng 4.5), ta thấy tình hình chi phí của công ty trong 3 năm vừa qua không ngừng tăng lên trừ khoản mục chi phí tài chính thì lại giảm. Đây là một dấu hiệu không tốt gây ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận của công ty mặc dù tốc độ biến động nhìn chung không nhanh. Thật vậy, tốc độ tăng của năm 2011 so với 2010 ở mức gần 23% thì sang năm 2013 chỉ tăng ở mức nhẹ khoảng 5%. Nguyên nhân là do năm 2011 là năm thách thức và khó khăn đều vượt so với dự báo, giá cả hàng hóa trên thị trường có sự gia tăng, lãi suất ngân hàng tăng từ đó đẩy các chi phí tăng lên.
Cũng theo bảng số liệu bảng 4.5 ta nhận thấy chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí chính là chi phí giá vốn, ngoài ra các loại chi phí khác thì chiếm tỷ trọng thấp trong tổng chi phí của công ty.
29
Bảng 4.5: Tình hình tổng chi phí trong 3 năm 2010 – 2012 của công ty TNHH cơ khí và xây dựng Nam Thắng
Đvt: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch
2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền % Giá vốn 16.003,83 95,06 19.608,99 94,75 20.176,99 93,2 3.605,16 22,53 568 2,90 Chi phí tài chính 102,15 0,61 92,33 0,45 42,53 0,2 (9,81) (9,61) (49,81) (53,94) Chi phí QLDN 729,20 4,33 994,66 4,8 1.428,75 6,6 265,45 36,40 434,09 43,64 Tổng chi phí 16.835,18 100 20.695,98 100 21.648,26 100 3.860,80 22,93 952,28 4,60
30
Điều này cho thấy tổng chi phí của công ty chủ yếu bị ảnh hưởng bởi giá vốn. Mặt khác, tổng doanh thu của công ty cũng có được phần lớn nhờ vào doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, do đó giá vốn chiếm tỷ trọng cao trong chi phí cũng là điều tất yếu.
Năm 2010 tổng chi phí của công ty chủ yếu nghiêng về giá, vốn với tỷ trọng cao 95,06% trong tổng chi phí. Hai chỉ tiêu chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp đều chiếm tỷ trọng nhỏ, chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm tỷ 4,33% còn chi phí tài chính chiếm tỷ trọng nhỏ nhất chiếm 0,61% trong tổng chi phí.
Tiếp theo, trong năm 2011 tỷ trọng giá vốn trong tổng chi phí có sự sụt giảm nhẹ chưa đáng kể, đạt 94,75% trong tổng chi phí. Tương tự, tỷ trọng của chi phí tài chính cũng không có sự chênh lệch nhiều, không đáng kể trong tổng chi phí (xấp xỉ 0,5%), chi phí quản lý doanh nghiệp thì lại có sự tăng nhẹ nhưng chiếm tỷ trọng cũng không lớn khoảng gần 5% trong tổng chi phí.
Đến năm 2012 thì tỷ trọng giá vốn lại tiếp tục giảm nhẹ, chiếm 93,2% trong tổng chi phí. Cũng theo xu hướng đó, tỷ trọng khoản mục chi phí tài chính cũng giảm xuống so với năm 2011, chiếm 0,2% trong tổng chi phí. Ngược lại chi phí quản lý doanh nghiệp lại tăng lên khá nhẹ so với năm 2011, và chiếm tỷ trọng 6,6% trong tổng chi phí.
Nhìn chung, qua các 3 năm 2010 – 2012 cơ cấu chi phí của công ty không có sự thay đổi lớn và chịu ảnh hưởng bởi giá vốn. Do đó công ty cần có biện pháp giảm giá vốn một cách hợp lý nhằm tạo hiệu quả kinh doanh cao nhất.
Do tổng chi phí hàng năm của công ty được cấu thành bởi nhiều chỉ tiêu và khoản mục chi phí theo từng hoạt động kinh doanh của công ty, vì vậy tiếp theo ta sẽ tiến hành phân tích tổng chi phí theo từng khoản mục chi phí để thấy được sự biến động của các khoản mục này có ảnh hưởng như thế nào đối với tổng chi phí. Từ đó tìm ra giải pháp nhằm giảm thiểu chi phí để tăng lợi nhuận cho công ty.
* Phân tích các chỉ tiêu chi phí của công ty trong 3 năm (2010 – 2012):
Trước hết ta sẽ tiến hành phân tích khoản mục giá vốn, như ở trên ta đã phân tích các khoản mục doanh thu theo cơ cấu mặt hàng vì vậy tiếp theo sẽ là khoản mục giá vốn cũng dựa theo hướng đó mà phân tích, tức dựa trên đặc điểm hoạt động kinh doanh ta có giá vốn từ hoạt động thi công, buôn bán, gia công các mặt hàng vật liệu xây dựng, cơ khí, và trang trí nội ngoại thất.
31
Bảng 4.6: Tình hình giá vốn trong 3 năm 2010 – 2012 của công ty TNHH cơ khí và xây dựng Nam Thắng
Đvt: Triệu đồng
Nguồn: Báo cáo tài chính về tình hình giá vốn cùa công ty TNHH cơ khí và xây dựng Nam Thắng trong 3 năm, 2010, 2012, 2012
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Chênh lệch 2011/2010
Chênh lệch 2012/2011
Số tiền % Số tiền %
Giá vốn về thi công công trình 9.921,53 12.425,46 12.001,40 2.503,93 25,24 (424,06) (3,41)
Giá vốn về cơ khí 3.323,15 3.923,13 4.759,28 599,97 18,05 836,15 21,31
Giá vốn về vật liệu xây dựng 1.754,18 2.056,89 2.330,21 302,71 17,26 273,32 13,29 Giá vốn về trang trí nội ngoại thất 1.004,96 1.203,51 1.086,09 198,55 19,76 (117,42) (9,76)
32
Thật vậy, đây là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí qua các năm. Qua bảng 4.5 (trang 29), ta nhận thấy được tổng chi phí liên tục tăng qua các năm chủ yếu là do ảnh hưởng từ sức tăng của giá vốn, cụ thể trong năm 2011 giá vốn hàng bán đã tăng gần 23%. Theo số liệu phân tích ở bảng 4.6 (trang 31), khoản tăng của giá vốn hàng bán chủ yếu là do giá vốn của việc thi công các công trình trong năm 2011 tăng cao hơn năm 2010 ở khoảng 25,25%. Đây cũng là điều hiển nhiên vì giá vốn đã tỷ lệ thuận với doanh thu hoàn thành công trình nên khi doanh thu công trình 2011 tăng thì cũng làm cho giá vốn tăng theo.
Một nguyên nhân khác khiến tổng giá vốn năm 2010 có giá trị thấp hơn năm 2011, đó chính là sự tăng lên của khoản giá vốn của mặt hàng trang trí nội thất, tương ứng tỷ lệ tăng gần 20%. Bên cạnh đó, việc tổng giá vốn trong năm 2011 tăng lên cũng là do giá vốn của 2 mặt hàng còn lại tỷ lệ tăng thấp hơn chiếm khoảng chỉ hơn 17%. Và nguyên nhân chung dẫn đến việc tổng giá vốn trong năm 2011 tăng ở mức khoảng 23% là do trong năm này tình hình kinh tế đang trong giai đoạn bất ổn như giá cả nguyên vật liệu tăng, tình trạng lạm phát vẫn chưa giảm kéo theo việc giá vốn các mặt hàng cũng bắt buộc phải tăng theo.
Sang năm 2012, chỉ tiêu giá vốn lại tiếp tục tăng nhưng chỉ tăng ở mức nhẹ khoảng hơn 3% so với năm trước đó. Nhưng xét riêng giá vốn của từng mặt hàng thì ta lại thấy trong năm 2012 không phải giá vốn tất cả các mặt hàng đều tăng mà ngược lại có hai mặt hàng có giá vốn giảm xuống chút ít đó là giá vốn của thi công công trình và giá vốn của mặt hàng trang trí nội ngoại thất tương ứng lần lượt với các tỷ lệ giảm đó là 3,41% và 9,76%. Do giá vốn của thi công công trình là lớn nhất trong tổng giá vốn nên việc giảm 3,41% năm 2012 so với năm trước vẫn không đủ sức để tổng giá vốn giảm xuống với lại bên cạnh đó còn có sự tăng lên giá vốn của 2 mặt hàng cơ khí và vật liệu xây dựng, lần lượt tương ứng với tỷ lệ tăng 21,31% và 13,29%.
Nói ngắn gọn, qua 3 năm giá vốn hàng bán của công ty đang không ngừng tăng lên, tuy vậy đây cũng không phải là điều đáng lo ngại nhiều vì qua 3 năm số lượng tiêu thụ các mặt hàng cơ khí, vật liệu xây dựng, trang trí nội thất nói chung và khối lượng thi công công trình nói riêng có tăng nên sẽ kéo theo giá vốn tăng, đây là điều bình thường.
Và để tiếp tục đi sâu vào tổng chi phí của công ty, ta sẽ phân tích tiếp đến chỉ tiêu chi phí tài chính hay nói chính xác là chi phí lãi vay ngân hàng của công ty, đây là loại chi phí có tỷ trọng thấp nhất trong tổng chi phí và có tốc độ giảm qua các năm. Năm 2011 giảm 9,81 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ
33
giảm là 9,61%. Sang năm 2012 giảm nhanh, từ 92,33 triệu đồng năm 2011 giảm xuống còn 42,53 triệu đồng. Nguyên nhân chung của việc chi phí tài chính giảm như vậy là do qua các năm công ty đã trả dần các khoản nợ dài hạn và mặt khác công ty cũng không có vay thêm các khoản nợ nào khác. Mặt dù, chi phí này có xu hướng giảm và giảm mạnh vào năm 2012 nhưng cũng không làm tổng chi phí giảm theo vì chiếm sức ảnh hưởng không cao so với các chỉ tiêu chi phí giá vốn và chi phí quản lý doanh nghiệp.
Khi nhắc đến chi phí quản lý doanh nghiệp cũng là chi phí cuối cùng trong tổng chi phí trong 3 năm qua. Vì chi phí này được cấu thành từ nhiều nhân tố bao gồm: chi phí nhân viên quản lý, chi phí đồ dùng văn phòng, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác. Nhìn vào trang 29 (bảng 4.5), ta có thể thấy chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty trong 3 năm 2010 – 2012 có sự biến động tương đối đều, nhưng nhìn chung nó cũng làm cho tổng chi phí thay đổi nhiều vì chiếm tỷ trọng thứ 2 sau giá vốn trong tổng chi phí. Năm 2011 tăng thêm 36,40% khoản chi của năm trước đó, đây là một tỷ lệ tăng đáng kể, sang năm 2012 khoản chi này đã tiếp tục tăng lên 43,64% so với năm 2011. Sở dĩ, chi phí này tăng như vậy là do sự tăng giảm của các khoản mục chi tiết. Có thể thấy hầu hết các chi phí cấu thành nên chi phí bán hàng đều tăng dần qua từng năm.
- Để tìm hiểu và phân tích một cách chính xác nguyên nhân tăng lên của chi phí quản lý doanh nghiệp, sau đây ta sẽ đi sâu vào từng nhân tố:
Quan sát số liệu phân tích từ bảng 4.7 trang 34, ta sẽ thấy: * Thứ nhất là chi phí quản lý nhân viên:
Khẳng định lại lần nữa đây là khoản chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí quản lý doanh nghiệp. Vì vậy nó có ảnh hưởng lớn nhất đến sự biến động của tổng chi phí quản lý doanh nghiệp. Chi phí nhân viên quản lý năm 2011 tăng 29,34% so với năm 2010. Nguyên nhân là do công ty tăng các khoản phụ cấp cho nhân viên quản lý, cụ thể là phụ cấp trách nhiệm tính theo % lương của mỗi nhân viên tăng 3% lương/người, năm 2011 phụ cấp trách nhiệm tăng thêm 3% lương/người so với năm 2010 (phụ cấp trách nhiệm năm 2010 là 7% lương/người). Sang năm 2012 chi phí tiền lương lại tiếp tục tăng khoảng hơn 18% so với năm 2011, nguyên nhân là do trong năm 2012 các khoản trích theo lương tăng thêm 1% so với năm 2011 (cụ thể tỷ lệ trích theo lương mà doanh nghiệp chịu năm 2011 là 22% sang năm 2012 tỷ lệ này là 23%).
34
Bảng 4.7: Tình hình chi phí quản lý doanh nghiệp trong 3 năm 2010 – 2012 của công ty TNHH cơ khí và xây dựng Nam Thắng Đvt: Triệu đồng
Nguồn: Báo cáo tài chính tình hình chi phí QLDN của công ty TNHH cơ khí và xây dựng Nam Thắng trong 3 năm 2010, 2011, 2012
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Chênh lệch 2011/2010
Chênh lệch 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Chi phí lương nhân viên quản lý 385,93 499,17 590,70 113,24 29,34 91,53 18,34 Chi phí đồ dùng văn phòng 125,13 149,11 240,54 23,99 19,17 91,43 61,31
Chi phí khấu hao TSCĐ 99,63 120,21 170 20,58 20,66 49,79 41,42
Chi phí dịch vụ mua ngoài 109,26 209,15 399,17 99,89 91,42 190,02 90,85
Chi phí bằng tiền khác 9,26 17,01 28,34 7,75 83,66 11,33 66,59
35
* Thứ hai là chi phí đồ dùng văn phòng:
Chi phí này cũng có xu hướng tăng qua các năm. Cụ thể năm 2011 tăng 19,17% so với năm 2010 và năm 2012 lại tiếp tục tăng lên tương ứng tỷ lệ 61,31%. Nguyên nhân chung của việc tăng khoản chi phí này là do trong thời gian đó có một số máy móc thiết bị như máy điều hòa, máy photo, máy in bị xuống cấp và chức năng kém linh hoạt nên công ty đã mua máy mới để tiếp tục phục vụ cho công việc văn phòng.
* Thứ ba là chi phí khấu hao tài sản cố định:
Chi phí này cũng tăng theo các năm, năm 2011 tăng 20,66% so với năm 2010, còn năm 2012 tăng tiếp tương ứng tỷ lệ 41,42%, nguyên nhân chi phí này tăng là do việc mua thêm một số máy móc cho bộ phân văn phòng đã được đề cập ở phần chi phí đồ dùng văn phòng.
* Tiếp theo là chi phí dịch vụ mua ngoài:
Chi phí này bao gồm: tiền điện thoại, tiền điện, tiền nước,…đây là loại chi phí chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng chi phí quản lý doanh nghiệp và có tốc độ biến đổi nhanh hơn so với chi phí tiền lương, chi phí đồ dùng văn phòng, chi phí khấu hao mà ta đã phân tích. Chi phí dịch vụ mua ngoài năm 2011 tăng nhanh tương ứng với tỷ gần 91,42% so với năm 2010, sang năm 2012 vẫn theo chiều hướng tăng thêm nhưng thấp hơn tương ứng với tỷ lệ xấp xỉ khoảng 91% so với năm 2011. Nguyên nhân dẫn đến loại chi phí này tăng nhanh như vậy là do qua các năm khối lượng công việc tăng nên cường độ tiêu thụ năng lượng các khoản này tăng theo, một nguyên nhân khác khiến chi phí khoản mục này hằng năm tăng lên là do công ty chưa có những quy định cụ thể về việc sử dụng hợp lý các khoản mục này.
* Và cuối cùng là chi phí bằng tiền khác:
Theo bảng số liệu 4.7 ta cũng thấy được rằng chi phí này là chi phí có tỷ trọng chiếm thấp nhất trong các khoản chi phí của tổng chi phí quản lý doanh nghiệp. Chi phí này bao gồm các khoản chi như: tiếp khách, hội nghị, công tác phí, tàu xe,..., chi phí bằng tiền khác năm 2011 tăng 83,66% so với năm 2010, sang năm 2012 khoản mục này lại tiếp tục tăng và tăng ở mức độ giảm hơn đôi chút so với tốc độ tăng năm 2011 tương ứng với tỷ lệ khoảng 66,59%. Ta thấy, qua các năm chi phí này điều tăng đôi chút, nguyên nhân là do công ty đang cố gắng tìm kiếm thêm khách hàng để quảng bá chất lượng và mở rộng thị trường trong thời gian sắp tới.
Tóm lại, qua việc phân tích sâu vào bên trong của chi phí quản lý doanh nghiệp đã cho ta thấy được phần nào nguyên nhân dẫn đến việc tăng loại chi
36
phí này qua 3 năm phân tích. Từ đây cũng làm cơ sở để đưa ra một số biện