Như đã trình bày, doanh thu của công ty trong 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2012 – 2013 chủ yếu từ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, những khoảng thời gian này công ty không phát sinh doanh thu tài chính và thu nhập khác. Nên ở đây ta chỉ phân tích doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty chủ yếu là các công trình dân dụng và buôn bán vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt trong xây dựng.
4.2.1 Phân tích tình hình doanh thu của công ty trong 3 năm (2010 – 2012)
Qua bảng số liệu bảng 4.3, ta nhận thấy rằng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ có xu hướng tăng dần qua các năm, đặc biệt là năm 2011 doanh thu tăng khá cao so với năm 2010. Năm 2010 doanh thu đạt mức 17.290,56 triệu đồng, đến năm 2011 thì doanh thu tăng một lượng 3.735,48 triệu đồng, tương đương với tỷ lệ 21,60% so với năm 2010. Nguyên nhân của sự tăng này là do nhu cầu xây dựng các công trình ngày mở rộng cầu, đường ở khu vực Cần Thơ ngày càng cao, công ty có một số khách hàng quen biết, chính vì vậy hợp đồng tăng lên đáng kể, bên cạnh đó trong năm công ty còn thu được khoản thu từ việc bán vật liệu xây dựng và nhận gia công các mặt hàng cơ khí với số lượng tiêu thụ nhanh hơn 2010.
23
Bảng 4.3: Tình hình doanh thu trong 3 năm 2010 – 2012 của công ty TNHH cơ khí và xây dựng Nam Thắng
Đvt: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch
2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền %
DDT về thi công công trình dân dụng 10.322,47 59,7 12.867,94 61,2 12.048,38 55 2.545,47 24,66 (819,55) (6,37) DTT về các mặt hàng cơ khí 3.590,56 20,77 4.261,58 20,27 5.129,57 23,42 671,02 18,69 867,99 20,37 DTT về các mặt hàng vật liệu xây dựng 1.935,18 10,8 2.256,14 10,73 2.678,65 12,23 320,96 16,59 422,51 18,73 DTT về các mặt hàng trang trí nội ngoại thất 1.442,36 8,73 1.640,38 7,8 2.049,54 9,35 198,03 13,73 409,16 24,94
Tổng doanh thu 17.290,56 100 21.026,04 100 21.906,15 100 3.735,48 21,60 880,11 4,19
24
Vào năm 2012, doanh thu tăng một lượng là 880,11 triệu đồng, tương ứng tăng nhẹ 4,19% so với năm 2011.
Nguyên nhân của sự tăng nhẹ này là do công ty có nhiều đối thủ cạnh tranh nên dù hợp đồng có tăng nhưng tăng không đáng kể, với lại trong năm 2012 lượng tiêu thụ vật liệu xây dựng và cơ khí không nhiều so với năm 2011.
Qua đó, ta thấy doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ là nhân tố chủ yếu, quan trọng nhất cũng chính là tổng doanh thu đạt được qua các năm, do đó công ty cần có những biện pháp để giữ vững và phát huy hơn nữa chiều hướng tăng của loại doanh thu này, nhưng cũng cần quan tâm phát triển doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác để nâng cao hơn nữa kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm tiếp theo.
* Phân tích doanh thu theo cơ cấu mặt hàng của công ty trong 3 năm (2010 – 2012)
Phần phân tích doanh thu trên đây là chỉ mới nhìn thấy được sự biến động tăng của doanh thu. Và để thấy rõ hơn nữa biến động đó của doanh thu trong 3 năm 2010 – 2012 ta lại tiếp tục phân tích sâu vào bên trong dựa theo đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty đó là phân tích doanh thu theo cơ cấu mặt hàng. Mục đích là để xem xét mặt hàng nào tạo ra doanh thu nhiều hơn hay ít hơn để có biện pháp điều chỉnh hữu hiệu.
Như ta đã biết ngoài việc nhận xây dựng các công trình dân dụng, công ty còn nhận gia công các mặt hàng cơ khí, bán vật liệu xây dựng và các mặt hàng trang trí nội ngoại thất.
Chính vì vậy dựa vào bảng số liệu bảng 4.3 ta thấy có một đặc điểm chung là doanh thu xây dựng công trình luôn chiếm giá trị lớn hơn, chiếm cao nhất vào năm 2011 với tỷ lệ khá cao hơn 61% tăng 1,5% so với năm 2010, tuy 2012 có giảm nhưng cũng không cao khoảng 6% so với 2011; còn cơ khí, vật liệu xây dựng, trang trí nội ngoại thất thì đạt giá trị nhỏ hơn. Tỷ trọng chiếm trong tổng doanh thu cộng lại nhỏ nhất đạt khoảng 38% vào năm 2011, cao nhất cũng chỉ đạt 45% vào năm 2012. Điều này cho thấy qua 3 năm vừa qua doanh thu tăng phần lớn là do xây dựng công trình mang lại, đây cũng hiển nhiên vì giá trị thi công lớn nên chỉ cần thi công được một công trình thì đã thu được doanh thu gấp nhiều lần so với tiêu thụ các mặt hàng cơ khí, vật liệu xây dựng, trang trí nội ngoại thất trong cùng một thời gian gộp lại.
Ta sẽ đi vào phân tích cụ thể và tìm ra nguyên nhân tăng giảm của từng mặt hàng cấu thành nên tổng doanh thu của công ty qua 3 năm.
25
- Thứ nhất, đối với mặt hàng công trình dân dụng (thi công công trình dân dụng):
Đây là loại tạo ra doanh thu nhiều nhất trong tổng doanh thu hàng năm cho công ty. Trong 3 năm qua doanh thu của mặt hàng nhìn chung cao và có xu hướng tăng, từ năm 2010 đến 2011 tăng 2.545,47 triệu đồng, tương ứng với một tỷ lệ 24,66%, sang năm 2012 giá trị đạt được là 12.048,38 triệu đồng có sự sụt giảm nhẹ so với 2011, tương ứng với tỷ lệ 6,37%. Mặt khác tuy doanh thu công trình dân dụng có sự giảm nhẹ vào năm 2012 nhưng giá trị năm 2011 vẫn đạt mức cao nhất đó là 12.867,94 triệu đồng, đây là một kết quả đáng mừng, mặt dù năm này tình hình chí phí nguyên vật liệu đầu vào giá cả có sự gia tăng.
Nhìn chung, chung qua 3 năm doanh thu thi công công trình dân dụng có tăng có giảm nhưng tốc độ tăng cao hơn tốc độ giảm chính vì thế nên vẫn đảm bảo được kết quả khả quan.
- Thứ hai, đối với các mặt hàng cơ khí:
Khi nhìn vào bảng 4.3 dễ dàng nhận thấy đây là mặt hàng lớn thứ 2 chiếm tỷ trọng khoảng 20% tổng doanh thu của công ty. Doanh thu do mặt hàng này mang lại hầu như tăng đều qua các năm, thấp nhất năm 2010 đạt 3.590,56 triệu đồng và cao nhất năm 2012 đạt 5.129,57 triệu đồng. Nguyên nhân của sự tăng đều này là do tình hình biến động của chi phí tăng qua các năm nên nguyên liệu đầu vào tăng dẫn đến giá bán và giá nhận gia công các mặt hàng này tăng.
- Thứ ba, đối các với mặt hàng vật liệu xây dựng:
Tương tự nhìn vào bảng số liệu phân tích 4.3 ta cũng nhận thấy đây là mặt hàng có tỷ trọng xếp thứ 3 trong tổng doanh thu của công ty. Doanh thu năm 2010 và 2011 tỷ trọng hầu như không thay đổi chiếm khoảng 10,8% trong tổng doanh thu. Nguyên nhân của việc hầu như không thay đổi này là do 2 năm 2010 – 2011 thị trường ít sôi động nhưng nguồn cung ứng trong nước lại dồi dào, thị trường tiêu thụ bị chia sẻ do có nhiều công ty cạnh tranh giành thị phần. Sang năm 2012 tỷ trọng này tăng nhẹ và chiếm khoảng 12,23% trong tổng doanh thu. Điều này là do trong năm nay công ty tập trung vào các dòng sản phẩm có thương hiệu uy tín.
Thật vậy, qua việc phân tích trên ta thấy 2 mặt hàng cơ khí và vật liệu xây dựng có sự đóng góp tỷ trọng vào tổng doanh thu hầu như không có sự thay đổi nhiều qua từng năm. Đối với mặt hàng cơ khí thì tỷ trọng dao động trong khoảng 20% đến không quá 23%, còn đối với mặt hàng vật liệu xây
26
dựng thì dao động trong khoảng 10,8% đến hơn nhưng không vượt quá 13%. Mặt khác tuy đóng góp vào tổng doanh thu xếp vào loại thứ 2, thứ 3 nhưng mặt hàng cơ khí và xây dựng vẫn giữ mức bình ổn, điều này là đáng mừng cho việc doanh thu thi công công trình xây dựng tăng lên trong tương lai.
- Thứ tư là đối với các mặt hàng trang trí nội thất:
Tuy đây là mặt hàng chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng doanh thu nhưng chúng cũng có mức ảnh hưởng đến kết quả hoạt động doanh thu cuối cùng của công ty. Cụ thể, so với năm 2010, năm 2011 giá trị tăng 198,03 triệu đồng, tương ứng với mức tỷ lệ tăng là 13,73%, sang năm 2012 giá trị này tiếp tục tăng thêm gần 30%. Nguyên nhân của sự tăng liên tục này là do nhu cầu làm đẹp nhà cửa của người dân trong khu vực và khu vực lân cận không ngừng tăng lên trong những năm gần đây.
Tóm lại, qua việc phân tích doanh thu theo cơ cấu mặt hàng trong 3 năm 2010 – 2012 ta đã thấy rõ nguyên nhân làm cho tổng doanh thu tăng lên qua các năm, mặt khác ta cũng thấy được mặt hàng nào có ảnh hưởng nhiều nhất trong việc tạo ra doanh thu thông qua việc tính toán và phân tích tỷ trọng của các mặt hàng cấu thành nên doanh thu.
4.2.2 Phân tích tình hình doanh thu của công ty trong 6 tháng đầu năm 2012 – 2013
Ta sẽ xem xét bảng số liệu (bảng 4.2) để hiểu rõ hơn tình hình doanh thu thực hiện trong 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012. Qua đó đưa ra những phương hướng đúng đắn về tình hình doanh thu trong thời gian này.
Từ số liệu phân tích trong bảng 4.2, có thể thấy được tình hình doanh thu trong 6 tháng đầu năm 2012 có chiều hướng tăng không mạnh, chỉ tăng 8,12% vào 6 tháng đầu năm 2013. Việc này cũng đồng nghĩa với việc tổng doanh thu trong kỳ có xu hướng tăng không nhiều vì trong kỳ công ty không phát sinh các khoản doanh thu khác và thu nhập khác. Mặt dù tăng không cao nhưng đây cũng là một biểu hiện tốt ảnh hưởng đến lợi nhuận sau cùng.
Sự tăng lên của tổng doanh thu như vậy là do tính chuyên môn hóa trong quá trình xây dựng, phân công công việc ngày càng được nâng cao, một yếu tố không kém phần quan trọng là do nhu cầu về các công trình giao thông gia tăng đã tạo doanh thu ngày càng tăng cho công ty.
27
Bảng 4.4: Tình hình doanh thu trong 6 tháng đầu năm 2013 của công ty TNHH cơ khí và xây dựng Nam Thắng
Đvt: Triệu đồng
Nguồn: Bảng báo cáo tài chính tình hình doanh thu của công ty TNHH cơ khí và xây dựng Nam Thắng, 6 tháng đầu năm 2013
* Phân tích tình hình doanh thu theo cơ cấu mặt hàng của công ty trong 6 tháng đầu năm 2012 và 2013
Theo như số liệu phân tích ở bảng 4.4, nhìn chung tất cả mặt hàng kinh doanh trong 6 tháng đầu năm 2012 – 2013 đều có sự gia tăng về số lượng tiêu thụ. Tuy nhiên chỉ trừ mặt hàng cơ khí một loại mặt hàng được xếp ở vị trí thứ 2 trong bảng tổng doanh thu thì kỳ này lại có sự sụt giảm đôi chút so với 6 tháng cùng kỳ 2012, cụ thể giảm 9,11%, đạt giá trị là 2.304,55 triệu đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do vào những ngày cuối năm giá cả xăng, dầu bắt đầu tăng nên một số khách hàng đã tạm ngưng sử dụng các thiết bị máy móc chạy bằng xăng, dầu do vậy lượng tiêu thụ các mặt hàng này bị giảm sút. Tiếp theo, xét đến sự tăng của các mặt hàng có xu hướng tăng, trước hết là việc thi công công trình xây dựng, đối với nguồn doanh thu này 6 tháng đầu năm 2013 tăng 784,11 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ 18,93% so với 6 tháng đầu năm 2012, việc tăng này là do những tháng cuối năm cũ và đầu năm mới công ty nhận được khá nhiều công trình tu bổ và mở rộng đường xá ở khu vực Cần Thơ. Còn riêng đối với mặt hàng vật liệu xây dựng và mặt hàng trang trí nội ngoại thất vào những ngày sau tết tây lại có xu hướng tăng lên do nhu cầu sửa sang và làm đẹp nhà cửa cho việc đón năm mới. Cụ thể đối với mặt hàng vật liệu xây dựng so với 6 tháng cùng kỳ 2012, 6 tháng đầu năm 2013 tăng 162,15 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ 7,61%. Còn đối với mặt hàng trang trí nội ngoại thất thì tăng với tốc độ tăng mạnh hơn tốc độ tăng của mặt hàng vật liệu xây dựng, cụ thể tăng hơn 8% so với cùng kỳ năm 2012.
Chỉ tiêu 01/01 đến 30/06/2012 01/01 đến 30/06/2013 Chênh lệch 6T2012/6T2013 Số tiền % DTT về các công trình dân dụng 4.141,72 4.925,83 784,11 18,93 DTT về các mặt hàng cơ khí 2.535,54 2.304,55 (230,99) (9,11) DTT về các mặt hàng vật liệu xây dựng 2.131,47 2.293,62 162,15 7,61 DTT các mặt hàng trang trí nội ngoại thất 1.293,02 1.398,02 104,99 8,12 Tổng doanh thu 10.101,75 10.922,02 820,26 8,12
28
Tóm lại, sau khi phân tích tình hình doanh thu theo cơ cấu mặt hàng trong 6 tháng đầu năm 2012 – 2013, giúp ta thấy được sự biến động giá trị, cũng như tỷ lệ của các mặt hàng cấu thành nên tổng doanh thu. Từ đó có thể đưa ra phương hướng và giải pháp để đạt được hiệu quả doanh thu trong ngắn hạn.
4.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHI PHÍ CỦA CÔNG TY
Sau doanh thu thì khoản mục chi phí cũng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty. Chi phí là những khoản chi ra bằng tiền trong quá trình hoạt động của công ty. Việc tính toán đúng và giảm thiểu các chi phí bỏ ra giúp ta phác thảo được tình hình kinh doanh của công ty. Phân tích biến động chi phí là đi xem xét, đánh giá, tìm hiểu và đánh giá mức độ tăng giảm của chi phí. Qua đó có biện pháp điều chỉnh để nâng cao sức cạnh tranh cho công ty trên thương trường.
Chi phí của công ty bao gồm các chỉ tiêu: giá vốn, chi phí tài chính và chi phí quản lý kinh doanh.
4.3.1 Phân tích tình hình chi phí của công ty trong 3 năm (2010 – 2012)
Xem xét số liệu trong bảng 4.5 để thấy được khái quát tình hình chi phí của công ty từ năm 2010 – 2012. Từ đó làm căn cứ để phân tích sự biến động của các khoản mục chi phí trong khoản thời gian này.
Dựa vào số liệu trang sau (bảng 4.5), ta thấy tình hình chi phí của công ty trong 3 năm vừa qua không ngừng tăng lên trừ khoản mục chi phí tài chính thì lại giảm. Đây là một dấu hiệu không tốt gây ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận của công ty mặc dù tốc độ biến động nhìn chung không nhanh. Thật vậy, tốc độ tăng của năm 2011 so với 2010 ở mức gần 23% thì sang năm 2013 chỉ tăng ở mức nhẹ khoảng 5%. Nguyên nhân là do năm 2011 là năm thách thức và khó khăn đều vượt so với dự báo, giá cả hàng hóa trên thị trường có sự gia tăng, lãi suất ngân hàng tăng từ đó đẩy các chi phí tăng lên.
Cũng theo bảng số liệu bảng 4.5 ta nhận thấy chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí chính là chi phí giá vốn, ngoài ra các loại chi phí khác thì chiếm tỷ trọng thấp trong tổng chi phí của công ty.
29
Bảng 4.5: Tình hình tổng chi phí trong 3 năm 2010 – 2012 của công ty TNHH cơ khí và xây dựng Nam Thắng
Đvt: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch
2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền % Giá vốn 16.003,83 95,06 19.608,99 94,75 20.176,99 93,2 3.605,16 22,53 568 2,90 Chi phí tài chính 102,15 0,61 92,33 0,45 42,53 0,2 (9,81) (9,61) (49,81) (53,94) Chi phí QLDN 729,20 4,33 994,66 4,8 1.428,75 6,6 265,45 36,40 434,09 43,64