4.4.1 Phân tích tình hình lợi nhuận của công ty trong 3 năm (2010 - 2012)
Phân tích tình hình lợi nhuận của công ty qua các năm sẽ giúp ta đánh giá được sự biến động của lợi nhuận năm nay so với năm trước, nhằm khái quát tình hình lợi nhuận để thấy được kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua từng năm. Qua đó, đề ra các kế hoạch và phương hướng phát triển cho tương lai cũng như đưa ra các giải pháp để khắc phục khó khăn trước mắt nhằm mục đích nâng cao lợi nhuận cho công ty.
Như chúng ta đã biết, khoản lợi nhuận trước thuế được tổng hợp từ 2 khoản là: lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận khác.
Nhưng trong công ty chúng ta đang phân tích qua các năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2012 - 2013 khoản lợi nhuận trước thuế cũng chính là khoản lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh với lý do là trong khoảng thời gian này công ty không có phát sinh các khoản thu nhập khác và chi phí khác.Qua bảng 4.9, ta nhận thấy tình hình lợi nhuận trong 3 năm qua có chiều hướng giảm dần.
39
Bảng 4.9: Bảng tình hình lợi nhuận trong 3 năm 2010 – 2012 của công ty TNHH cơ khí và xây dựng Nam Thắng
Đvt: Triệu đồng
Nguồn: Báo cáo tài chính tình hình lợi nhuận của công ty TNHH cơ khí và xây dựng Nam Thắng trong 3 năm, 2010, 2011, 2012
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Chênh lệch 2011/2010
Chênh lệch 2012/2011
Số tiền % Số tiền %
LN thuần từ hoạt động kinh doanh 455,38 330,06 257,89 (125,32) (27,52) (72,17) (21,87)
Lợi nhuận khác - - - -
40
Cụ thể lợi nhuận trong năm 2011 của công ty đã sụt giảm tương đối mạnh so với năm 2010, đến năm 2012 lại tiếp tục giảm xuống nhưng thấp hơn tỷ lệ giảm của năm 2011, đây chính là ảnh hưởng trực tiếp của lợi nhuận thuần chứ không phải lợi nhuận nào khác.
Năm 2011 lợi nhuận trước thuế của công ty đã giảm 27,52% so với năm 2010, với mức giá trị giảm là 125,32 triệu đồng. Việc giảm lợi nhuận như vậy là do trong năm này tốc độ tăng của chi phí lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu, cụ thể là tốc độ tăng nhanh của 2 khoản chi phí giá vốn (tăng 22,53%) và chi phí quản lý doanh nghiệp (tăng 36,40%), trong khi đó tốc độ tăng doanh thu chỉ đạt được 21,60%.
Sang năm 2012, lợi nhuận của công ty lại tiếp tục giảm, cụ thể giảm từ 330,06 triệu đồng năm 2011 xuống còn 257,89 triệu đồng vào năm 2012, tương ứng với tỷ lệ giảm 21,87%. Mặt dù trong kỳ này chi phí tài chính có tốc độ giảm mạnh nhất, tương ứng với tỷ lệ giảm gần 54%, nhưng do chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng chi phí nên không đủ sức làm giảm tốc độ tăng của tổng chi phí so với doanh thu. Còn khoản mục giá vốn kỳ này chỉ tăng ở mức nhẹ 2,90% nên cũng không ảnh hưởng đến sức tăng của tổng chi phí trong năm 2012. Cho nên, nguyên nhân của sự giảm này chủ yếu do sự tăng lên của khoản chi phí quản lý doanh nghiệp, tương ứng với tỷ lệ 43,64%. Một nguyên nhân khác nữa ảnh hưởng tới việc làm lợi nhuận năm 2012 giảm xuống là do tốc độ tăng doanh thu của kỳ này chỉ tăng với một tỷ lệ khá thấp, tương ứng chỉ đạt 4,19%.
Thật vậy, qua việc phân tích tình hình lợi nhuận của công ty trong 3 năm 2010 – 2012 ta thấy tốc độ tăng của doanh thu thấp hơn so với tốc độ tăng của chi phí do vậy nên không thể cứu vãn được sự tụt dốc của lợi nhuận trước thuế qua các năm.
Tiếp theo đây ta sẽ phân tích tình hình lợi nhuận của công ty trong 6 tháng đầu năm 2012 – 2013 để tiếp tục xem xét sự biến động của lợi nhuận
4.4.2 Phân tích tình hình lợi nhuận của công ty trong 6 tháng đầu năm 2012 và 2013
Từ bảng số liệu 4.10, ta thấy lợi nhuận của công ty trong 6 tháng đầu nămnày lại có chiều hướng tăng dần. Cụ thể tăng 20,83% so với 6 tháng cùng kỳ năm 2012, nguyên nhân là do lợi nhuận gộp về bán hàng và dịch vụ tăng tương đối cao so với 6 tháng cùng kỳ năm 2012, tương ứng với tỷ lệ tăng là 25,16%, một nguyên nhân nữa là do phần chi trả bớt tiền lãi vay từ ngân hàng của công ty nên phần chi phí tài chính năm này thấp hơn năm trước dẫn đến số âm lợi nhuận từ hoạt động này giảm xuống vì vậy đã kéo lợi nhuận tăng lên.
41
Bảng 4.10: Bảng báo cáo tình hình lợi nhuận trong 6 tháng đầu năm 2013 của công ty TNHH cơ khí và xây dựng Nam Thắng
Đvt: Triệu đồng
Nguồn: Báo cáo tài chính tình hình lợi nhuận của công ty TNHH cơ khí và xây dựng Nam Thắng 6 tháng đầu năm 2013
Từ phân tích trên ta có thể thấy trong 6 tháng đầu năm 2013 công ty hoạt động đang có hiệu quả nhưng chưa cao lắm, để tiếp tục nâng cao kết quả kinh doanh vào những tháng sắp tới thì công ty cần xem xét lại khoản mục chi phí nhằm có những điều chỉnh giảm phù hợp.
Nói tóm lại, đến đây chúng ta vừa phân tích xong kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, và cũng đã đi sâu vào bên trong để phân tích các chỉ tiêu doanh thu, chi phí và lợi nhuận của 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2012 – 2013. Đó đồng nghĩa với việc là chúng ta cũng vừa hoàn thành xong mục tiêu cụ thể thứ nhất của bài phân tích. Và để tiếp tục tiếp tục hoàn thành mục tiêu thứ hai của bài ta sẽ dựa vào một số chỉ tiêu tài chính như: chỉ tiêu về khả năng thanh toán, chỉ tiêu về năng lực hoạt động và chỉ tiêu về khả năng sinh lời để đánh giá một cách chính xác hơn hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.
4.5 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUA CÁC CHI SỐ TÀI CHÍNH
Thật vậy, biết tính toán và sử dụng các tỷ số tài chính không chỉ có ý nghĩa với nhà phân tích tài chính, mà còn rất quan trọng đối với nhà đầu tư, cũng như với chính bản thân doanh nghiệp và các chủ nợ…Các chỉ số tài chính cho phép chúng ta so sánh các mặt khác nhau của các báo cáo tài chính trong một doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác trong toàn ngành để xem xét khả năng chi trả cổ tức cũng như khả năng chi trả nợ vay…
Chỉ tiêu 01/01 đến 30/06/2012 01/01 đến 30/06/2013 Chênh lệch 6T2013/6T2013 Số tiền %
LN thuần từ hoạt động kinh doanh 161,03 194,57 33,54 20,83
Lợi nhuận khác - - - -
42
4.5.1 Chỉ tiêu về khả năng thanh toán
Ta có bảng số liệu về chỉ tiêu khả năng thanh toán như sau:
Bảng 4.11: Các hệ số thanh toán trong 3 năm 2010 – 2012 của công ty TNHH cơ khí và xây dựng Nam Thắng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Hàng tồn kho (Triệu đồng) 9.741,39 9.879,07 7.388,49 Tài sản ngắn hạn khác (Triệu đồng) 85,26 - 81,73 Tài sản ngắn hạn (Triệu đồng) 12.325,01 11.671,03 12.834,65 Nợ ngắn hạn (Triệu đồng) 8.537,84 8.768,47 9.294,02
Hệ số thanh toán ngắn hạn (lần) 1,44 1,33 1,38
Hệ số thanh toán nhanh (lần) 0,29 0,20 0,58
Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty TNHH cơ khí và xây dựng Nam Thắng
4.5.1.1Hệ số thanh toán ngắn hạn
Từ bảng số liệu trên của công ty ta thấy hệ số thanh toán ngắn hạn của công ty qua 3 năm đều lớn hơn 1. Chẳng hạn, hệ số này vào năm 2012 là 1,38 > 1, nghĩa là cứ một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1,38 đồng tài sản ngắn hạn. Từ đó cho thấy là tài sản của công ty đủ đảm bảo cho việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, nếu so sánh hệ số của cả 3 năm với nhau thì ta thấy hệ số này của công ty có tăng giảm qua từng năm. Điều này chứng tỏ khả năng trả nợ của công ty không loại trừ khả năng trả nợ giảm dần của công ty và cũng không loại trừ những dấu hiệu báo trước các khó khăn tiềm tàng. Do đó hệ số thanh toán ngắn hạn chưa nói lên được chính xác khả năng đáp ứng các món nợ trong ngắn hạn của công ty nên cần thiết phải phân tích tiếp hệ số thanh toán nhanh.
4.5.1.2 Hệ số thanh toán nhanh
Hệ số thanh toán nhanh của công ty trong 3 năm 2010 – 2012 đều nhỏ hơn 1. Điều này cho ta thấy giá trị tài sản có tính thanh khoản nhanh của công ty không đủ đảm bảo cho việc thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn, nếu như các chủ nợ đòi tiền cùng một lúc. Bên cạnh đó nếu đem so sánh với chỉ tiêu thanh toán ngắn hạn trong 3 năm qua thì chỉ tiêu thanh toán nhanh của công ty ở mức thấp hơn. Chẳng hạn như năm 2010, ta có 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1,44 đồng tài sản ngắn hạn, nhưng nếu xét về khả năng thanh toán nhanh thì chỉ có 0,29 đồng để sẵn sàng đáp ứng cho 1 đồng nợ ngắn hạn. Điều này cho thấy có quá nhiều hàng tồn kho trong tài sản ngắn hạn của năm 2010. Qua năm 2011 hệ số này đã giảm xuống còn 0,20 và tăng lên lại 0,58 vào năm 2012. Nhìn chung khả năng thanh toán của 3
43
năm đều nhỏ hơn 1 và mức chênh lệch không nhiều nhưng dù sao khả năng thanh toán năm 2012 đã tốt hơn so với 2 năm còn lại. Đây là nhờ vào sự cố gắng của công ty trong việc cắt giảm bớt lượng hàng tồn kho. Tóm lại, tình hình thanh toán nhanh của công ty qua 3 năm chưa được tốt lắm nhưng vẫn có bước cải thiện vào năm 2012.
4.5.2 Chỉ tiêu về năng lực hoạt động
Ta có bảng chỉ tiêu về năng lực hoạt động như sau:
Bảng 4.12: Các hệ số hoạt động trong 3 năm 2010 – 2012 của công ty TNHH cơ khí và xây dựng Nam Thắng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Giá vốn hàng bán (Triệu đồng) 16.033,83 19.608,99 20.176,99 Doanh thu thuần (Triệu đồng) 17.290,56 21.026,04 21.906,15 Tổng tài sản bình quân (Triệu đồng) 13.285,09 14.012,05 14.608,29 Giá trị hàng tồn kho bình quân (Triệu đồng) 9.863,26 9.810,23 8.633,78
Vòng quay hàng tồn kho (vòng) 1,63 2 2,34
Vòng quay tổng tài sản (vòng) 1,30 1,5 1,5
Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty TNHH cơ khí và xây dựng Nam Thắng
4.5.2.1 Vòng quay hàng tồn kho
Nhìn vào bảng 4.12, ta có thể thấy vòng quay hàng tồn kho của công ty hầu như tăng đều qua 3 năm. Cụ thể là năm 2011 là 2 vòng tăng 0,37 vòng so với năm 2010, sang năm 2012 lại tiếp tục tăng lên tới 2,34 vòng so với năm 2011, tức là bình quân hàng tồn kho quay được 2,34 vòng trong kỳ để tạo ra doanh thu, đồng nghĩa với việc mất khoảng 156 ngày (365/2,34) quay được một vòng. Điều này chứng tỏ qua 3 năm công ty có sự cố gắng trong việc rút ngắn thời gian hoàn thành công trình mặt dù trong quá trình thi công cũng gặp một số trở ngại vể yếu tố thời tiết và điều này cũng cho thấy việc tiêu thụ các mặt hàng cơ khí, vật liệu xây dựng, trang trí nội ngoại thất cũng chấp nhận được.
4.5.2.2 Vòng quay tổng tài sản
Hệ số vòng quay tài sản của năm 2010 bằng 1,30 vòng cho biết mỗi đồng tài sản tạo ra được 1,30 đồng doanh thu. Sang 2 năm 2011, 2012 hệ số này tăng lên và hầu như không thay đổi ở 2 năm này cụ thể đạt 1,5 vòng, đều này là do tốc độ tăng của doanh thu thuần ở hai năm này cao hơn mức độ tăng của tổng tài sản (một minh chứng tính toán từ bảng số liệu trên cụ thể năm 2011 doanh thu thuần tăng 21,60% trong khi đó tổng tài sản bình quân chỉ tăng 5,47% so với năm 2010). Mặt dù vòng
44
quay của tài sản cố định qua 3 năm có tăng và không thay đổi nhưng nhìn chung hệ số này vẫn lớn hơn 1, điều này cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản trong hoạt động kinh doanh là rất tốt.
4.5.3 Chỉ tiêu về khả năng sinh lời
Ta có bảng số liệu về khả năng sinh lời như sau:
Bảng 4.13: Các hệ số về khả năng sinh lời trong 3 năm 2010 – 2012 của công ty TNHH cơ khí và xây dựng Nam Thắng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
LN sau thuế TNDN (Triệu đồng) 341,54 247,55 193,42 Doanh thu thuần (Triệu đồng) 17.290,56 21.026,04 21.906,15 Tổng tài sản (Triệu đồng) 13.901,90 14.122,21 15.094,37 Vốn chủ sở hữu (Triệu đồng) 3.677,52 3.773,59 3.864,64 LN sau thuế/Tổng tài sản (%) (ROA) 2,46 1,75 1,28 LN sau thuế/Doanh thu thuần (%) (ROS) 1,98 1,18 0,88
LN sau thuế/VCSH (%) (ROE) 9,29 6,56 5
Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty TNHH cơ khí và xây dựng Nam Thắng
4.5.3.1 Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản (ROA)
Nhìn chung ROA của công ty qua 3 năm có chiều hướng giảm dần. Chẳng hạn như năm 2010 có tỷ số ROA là 2,46%, đến năm 2011 là 1,75%, và giảm còn 1,28% vào năm 2012, tỷ lệ này cho ta biết cứ 100 đồng tài sản của công ty tạo ra 1,28 đồng lợi nhuận ròng. Điều này có ý nghĩa là mức sinh lời trên tài sản của công ty đang bị sụt giảm với tốc độ giảm trung bình là 0,5%/năm. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của doanh thu chậm hơn tốc độ tăng của chi phí làm cho chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế bị giảm liên tục qua 3 năm kéo theo sự sụt giảm ROA. Từ đó cho thấy qua các năm công ty chưa sử dụng tốt tài sản để tạo ra nhiều lợi nhuận như mong đợi, đồng nghĩa với việc hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty là chưa cao. Vì vậy, trong những năm tới công ty cần nâng cao hơn nữa việc sử dụng hợp lý tổng tài sản, tận dụng hết công suất tài sản một cách hiệu quả nhất nhằm tạo ra mức lợi nhuận cao hơn.
4.5.3.2 Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần (ROS)
Từ kết quả tính toán trong bảng 4.13, có thể thấy ROS của công ty qua mỗi năm đều giảm, cụ thể năm 2010 là 1,98%, đến năm 2011 giảm xuống còn 1,18% và còn lại 0,88 % vào năm 2012. Điều này có nghĩa, cứ mỗi 100 đồng doanh thu tạo ra được 0,88 đồng lợi nhuận. Như vậy hệ số sinh lời trên doanh thu của công ty trong 3 năm qua đang bị giảm sút nguyên nhân là do chi phí nguyên vật liệu đầu vào
45
không ngừng tăng lên, mặt dù doanh thu có tăng nhưng nhìn chung tốc độ tăng không bằng các khoản chi phí chính vì thế đã khiến cho lợi nhuận bị giảm xuống qua từng năm nên làm cho ROS giảm theo. Công ty cần tìm ra các biện pháp giảm các khoản chi phí để nâng cao lợi nhuận.
4.5.3.3 Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu (ROE)
Đây là tỷ số rất quan trọng đối với các chủ đầu tư, vì nó liên quan tới quyết định có nên đầu tư vào một công ty nào đó hay không, tỷ số này càng cao càng thu hút các nhà đầu tư. ROE của công ty cũng chịu ảnh hưởng từ tình trạng chi phí tăng nên lợi nhuận sau thuế bị giảm qua các năm. Do đó, ROE năm 2011 giảm so với năm 2010, cụ thể là từ 9,29% giảm còn 6,56%. Năm 2012, ROE tiếp tục giảm và chỉ còn 5%. Điều đó có nghĩa là cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu công ty sẽ tạo ra 5 đồng lợi nhuận ròng. Nhìn chung, ROE liên tục giảm qua các năm, nói lên việc sử dụng vốn của công ty là chưa có hiệu quả cao, công ty cần xem lại tình hình sử dụng vốn như thế nào để tìm cách nâng cao hơn nữa việc sử dụng vốn một cách hiệu quả nhất, nhằm tạo ra mức lợi nhuận ngày càng cao hơn trong tương lai.
46
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ VÀ XÂY DỰNG NAM
THẮNG
Ngoài những định hướng của công ty đưa ra trong việc nâng cao hiệu quả hoạt