Yêu cầu về công nghệ nền tảng

Một phần của tài liệu Tìm hiểu phần mềm thư viện số và ứng dụng xây dựng thư viện số ở thư viện tạ quang bửu (Trang 33)

4. Phạm vi nghiên cứu

2.1.2Yêu cầu về công nghệ nền tảng

Hệ quản trị CSDL

Phần mềm phải hoạt động đƣợc trên cả hai hệ quản trị CSDL Oracle 8/9i và MS SQL Server, là một phiên bản duy nhất với mọi tính năng tƣơng đƣơng cho cả hai hệ quản trị cơ sở dữ liệu này.

CSDL lớn

Quản lý đƣợc cơ sở dữ liệu lớn (hơn 1 triệu bản ghi) với tốc độ tra cứu nhanh.

Chạy trên các hệ điều hành khác nhau: Windows NT, Windows 2000 cho máy chủ nghiệp vụ; Windows NT, Windows 2000, Unix cho máy chủ CSDL; mọi hệ điều hành hỗ trợ Web cho các trạm làm việc.

Hỗ trợ đa ngữ và đa mã tiếng Việt

Quản lý dữ liệu đa ngữ bằng mã UNICODE và cung cấp giao diện làm việc theo nhiều bảng mã tiếng Việt (Unicode, ABC, VNI,.. ),và ngôn ngữ khác nhau (Anh, Pháp, Nga).

100% giao diện trên Web

Toàn bộ giao diện của tất cả các phân hệ phần mềm đƣợc xây dựng trên Web, sẵn sàng cho kết nối diện rộng với Internet, tuân thủ chặt chẽ các chuẩn của giao thức TCP/IP.

Bảo mật

- Mã hoá: Tuân thủ chặt chẽ các yêu cầu về bảo mật, với khả năng hoạt động trên giao thức mã hoá đƣờng truyền SSL (Secure Socket Layer), sử dụng các thuật toán mã hoá mạnh.

- Xác thực: Sử dụng khả năng xác thực máy chủ và máy trạm (client & server certificate), cho phép quản lý các hoạt động của ngƣời dùng trong hệ thống từ nhiều mức: trạm làm việc, ngƣời sử dụng, tính năng đƣợc sử dụng.

Tra cứu toàn văn

Tích hợp với mọi dạng dữ liệu số hóa với khả năng đánh chỉ mục và tìm kiếm toàn văn tiếng Việt mạnh.

Hỗ trợ Việt ngữ triệt để

Hỗ trợ tiếng Việt đầy đủ với khả năng sắp xếp, tìm kiếm phân biệt hoặc không phân biệt hoa thƣờng.

Mã vạch

Tƣơng thích với các thiết bị đọc/in mã vạch của nhiều nhà sản xuất khác nhau.

2.1.3 Yêu cầu về chuẩn thư viện

Chuẩn MARC

Hỗ trợ khung biên mục MARC 21 và MARC21 Việt Nam.

Chuẩn ISO 2709

Hỗ trợ khuôn dạng trao đổi dữ liệu theo ISO 2709.

Chuẩn Z39.50

Hỗ trợ chuẩn tra cứu liên thƣ viện theo giao thức Z39.50 (cả client và server).

Chuẩn biên mục

Hỗ trợ các chuẩn biên mục ISBD, AACR-2, TCVN 4743/89

Khung phân loại

Hỗ trợ các khung phân loại: BBK, UDC, DDC, LC, khung đề mục quốc gia, subject headings.

Chuẩn OCLC

Hỗ trợ chuẩn OCLC 4 figure cutter table,OCLC sanborn 4 figurecutter table, chuẩn cutter của TVQG cho nhan đề/tác giả tiếng Việt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chuẩn ISO 10161

Chuẩn ISO 10161 cho nghiệp vụ mƣợn liên thƣ viện.

2.1.4 Yêu cầu về chuẩn nghiệp vụ thư viện

2.1.4.1 Yêu cầu chung.

Tuỳ biến theo template

Khả năng tuỳ biến mềm dẻo trong việc tạo các sản phẩm thƣ mục theo định dạng HTML/XML qua các template (mẫu) do ngƣời dùng tự xây dựng.

Tuỳ biến khung biên mục

Khả năng tuỳ biến mềm dẻo trong việc mở rộng khung biên mục.

Áp dụng mã vạch trong các khâu in thẻ, in nhãn, đăng ký cá biệt cho ấn phẩm, trong hoạt động mƣợn - trả và quản lý kho.

Xuất/Nhập dữ liệu

Khả năng xuất/nhập dữ liệu với các phần mềm thƣ viện khác và với CDS/ISIS.

Lưu thông đa điểm

Khả năng quản lý lƣu thông tài liệu theo nhiều điểm cho mƣợn.

Kiến trúc kho

Thích hợp với cả kiến trúc kho đóng và kho mở.

Đặc thù Việt nam

Các nghiệp vụ đã đƣợc trải qua sử dụng trong nhiều thƣ viện và đã đƣợc chỉnh lý để phù hợp với đặc thù thực tế của thƣ viện trong nƣớc.

2.1.4.2 Yêu cầu về các chuẩn nghiệp vụ

Khung biên mục MARC 21 và MARC 21 VN

Hỗ trợ đầy đủ khung biên mục chuẩn quốc tế phổ dụng nhất là MARC 21 và phiên bản tiếng Việt của khung biên mục này là MARC 21 VN. Phần mềm cần đảm bảo:

- Hỗ trợ các mọi trƣờng chuẩn (các trƣờng con và indicators) của khung MARC 21.

- Hỗ trợ trƣờng 856 cho liên kết dữ liệu đa phƣơng tiện (multimedia). - Tự động hợp lệ bản ghi theo chuẩn MARC 21.

- Hỗ trợ khả năng bổ sung thêm các trƣờng sử dụng cục bộ (mức quốc gia hoặc từng thƣ viện cụ thể).

- Hỗ trợ quá trình biên mục các trƣờng dữ liệu mã có độ dài cố định (Fixed Length Data) 00X trong chuẩn MARC 21.

- Hỗ trợ quá trình xác định Leader của biểu ghi theo khung MARC 21.

- Hỗ trợ các quy tắc của MARC 21 về ánh xạ trƣờng từ khung biên mục dữ liệu thƣ mục MARC 21 sang bản ghi MARC XML và Dublin Core XML.

Cấu trúc bản ghi trao đổi theo ISO 2709

Phần mềm phải hỗ trợ khả năng nhập/xuất dữ liệu dƣới dạng các biểu ghi có cấu trúc định nghĩa theo chuẩn ISO 2709. Phải có khả năng chia sẻ thông tin không những với các phần mềm thƣ viện hỗ trợ MARC 21 hoặc UNIMARC mà còn với những khung biên mục MARC khác hoặc với cơ sở dữ liệu xây dựng trên nền CDS/ISIS.

Giao thức tra cứu liên thư viện Z39.50

Phần mềm phải hỗ trợ giao thức chuẩn Z39.50 (cả phiên bản 2 và 3), cho phép thƣ viện có thể chia sẻ nguồn tài nguyên dữ liệu thƣ mục với các thƣ viện trực tuyến trên thế giới. Đây cũng là giao thức cho phép các thƣ viện có thể xuất/nhập dữ liệu trực tuyến. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hỗ trợ Z39.50 dưới vai trò là client

- Danh sách các cơ sở dữ liệu Z39.50: có thể nhập sẵn một danh sách các thƣ viện trực tuyến trên Internet có hỗ trợ Z39.50. Bạn đọc có thể sử dụng lại danh sách này.

- Hỗ trợ bảng mã tiếng Việt theo chuẩn USMARC: Dữ liệu thƣ mục ấn phẩm tiếng Việt trên các cơ sở dữ liệu của thƣ viện nƣớc ngoài đƣợc mã hóa riêng của chuẩn USMARC. Phần mềm phải có khả năng chuyển đổi tức thời kết quả sang hệ mã tiếng Việt của ngƣời dùng (VNI, TCVN3, Unicode).

- Tìm kiếm kết hợp nhiều điều kiện bằng các toán tử logic: Cho phép kết hợp các tiêu chí tìm kiếm bằng các toán tử “AND”, “OR”, “NOT”.

- Tích hợp với nghiệp vụ mƣợn liên thƣ viện (ILL): có thể đặt yêu cầu mƣợn liên thƣ viện trực tiếp từ trang kết quả nếu thƣ viện có chính sách mƣợn liên thƣ viện với thƣ viện cục bộ.

- Chạy nhƣ một dịch vụ hệ thống (system service) hoặc trên dòng lệnh: có thể khởi tạo Z39.50 từ dòng lệnh hoặc cài đặt nhƣ một dịch vụ hệ thống tại cổng tuỳ ý.

- Hỗ trợ nhiều bảng mã tiếng Việt khác nhau: Kết quả trả lại từ Z39.50 server có thể đƣợc chuyển đổi thành bảng mã tiếng Việt thích hợp với đầu tra cứu (TCVN 5712, VNI, TCVN 6909 Unicode).

- Làm việc với mọi Z39.50 client có sẵn

Các quy tắc mô tả thư mục ISBD, AACR-2, TCVN 4743/89

Phần mềm phải hỗ trợ:

- Các quy tắc mô tả thƣ mục ISBD (International Standard Bibliographic Description) (G, M, S, ER,... )

- Các quy tắc biên mục Anh - Mỹ AACR-2 (Anglo-American Cataloguing Rule – Edition 2).

Chuẩn mượn liên thư viện ISO 10161

- Hỗ trợ đầy đủ giao thức ISO 10161

- Mọi trạng thái, mã số, tiền trình trao đổi và cấu trúc định dạng của các thông điệp mƣợn liên thƣ viện đều tuân thủ theo mô tả của ISO 10161.

- Đảm bảo tính liên thông trong nghiệp vụ giữa phần mềm thƣ viện và các phần mềm thƣ viện khác trên thế giới.

- Thông điệp trao đổi có thể đƣợc đƣợc mã hóa theo chuẩn quốc tế nhƣ BER, EDIFACT hoặc XML.

- Các giao dịch mƣợn liên thƣ viện đƣợc gửi/nhận qua dịch vụ thƣ điện tử.

Khung phân loại BBK, DDC, UDC, LCC , khung đề mục quốc gia

- Hỗ trợ đồng thời nhiều khung phân loại khác nhau và cho phép các tiến trình biên mục, tra cứu có thể sử dụng bất cứ một hoặc một nhóm khung phân loại nào trong số này.

- Cho phép cán bộ thƣ viện và bạn đọc tra cứu dễ dàng tra cứu đƣợc chỉ số phân loại thích hợp không chỉ theo con số (number) mà còn theo mô tả (caption) tiếng Anh và tiếng Việt.

Tiêu đề đề mục (subject headings), từ khóa:

Phần mềm phải hỗ trợ Subject Headings (đề mục chủ đề hoặc tiêu đề đề mục) và từ khóa không kiểm soát. Hỗ trợ việc kiểm soát các từ điển chuẩn (từ khóa), từ điển các giá trị của MARC21 (mã địa lý, mã ngôn ngữ, mã nƣớc …), danh mục nhãn trƣờng MARC21.

OCLC cutter và TVQG cutter:

Phần mềm phải cung cấp khả năng tự động tính toán con số cutter (cutter number) theo một số chuẩn khác nhau.

- Với sách tiếng nƣớc ngoài: Sử dụng các chuẩn cutter do OCLC quy định, là các chuẩn OCLC Four Figure Cutter Table hoặc OCLC Sanborn Four Figure Cutter Table.

- Với sách tiếng Việt: Sử dụng quy tắc tính số cutter của TVQG.

2.2 Các phần mềm thư viện số

2.2.1 Giới thiệu chung

Các định nghĩa và mô tả về thƣ viện số góp phần mô tả bản chất của các hệ thống phần mềm này là cung cấp khả năng lƣu trữ và truy cập đến các tài nguyên số. Cũng nhƣ các dạng phần mềm khác, có rất nhiều cách thức, khía cạnh và mục đích khác nhau để xây dựng hệ thống. Ví dụ, một phần mềm chỉnh sửa ảnh cũng giống nhƣ các chƣơng trình khác, cho phép ngƣời dùng tạo ứng dụng cho ảnh, tuy nhiên nó có sự khác biệt về độ mờ, sáng và các đặc tính khác so với các phần mềm khác; một số gói phần mềm còn cung cấp chức năng đặc biệt mà các phần mềm khác không có. Các phần mềm tính năng tƣơng tự cũng đƣợc lập trình và phát triển theo các cách khác nhau. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong lĩnh vực thƣ viện số và phần mềm thƣ viện số có hai phƣơng pháp thƣờng thấy là hệ thống các thành phần tập trung và phân tán. Một hệ thống tập trung là hệ thống bao hàm tất cả các thành phần trong nó, và thƣờng đƣợc lƣu trên một máy chủ nơi các chức năng hệ thống và mã nguồn đƣợc thiết lập một cách chặt chẽ và đan xen với nhau. Trong hệ thống phân tán, thay vì 1 ứng dụng lớn chạy tại một vị trí thì phần mềm đƣợc phân tách thành nhiều thành phần con có thể đặt tại nhiều máy chủ khác nhau. Hƣớng này cho phép xử lý các thành phần truy vấn khác nhau của hệ thống tới nhiều máy chủ. Sự phân chia này làm tăng cƣờng xử lý song song, tăng hiệu năng của hệ thống.

Trong mục này, tôi sẽ đề cập đến một số gói phần mềm thƣ viện số mã nguồn mở khá phổ biến có thể phát triển cho các hệ thống thƣ viện số.

2.2.2 Phần mềm Greenstone

Greenstone là một bộ phần mềm dùng để xây dựng và phân phối các bộ sƣu tập tài liệu số. Nó cung cấp một phƣơng pháp mới để tổ chức và xuất bản thông tin trên Internet hoặc trên CD-ROM. Greenstone là sản phẩm của dự án Thƣ viện số New Zealand của trƣờng đại học Waikato, đƣợc phát triển và phân phối với sự tham gia của UNESCO và Human Info NGO. Đây là phần mềm mã nguồn mở đƣợc cung cấp trên http://greenstone.org theo thoả thuận của GNU General Public License.

Greenstone tƣơng thích với hệ điều hành Windows, Unix và Mac OS X. Việc phân phối bao gồm các bản cài đặt cho tất cả các phiên bản của Windows, Linux và Mac OS X. Nó cũng cung cấp toàn bộ source code của hệ thống để ngƣời sử dụng có thể biên dịch lại bằng Microsoft C++ Phần mềm đi kèm với Greenstone cũng đều miễn phí, ví dụ nhƣ Apache Webserver và PERL. Ngƣời sử dụng có thể dùng các trình duyệt Web điển hình là Netscape Navigator hoặc Internet Explorer.

Mục tiêu của phần mềm là cung cấp cho ngƣời sử dụng, đặc biệt là các trƣờng đại học, các thƣ viện hoặc trong các trụ sở công cộng xây dựng các thƣ viện số riêng của họ. Các thƣ viện số làm thay đổi nhanh chóng cách thức thông tin đƣợc thu thập và phổ biến trong các thành viên của UNESCO và các trụ sở giáo dục, khoa học và văn hóa trên toàn thế giới, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển. Hƣớng xa hơn nữa là các phần mềm của họ đƣợc phân tán trên các CD-ROM thông qua các kênh và các tổ chức UNESCO có thể tạo ra CD-ROM dựa trên các thƣ viện số đƣợc xây dựng trên các web server. Phần mềm này có khả năng tƣơng hợp cao, hỗ trợ khả năng xuất và nhập với các bộ sƣu tập Dspace.

Greenstone đƣợc thiết kế để dễ nâng cấp và chỉnh sửa. Các định dạng mới của một tài liệu và metadata đƣợc cung cấp bằng cách viết “plugins” (trong Perl). Tƣơng tự, việc duyệt cấu trúc của metadata có thể thực hiện bằng cách viết “classifiers”. Giao diện ngƣời sử dụng có thể đƣợc thay thế bằng cách viết các “macros”. Giao thức Corba cho phép các chƣơng trình thông minh (ví dụ trong Java) sử dụng tất cả các tiện ích đi kèm với bộ sƣu tập. Cuối cùng, source code bằng C++ và Perl đƣợc cung cấp miễn phí và cho phép sửa đổi.

Greenstone 3 là một phiên bản đƣợc thiết kế và cài đặt lại, chứa tất cả các tính năng tiên tiến của Greenstone 2 (phiên bản hiện tại). Nó kết hợp tất cả các đặc điểm của hệ thống đã tồn tại và tƣơng thích với tất cả các hệ thống trƣớc: có thể xây dựng và chạy trên các bộ sƣu tập đã có mà không phải chỉnh sửa. Greenstone 3 đƣợc viết bằng Java và đƣợc xây dựng nhƣ một thành phần mạng độc lập sử dụng XML để truyền thông. Những tính năng này giúp Greenstone phát triển tính khả chuyển và mở rộng.

2.2.3 Phần mềm Dspace

DSpace là một bộ phần mềm mã nguồn mở hỗ trợ giải pháp xây dựng và phân phối các bộ sƣu tập số hóa trên internet, cho phép các thƣ viện, các cơ quan

nghiên cứu phát triển và mở rộng. Nó cung cấp một phƣơng thức mới trong việc tổ chức và xuất bản thông tin trên internet.

DSpace do HP và The MIT Libraries phát triển vào năm 2002, hiện nay có hơn 1000 trƣờng đại học và các tổ chức văn hoá sử dụng phần mềm số DSpace để quản lý và chia sẻ nguồn tài nguyên: sách, tạp chí, luận văn và các sƣu tập hình ảnh, âm thanh và phim...

DSpace đƣợc sử dụng cơ bản nhƣ một phần mềm lƣu trữ và phân phối tài liệu số với ba vai trò chính:

 Giúp cho việc thu nhận và quản lý tài liệu đƣợc dễ dàng, bao gồm siêu dữ liệu của tài liệu

 Giúp cho việc truy cập tài liệu đƣợc dễ dàng, bằng cả việc liệt kê và tìm kiếm

 Giúp cho việc bảo quản tài liệu lâu dài. Ƣu điểm của Dspace:

 Có một cộng đồng lớn ngƣời sử dụng và phát triển trên toàn thế giới;

 Phần mềm mã nguồn mở, miễn phí;

 Dễ dàng tùy chỉnh để phù hợp với nhu cầu của bạn;Giao diện dạng web nên dễ dàng trong việc truy cập

 Đƣợc sử dụng trong các tổ chức giáo dục, chính phủ, tƣ nhân và thƣơng mại;

 Có thể đƣợc cài đặt dễ dàng; sử dụng đƣợc trên nhiều hệ điều hành nhƣ Windows, Linux, Unix... Sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu Postgres SQL hoặc Oracle

 Có thể quản lý và lƣu giữ tất cả các loại tài liệu kỹ thuật số. Tài liệu đƣợc biên mục theo chuẩn Dublin Core Metadata rất phổ biến và thông dụng.

 Phân quyền và bảo mật mạnh. Có thể phân quyền đến từng tài khoản ngƣời dùng, đến từng Bộ sƣu tập hoặc thậm chí đến từng tài liệu. Các quyền đƣợc cấu hình khá chi tiết nhƣ: Quyền xem biểu ghi thƣ mục, Quyền xem toàn văn...

 Hỗ trợ đa ngôn ngữ. Trong đó có tiếng Việt (Phiên bản do Trƣờng Đại học Đà Lạt việt hóa).

Những tính năng vượt trội:

 Khả năng tùy chỉnh giao diện cao. Giao diện thống nhất chung cho tất cả các bộ sƣu tập.

 Phần mềm Dspace nhƣ một website. Tất cả các thao tác đều thông qua web: Biên mục, truy cập thông tin... Khi cần bổ sung tài liệu vào các bộ sƣu tập không cần phải xây dựng lại từ đầu nhƣ Greenstone

Một phần của tài liệu Tìm hiểu phần mềm thư viện số và ứng dụng xây dựng thư viện số ở thư viện tạ quang bửu (Trang 33)