0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

I Luận điểm này của Mác có thể vận dụng để nghiên cứu mỹ học của Hếghen,

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA MỸ HỌC HÊGHEN (Trang 87 -89 )

HỆ THỐNG NGHỆ THUẬ Ti ** TRONG MỸ HỌC HỄ GHEN

I Luận điểm này của Mác có thể vận dụng để nghiên cứu mỹ học của Hếghen,

Luận điểm này của Mác có thể vận dụng để nghiên cứu mỹ học của Hếghen, nhưng không chỉ ở phép biện chứng mà ở toàn bộ hệ thống mỹ học của Hêghen.

Từ cơ sở đó, luận văn đã lần lượt nghiên cứu và đã làm rõ những vấn đề cơ bản sau của mỹ học Hêghen.

1. Trước hết, luận văn tìm hiểu cơ sở triết học của mỹ học Hêghen với khái niệm trung tâm là “tinh thần tuyệt đối”. Luận văn đã tìm hiểu mối liên hệ của khái niệm “ý niệm” của Platón và “tinh thần tuyệt đối” của Hêghen. Luận văn đã chỉ ra chỗ khác nhau của hai khái niệm này. Điểm đặc sắc của triết học Hêghen là coi “tinh thần tuyệt đối” như một bản thể “tối thượng” quyết định sự phát triển của tự nhiên, xã hội và con người.

2. Từ cơ sở triết học của Hêghen, luận văn đã xác lập vị trí của mỹ học trong hệ thống triết học của ông. Với Hêghen, mỹ học là triết học của nghệ thuật. Đáy là

luận điểm cơ bán để triển khai bản chất của mỹ học.

3. Luận văn đã khẳng định rằng khái niệm trung tâm và cơ bản của mỹ học của Hêghen là ý niệm cái đẹp, đó là cái đẹp lý tưởng. Hêghen thừa nhận có cái đẹp

trong tự nhiên, trong xã hội, nhưng cái đẹp lý tưởng chỉ tổn tại trong nghệ thuật.

Khái niệm cơ bản và trung tâm của mỹ học Hêghen đã được Hêghen khẳng định ngay chương í công trình của ông: “Chúng tôi dùng danh từ ý niệm cái đẹp để

gọi cái đẹp. Cần phải hiểu điều này như sau: bản thân cái đẹp cần phải được lý

giải là một ỷ niệm, không những thế, nó còn là một ỷ niệm mang hình thức nhất

định tức là “lý tưởng” .

cát đẹp, đúng hơn ỉà lĩnh vực nghệ thuật, hay đúng hơn nữa là lĩnh vực sáng tác

nghệ thuật”.

4. Luận văn cho rằng, sở dĩ Hêghen tập trung nghiên cứu cái đẹp trong nghệ thuật vì nghệ thật là phương tliức con người dùng để “tự sản sinh" ra chính mình trong thế giới hiện thực. Hoạt động nghệ thuật là một bộ phận, một phương thức, một giai đoạn trong tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại.

5. Về phương thức tư duy, luận văn đã nhận xét: Hêghen là người đầu tiên chỉ ra những đặc điểm của ba kiểu tư đuy cơ bản: triết học (khoa học) tư duy bằng khái niệm, tôn giáo; tư duy bằng biểu tượng, và nghệ thuật tư duy bằng hình tượng. Chính điều này đã dẫn Hêghen tới kết luận cho rằng: “Nghệ thuật khám phá chân lý trong hình thức cảm quan” [9, 132].

6. Vì coi đối tượng của mỹ học là “vương quốc bao la của cái đẹp, đúng hơn là lĩnh vực nghệ thuật, hay đúng hơn nữa là lĩnh vực sáng tác nghệ thuật", nên mỹ học của Hêghen đã chú ý nghiên cứu rất sâu vấn đề “chủ thể sáng tạo” tức nghệ sỹ. Hêghen đã bàn rất cụ thể đến năng khiếu, lài Iiăng, thiên tài, cảm hứng và phong cách sáng tạo của nghệ sỹ.

7. Luận văn cũng đã nghiên cứu và vắn tắt nội đung của hệ thống nghệ thuật cùng phương pháp biện chứng của sư phát triên nghệ thuật từ thấp lên cao, từ tượng

trưng qua cổ điển đến lãng mạn trong tổng thể các loại hình nghệ thuật tương

ứng với ba giai đoạn phát triển đó.

Tuy đã khái quát được bảy vấn đề cơ bản trong hệ thống mỹ học của Hẽghen, Iiliưng trước một bộ óc “ Bách khoa toàn thư” về mỹ học, trước một công trình mỹ học đồ sộ thuộc loại bậc nhất thế giới, người viết luận văn đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn đây chỉ là bước đẩu, và chắc chắn còn nhiều thiếu sót, mong được các thầy cô chỉ bảo để em có thể hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA MỸ HỌC HÊGHEN (Trang 87 -89 )

×