0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Tổng quan về hệ thống mỹ học của Hêghen.

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA MỸ HỌC HÊGHEN (Trang 34 -43 )

TRONG HỆ THÒNG TRIẾT HỌC CỦA HỀGHEN

2.3. Tổng quan về hệ thống mỹ học của Hêghen.

2.3.1. Xiiất phát điểm mỹ học của Héghen

Mỹ học là triết học của nghệ thuật - đó là luận điểm quan trọng mà Hêghen đặt cơ sở cho toàn bộ hệ thống mỹ học của ông. Nói một cách khác, mỹ học là phương pháp luận của nghệ thuật.

Thực vậy, toàn bộ hệ thống bài giảng của Hêghen về mỹ học toát lên: lĩnh vực của mỹ học là cái đẹp iý tưởng hay chính là cái đẹp trong nghệ thuật. Còn toàn bộ lịch sử nghệ thuật là lịch sử vận động của cái đẹp lý tưởng thông qua mối quan hệ biện chứng của ý niệm tuyệt đối với hình thức biểu hiện ý niệm tuyệt đối.

Theo Hêghen, hoạt động nghệ thuật là một bộ phận, một hình thức thể hiện tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại. Nghệ thuật là một phương thức con người đùng để “tự sản sinh” ra chính mình trong thế giới hiện thực.

dạng nghệ thuật (góc độ tinh thần) mà cái đẹp là bản thân chân lý nhưng dưới góc độ nghệ thuật. Sáng tạo nghệ thuật là sự kết hợp hài hoà giữa tài năng chủ quan và nội dung khách quan.

Toàn bộ nghệ thuật — một loại hình lao động đặc thù tạo ra một loại sản phẩm đặc biệt là cái đẹp. Những sản phẩm nghệ thuật đậm đà tính thẩm mỹ ấy phải hướng tới con người theo những nguyên tắc của chủ nghĩa nhân đạo mà tính nhân đạo là điểm trung tâm và nôi dung của cái đẹp chân chính của nghệ thuật.

Hêghen đã khẳng định lý tưỏtĩg là sự thống nhất giữa tính tương đối và tuyệt

đối, giữa hữu hạn và vô hạn. Tuy nhiên, dưới hình thức duy tâm, ông coi nghệ thuật là hình thức thể hiện tinh thần tuyệt đối thông qua các hình tượng nghệ thuật.

Hêghen là người phân biệt rõ nhất các kiểu tư duy đặc trưng cho ba hình thái quan trọng nhất trong thế giói ý niệm tuyệt đối. Ông cho rằng, triết bọc khám phá chân lý thông qua các khái niệm, tôn giáo biểu hiện thế giới thần linh thông qua các biểu tượng. Còn nghệ thuật khám phá chân lý thông qua các hình tượng cảm quan.

Tất cả có năm cơ sờ tạo thành xuất phát điểm mỹ học của Hêghen.

2.3.2. Phạm trù cái đẹp trong mỹ học Hêghen:

Trong hệ thống các phạm trù khách thể, cái đẹp là phạm trù cơ bản và trung tâm. Chính vì tầm quan trọng này mà Hêghen đã vạch ra toàn bộ bản chất của cái đẹp và iý giải khá kỹ về nó.

Hêghen đẵ dùng cụm từ ỷ niệm cái đẹp để gọi cái đẹp vì bản thân cái đẹp cần được lý giải là một ý niệm, thậm chí ý niệm ấy lại mang nội dung lý tưởng.

Xuất phát từ triết học của mình, Hêghen cho rằng, ngay trong ý niệm đã có sự thống nhất cụ thể của khái niệm và tính cá thể, nghĩa ỉà của cái chung và cái riêng. Khái niệm tự khẳng định mình là một tồn tại khách quan bằng chính hoạt động của mình. VI thế, cái đẹp không chỉ là thước đo sự tiến hoá của loài người mà còn là để chỉ phẩm chất người. Cái đẹp chính là đặc trưng người để đánh giá trình độ người.

Trong tiến trình đi ỉên của nhân loại, cái đẹp — với tư cách là một ý niệm đã chứng minh sự tồn tại của ý thức người, đánh đấu sự khác nhau giữa con người với các loài súc vật.

của giống loài nó, còn con người thì có thể sản xuất theo thước đo của bất cứ giống nào và ở đâu cũng có thể áp dụng thước đo thích dụng cho đối tượng. Do đó, con người cũng nhào nặn vật chất Iheo quy luật của cái đẹp" [40, 1 19J.

Khi đánh giá về cái đẹp, Hêghen đã có cái nhìn khác ĩ.Kant, ông quan niệm vấn đề toàn điện hơn I.Kant. Nếu I.Kant cực đoạn trốn vào “cái tôi” chủ quan, thì ngược lại Hêglien đã đứng trên quan điểm lịch sử để giải quyết vấn đề cái đẹp.

Song, Hêgben đã tự mâu thuẫn với chính mình khi đánh giá cái đẹp. Quan điểm của ông về cái đẹp vừa có tính nhất quán, vừa mâu thuẫn. Sở dĩ nhất quán vì nó đuy tâm, không xuất phát từ đời sống cụ thể mà xuất phát từ tư tưởng, tinh thần. Mâu thuẫn bởi khi xuất phát từ tinh thần, ông lại buộc phải thừa nhận quy luật lịch sử khách quan của cái đẹp. Mâu thuẫn thể hiện ở chỗ, một mặt Hêghen thừa nhận cái đẹp tồn tại trong tự nhiên và trong xã hội, nhưng cái đẹp đó mờ nhạt, thấp kém vì nó có tính vật chất thô thiển. Ông cho rằng cái đẹp trong nghệ thuật cao hơn cái đẹp trong tự nhiên và trong xã hội, nó là sự chắt lọc cái đẹp của tự nhiên và cái đẹp troĩig xã hội.

Như vậy, ưu điểm trong luận thuyết của Hêghen là cố gắng chứng minh cái đẹp là bản chất của nghệ thuật. Nhược điểm là Hê ghen đã phủ nhận cái đẹp thực tế,

thay vào đó, ông dành chỗ cho “ý niệm”, cho thần linh, vì thế ông đã quan niệm: khi tư duy càng phát triển, cái đẹp càng mất vai trò và phải nhường chỗ cho “ tinh thẩn tuyệt đối”.

Chính vì vậy, ông đã quan niệm tôn giáo cao hơn nghệ thuật và triết học cao hơn tôn giáo. Như vậy Hêghen đã xếp nghệ thuật ỏf bậc thấp nhất so với tôn giáo và triết học.

Như vậy, quan niệm về cái đẹp trong mỹ học của Hêghen lõ ràng là tiến bộ hơn so với I.Kant và các nhà mỹ học trước ông. Lôgíc vấn đề là Hêghen đã tiếp thu mỹ học của I.Kant, đổng thời ông đã kế thừa và tổng kết toàn bộ thành tựu về mỹ học giai đoạn trước Mác, làm tiền đề cho mỹ học Mác — Lênỉn sau này.

Cái đẹp trong mỹ học Hêghen được quan niệm là đối tượng nghiên cứu của mỹ học, là phạm trù trung tâm và cơ bản. Ngoài ra, Hêghen đã quan niệm toàn diện hơn I.Kant về cái đẹp, đặc biệt ông quan tâm nghiên cứu khá kỹ về chủ thể và vai trò quyết định của chủ thể nghệ sỹ trong việc sáng tạo ra những tác phẩm nghệ thuật — một loại lao động đặc biệt sản sinh ra những sản phẩm văn hoá đặc biệt.

Hêghen đã thấy sự hài hoà, tương quan ,sự liên kết, quy định lẫn nhau về không gian, thời gian, trước sau, trên dưới phân theo từng giai đoạn, từng quá trình với một cấu trúc tuyệt vời đến kỳ diệu.

Tuy nhiên, cái đẹp trong tự nhiên cũng “tự nhiên” như cái tên của nó với phẩm chất cái gọi ỉà “đẹp” với hình dáng, màu sắc, tương quan, bố cục. Cái đẹp trong tự nhiên là cái có năng lực biểu hiện sức sống tồn tại và phát triển, đủ sức gợi cho con người những rung động, cảm nhận được cái “đẹp” trong tư duy, dự cảm cho nghệ sỹ những rung động làm nên thi, ca, nhạc, hoạ, thậm chí là những rung động thẩm mỹ mạnh, làm chấn động thế giới bên trong, tạo niềm say mê cho con người với khát vọng tạo nên nhũng giá trị mỹ cảm.

Ngược lại, cái đẹp trong nghệ thuật là sự tổng hoà của cái đẹp trong thiên nhiên và trong xã hội, là cái đẹp của mọi cái đẹp. Khác với cái đẹp khách quan tồn tại ngoài cuộc sống, cái đẹp trong nghệ thuật là sảu phẩm của tài năng và trí tuệ. Nghệ thuật là một trong những phương thức “tự sản sinh” của con người trong thế giới hiện thực. Nghệ thuật có nhiệm vụ khám phá ra chân lý dưới hình thức cảm tính dưới dạng nghệ thuật ở góc độ tinh thần sáng tạo.

Theo Hẽghen, cái đẹp trong nghệ thuật phải căn cứ vào ba điểm cốt yếu sau: Lý tưởng vứi tính cách lý tưởng; cách ỉý tưởng được thể hiện ở trong tác phẩm nghệ thuật và tính chủ thể sáng tạo nghệ sỹ.

2.3.3. Phạm trù ìỷ tưởng.

Trong hệ thống triết học và mỹ học của Hêghen, nói đến sự kiếm tìm lý tưởng là nói đến kiếm tìm chân lý, chân !ý lại xuất phát từ chân thực.

Lý tưởng đầu tiên xuất hiện như một bản chất thuần tuý, nhưng mục đích của lý tưởng lại không vì cái thuần tuý lý luận mà còn là một hoạt động thực tiễn, chính vì thế, lý tưởng xét ở bản thân nó tức là cái chân thực chỉ tồn tại và là hiện thực khi 1ÌÓ được bộc lộ ở trong cái thực tế bên ngoài nhưiig nó có thể kliắc phục được sự phân chia giữa tổn tại và tính chân thực bằng cách hoà đồng, hợp nhất cả hai để tạo ra một tổng thể thống nhất, hài hoà và sáng tạo ra lý tưởng thông qua sự gạn iọc.

Lý tưởng biểu lộ bản chất chân thực của mình bằng cách quy định về tinh thẩn, hiện tượng bên ngoài phù bợp với tinh thần đến mức trở thành một yếu tố bộc lộ tinh thẩn. Lý tưởng, khi làm thành một hiện thực trừu tượng được đúc rút từ

những đặc thù ngẫu nhiên, bởi bì yếu tố bên trong đóng vai một cá tính sinh động ở

sự tồn tại bên ngoài.

Nét cơ bản của lý tưởng là sự bình thản và hình thức trong sáng, bởi thế, hình tượng nghệ thuật là tiếng nói đặc trưng của nghệ thuật.

Hêghen cho rằng lý tường có những đặc trưng riêng và nó đóng vai trò quan trọng trong nghệ thuật. Lý tưởng bao giờ cũng phải mang “hình thức cái đặc thù" [9,401]. Bản thân lý tưởng phải là kết quả của hành động, chỉ có qua hành động mới có thể phát triển, tạo nên sự đa dạng, nhờ có hành động, lý tưởng mói có thể biểu lộ được ở thế giới bên ngoài.

Trong việc sáng tạo nghệ thuật, lý tưởng vô cùng quan trọng bởi “lý tưởng !à một ý niệm được đồng hoá với tính hiện thực của nó” [9,401]. Dưới hình thức nào, hình tượng nào, chất liệu nào cũng có thể đóng góp vai trò lý tưởng trong nghê thuật. Tất cả các chất liệu tượng trưng vói đầy đủ đặc tnmg và yếu tố của nó như: Không gian, thòi gian, hình đáng, màu sắc, bố cục đều có thể làm nên các tác phẩm mẫu mực. Các tác phẩm nghệ thuật phải thực hiện một sự nhất trí với tính chủ thể của đời sống bên trong của các chủ thể người sống trong hoàn cảnh cụ thể.

Tác phẩm nghệ thuật tồn tại được vì nó được con người thưởng thức nó bằng trực giác với một số công chúng cụ thể, với những quan niệm của chính họ thì mới tạo nên sự đồng vọng, cộng hưởng với những đối tượng được nghệ sỹ miêu tả.

Những tác phẩm trác tuyệt thời Hy lạp cổ đại là một minh chứng hùng hổn cho luận điểm này của Hêghen. Các vệ nữ Milô, Áclơ, Xirenơ.v.v... đều đạt đến ngưỡng của lý tường bởi nó thoả mãn những quan niệm lý tưởng nghệ thuật của Hêghen.

Tất cả các tác phẩm nghệ thuật hội họa, điêu khắc, kiến trúc.v.v... từ cổ đến kim, từ Đông sang Tây đều phải chấp nhận những yêu cầu khắc nghiệt của “lý tưởng”.

Hêghen đã khẳng định rằng: lý tưởng là sự thống nhất giữa tính tương đối và tuyệt đối, giữa hữu hạn và vô hạn.

2.3.4. Nghệ sỹ trong hệ thống mỹ học của Hêghen.

Nói đến nghệ sỹ là nói đến phương diện chủ quan của hoạt động sáng tạo

nghệ thuật. Nhưng hoạt động chủ quan này lại phải thống nhất với tính khách quan của lôgíc lịch sử. Vấn đề là tính độc đáo thực sự của hoạt động sáng tạo nghệ thuật tức hoạt động thống lĩnh hai phương diện chủ quan và khách quan.

Hêghen đã bắt đầu từ khái niệm “thiên tài trong nghệ thuật” vì khái niệm thiên tài chỉ nhiều tài năng xuất chúng ở nhiểu lTnh vực xã hội như quân sự, chính trị, khoa học.

Thiên tài trong nghệ thuật biểu hiện ở thi hư cấu, đó là sức tường tượng sáng tạo, do biệt tài trong nhậy cảm nắm vững nội dung hiện thực và hình thức biểu hiện của nó. Bắt đầu từ tài liệu hiện thực ghi dấu ấn vào trong trí nhớ mạnh mẽ, xác thực, phong phú tạo hứng thú và thân thiết, vì thế phải nắm được cái chân lý có tính hợp lý ở một nội dung nhất định, nhưng phải sâu sắc, khái quát cao, cụ thể và sinh động.

Nhiệm vụ củá hư cấu chỉ tóm lại là "nhận thức được tính hợp lý bên trong, dưới hình thức một diện mạo cụ thể và của một hiện thực được cá tính hoá”[9, 456­ 457].

ở đây, Hêghen đã tiến sát đến khái niệm điển hình hoá bằng khái quát hoá cộng với cá thể hoá sinh động. Hư cấu còn có nghĩa là truyền cái tình cảm mãnh liệt vào con tim và tâm hồn nghệ sỹ để giữ cho các hình ảnh ở trong một sự thống nhất

chủ quan với cái “tôi” bên trong nghệ sỹ.

Tài năng và thiên tài’.

Theo quan niệm của Hêghen thì tài năng và thiên tài là “nhờ hoạt động sáng tạo của hự cấu, nghệ sỹ có thể cấp cho hình tượng thực sự, cho cái hợp lý ở bản thân nó cũng như cái nội đung của mình và xây dựng nó ở trong bản thân mình, làm thành sáng tạo quý báu nhất của mình” [9, 458]. “Thiên tài là một khả năng khái quát để sáng tạo những tác phẩm nghệ thuật thực sự” [9, 458], như vậy chủ thể nghệ sỹ phải có tài năng bẩm sinh cộng với nghị lực cần thiết để “phát triển và tập dượt cái khả năng ấy” [9,458].

Tài năng là khả năng thể hiện thực tế vào tác phẩm bằng những hình thức đặc biệt khác nhau với “cá tính hoá” của chủ thể nghệ sỹ. Ví đụ: một nghệ sỹ biểu diễn vỹ cầm hoặc piano... với tài năng của họ, họ có thể biểu diễn thành công đạt đến những thành tựu đặc biệt nào đó của nghệ thuật. Nhưng muốn phát triển hoàn toàn tài năng của mình thì phải có những khả năng lớn hơn, phải có sự ham thích, đam mê làm thành những nét tiêu biểu của thiên tài.

Hêghen khẳng định rằng tài năng và thiên tài mang tính chất bẩm sinh. Ông cho rằng “nghệ thuật đòi hỏi những tư chất đặc biệt, yếu tố của nó là một ý niộm được thể hiện ở trong thế giới cảm quan và hiện thực” [9, 459]. Tài năng là một năng lực hơn người, thể hiện ra như một “sự khéo léo” bên ngoài đơn thuần. Nghệ sỹ là những người sáng tạo ra các tác phẩm nghệ thuật, các giá trị thẩm mỹ. Trong thế giới vật thể thẩm mỹ quanh ta đều từ bàn tay và trí tuệ nghệ sỹ mà ra, đều có đức tính của chủ thể sáng tạo. Họ là người tạo nên diện mạo nền nghệ thuật thế giới, tạo

nên nền vãn hoá nhân loại. '

Hêghen đã nói rất rõ trong những bài giảng của ông về mỹ học rằng: “Tác phẩm nghệ thuật thuộc vào đời sống bến trong của chủ thể... đã nảy sinh và đã có một sự tồn tại độc lập mà với tính cách một cái gì chỉ mới hình thành ở trong tính chủ thể sáng tạo, trong thiên tài và khả năng của nghệ sỹ mà thôi”. [9, 453]

Tài năng của nghệ sỹ có 3 cấp độ: năng khiếu, tài năng và thiên tài. Trong bài giảng của mình, Hêghen đã xác lập khái niệm thiên tài nghệ thuật và cảm hứng.

Tài năng của nghệ sĩ là sức mạnh sáng tạo, là khả năng biểu đạt các tác phẩm nghệ thuật. Sáng tạo - đó là thiên chức của họ, sáng tạo là nhu cầu của nghệ sỹ, là khát vọng muôn đời vươn tới Chân — Thiện — Mỹ. Còn nhân loại thì còn nghệ thuật, còn nhân loại thì còn nghệ sỹ, lý do để nghệ sỹ tồn tại bởi vì nghệ thuật là trường tồn, bất biến.

Sáng tạo nghệ thuật chính ỉà sự bộc bạch, sự giải thoát cho người nghệ sỹ — họ muốn tự đốt cháy mình để sáng lên, vì thế, người nghệ sỹ iuôn chú tâm, thức tỉnh để sáng tạo.

Người nghệ sỹ bằng cử chỉ nghệ thuật, bằng ứng xử thẩm mỹ, bằng nhân cách nghệ thuật đã để lại đấu ấn cho nền nghệ thuật nhân loại.

Tài năng và thiên tài mang tính bẩm sinh. Hêghen đã khẳng định như vậy. Nghệ thuật đòi hỏi những cảm hứng đặc biệt, đó là ý niệm được thể hiện trong thế

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA MỸ HỌC HÊGHEN (Trang 34 -43 )

×