0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Đặc trưng của nhận thức nghệ thuật, qua đó xác định đối tượng của

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA MỸ HỌC HÊGHEN (Trang 32 -34 )

TRONG HỆ THÒNG TRIẾT HỌC CỦA HỀGHEN

2.2. Đặc trưng của nhận thức nghệ thuật, qua đó xác định đối tượng của

mỹ học.

Tinh thần tuyệt đối tự nhận thức mình để vươn tới tự do thông qua ba phương thức nhận thức: nghệ thuật, tôn giáo, triết học. Do đó, ba phương thức Ìihận thức này có chung đối tượng, nội đung phản ánh và nhận thức là tinh thần tuyệt đối — ý niệm tuyệt đối. Cả nghệ thuật, tôn giáo, triết học đều có cùng một nhiệm vụ là nhận thức về cơ sở, bản nguyên, cội nguồn của thế giới là tinh thần tuyệt đối. Chúng chỉ khác nhau ở phương thức phản ánh như đã nói ở trên. Trong đó triết học (khoe1 học) "Chỉ lo làm sao nhận thức được chúng (sự vật) ở trong tính p h ổ biến của chúng, lo làm sao tìm được cái bản chất bên trong của chúng cũng như quy luật của chúng và lý giởi chúng phù lĩỢỊĩ với khái niệm của chúng” [9, 106] và “trí tuệ lo tìm

cái phổ biến, quy luật, tư tưởng và khái niệm của đối tượng. Trong khi rời bỏ đối tượng ở trong dạng cá biệt trực tiếp của nó. Trí tuệ hoán cải nó ở trong cái thế giới

bên trong của mình, biến đổi nó từ chỗ là một đối tượng cảm quan cụ thể thành một cái gì về căn bản là khác, trừu tượng, được quan niệm hoẦ.Nghệ thuật không làm

việc ấy và nó khác khoa học Ị à ở chỗ ấy. Tác phẩm nghệ thuật vẫn là một đối tượng bên ngoài, bi quỵ định trực tiếp và đơn nhất về mật câm quan nếu xét về màu sắc

hình dáng, âm thanh hay nói khác đi, vẫn là một sự chiêm ĩìgưữììg đơìi nỉìất.v.v...

Cũng hệt như vậy, tác phẩm nghệ thuật không vượt xa ra khỏi phạm vi tính sự vật trực tiếp đã cấp cho nó cũng như khoa học không cố gắng đạt đến một cách lý giải tính chất khách quan này với tính cách một khái niệm phổ biến” [9, 107].

Trong hệ thống Hêghen, nghệ thuật, tôn giáo, triết học cùng nằm trong lĩnh vực tinh thần tuyệt đối tự đo. Ông viết: “Chỉ ở trong trình độ tự do này, sáng tác nghệ thuật lần đầu tiên mới trở thành nghệ thuật chân chính và chỉ khi nào, sáng tác nghệ thuật nhập vào cùng một phạm vi chung với tôn giáo và triết học và chì là một trong những phương thức nhận thức và biểu hiện cái thần linh, những quyền lợi sâu sắc nhất của con người, những chân lý tinh thần rộng lớn nhất thì đến lúc đó, sáng tác nghệ thuật mới giải quyết được cái nhiệm vụ tối cao của mình. Các dân tộc đã ký thác vào sáng tác nghệ thuật những chiêm ngưỡng nội tâm và những biểu tượng cu ả mình. Nghệ thuật thường thườtĩg là một cái chìa khoá, và ở một vài dân tộc, đó là cái chìa khoá duy nhất đ ể hiểu sự khôn ngoan sáng suốt và tôn giáo của /ỉợ.Nghệ

thuật có được đặc tính này ngang với tôn giáo và triết học song điểm độc đáo của nó là ở chỗ ngay cả những đối tượng siêu việt nhất cũng được nghệ thuật thể hiện dưới một hình thức cảm quan, bằng cách làm cho các đối tượng ấy gần tự nhiên hơn, gần tính chất biểu hiện của tự nhiên hơn, gần tri giác và tình cảm hom” [9, 64-65].

Trong hệ thống của Hêghen: nghệ thuật chính là quá trình tự khách quan hoá (tự biểu hiện) và tự nhận thức của tinh thần tuyệt đối về chính bản thân mình trong lĩnh vực lịch sử nhân loại, mà cụ th ể ỉ à trong lĩnh VƯC lịch sử nghệ thuật đ ể vươn tới tự do. Ở đây, tinh thần tuyệt đối tự nhận thức về mình thông qua các sản phẩm hoạt

động của tinh thần con người là các tác phẩm nghệ thuật. Nghệ thuật là sự khám phá cơ sở của thế giói dưới hình thức cụ thể, cảm quan bằng hình tượng, là sự mô tả ý niệm (chân lý) dưới hình thức cái đẹp.

Vói quan niệm như vậy thì vấn đề xác định tính đặc thù của nghệ thuật đã được Hêghen giải quyết. Mà mỹ học trong quan niệm của Hê ghen là "triết học về nghệ thuật'' hay chính xác hơn nữa, "triết học của sáng tác nghệ thuật" [9, 56]. Như vậy, mỹ học là khoa học nghiên cứu về nghệ thuật.

Hêghen thú nhận rằng, ông tiến hành công trình tìm tòi về mỹ học “không phải với mục đích khích lệ việc sáng tạo nghệ thuật, nhưng cốt nhằm nhận thức một cách khoa học: nghệ thuật là gìT* để tìm kiếm và chỉ ra sợi dây của sự phát triển

thấu suốt của lịch sử nghệ thuật.

Hêghen đã chống lại quan niệm cho rằng “cái đẹp chính vì nó là cái đẹp nên là một đối tương mà tư duy không thể nào lý giải được” [9, 186], tức là chống lại quan niệm của I.Kant cho rằng không có khoa học về cái đẹp (nghệ thuật). Từ đó, Hêghen đi đến quan niệm của mình rằng: Cái đẹp "với tư cách là một phương thức biểu đạt chân lý, có th ể và cần phải là đối tượng của một mồn khoa học khoa học mỹ học. Khoa học này có thể khảo sát nó bằng tư đuy. Ông viết: “Chỉ có,cái chân

thực mới có thể lý giải được, bởi vì cơ sở của cái chân thực là khái niệm tuyệt đối, hay nói chính xác hơn, là ý niệm. Còn cái đẹp chẳtig qua chỉ là một phương thức nhất định để biểu đạt và miêu tả cái chân thực, cho nên có thể dùng tư duy mà hiểu được cái đẹp về tất cả mọi mặt, miễn là tư duy được võ trang thực sự bằng vũ khí manh mẽ của khái niệm" [9, 186].

Do đó, mỹ học của Hêghen trong hệ thống của ông nằm trong triết học tinh thần, cụ thể là nằm trong học thuyết triết học về tinh thần tuyệt đối với tư cách là học thuyết về chân lý. Trong đó, mỹ học là triết học vể nghệ thuật. Còn nghệ thuật là một phương thức, một giai đoạn nhận thức của tinh thần tuyệt đối về bản thân mình bằng hình tượng cụ thể, cảm quan.

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA MỸ HỌC HÊGHEN (Trang 32 -34 )

×