0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Xuất phát điểm để xác địnli vị trí của nghệ thuật, qua đó xác định vị trí của mỹ học.

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA MỸ HỌC HÊGHEN (Trang 27 -32 )

TRONG HỆ THÒNG TRIẾT HỌC CỦA HỀGHEN

2.1. Xuất phát điểm để xác địnli vị trí của nghệ thuật, qua đó xác định vị trí của mỹ học.

(TRIẾT HỌC CỦA NGHỆ THUẬT)

* * *

TRONG HỆ THÒNG TRIẾT HỌC CỦA HỀGHEN.

* 4

2.1. Xuất phát điểm để xác địnli vị trí của nghệ thuật, qua đó xác định vị trí của mỹ học. trí của mỹ học.

Xuất phát từ thế giới quan duy tâm và phương pháp luận biện chứng, coi tinh thần tuyệt đối là thực thể — chủ thể của mọi quá trình diễn ra trong thế giới. Cái bản nguyên của thế giới này mang bản chất biện chứng, và trong quá trình vận động của mình, tinh thần tuyệt đối trải qua ba giai đoạn: Tinh thần chủ quan, tinh thần khách quan, tinh thần tuyệt đối.

Trong đó:

1. Tinh thần chủ quan là tinh thần thuần tuý, là tinh thần tuyệt đối ở giai đoạti

phát triển sơ khai của nó.

2. Tinh thần khách quan là giới tự nhiên tức là giai đoạn tinh thần tuyệt đối “thn hoá” bản thân nó, tồn tại dưới dạng các sự vật tự nhiên.

3. Tinh thần tuyệt đối theo đúng nghĩa với tư cách là chân lý, là sự thống nhấl của cả tinh thần chủ quan và tinh thần khách quan, sự thống nhất giữa khái niệm và sự vật.

Để phù hợp với ba giai đoạn phát triển của tinh thần tuyệt đối, hệ thống Hêghen với tư cách là khoa học thể hiện tinh thần tuyệt đối cũng chia thành các bộ phận tương ứng: khoa học lôgíc -> triết học tự nhiên -> triết học tinh thần.

Phát triển theo mô hình tam đoạn thức: định đề — phản đề — hợp đề có cơ sỏ của nó là cơ chế phủ định của phủ định “đóng vai trò là quy luật cơ bản làm cơ sỏ

cho toàn bộ hệ thống” [41, 510] là mô hình được Hêghen áp dụng một cách phổ biến trong việc xây đựng hệ thống của mình. Lôgíc học — khoa học nghiên cứu vể tinh thần thuần tuý cũng được xây dựng theo mô hình tam đoạn thức ấy: Tinh thần chủ quan — thế giới khái niệm lôgíc nằm trong quá trình vận động biện chứng phát triển từ tồn tại thuần tuý đến ý niệm tuyệt đối, đó là quá trình tự “quy định” trải qua b;i hình thức, hay ba giai đoạn phát triển của tinh thần chủ quan: tồn tại, bản chất, khái niệm. Do đó, lôgíc học với tư cách ]à khoa học về tinh thần chủ quan cũng được chiíí làm ba phần:

1. Học thuyết về tồn tại. 2. Học thuyết về bản chất. 3. Học thuyết về khái niệm.

Ở giai đoạn thứ hai trong quá trình phát triển của tinh thần tuyệt đối: giai đoạn tinh thần khách quan: giới tự nhiên cũng nằm trong quá trình vận động từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp; từ tự nhiên vô cơ đến tự nhiên hữu cơ (thực vật -> động vật). Do đó, triết học tự nhiến vói tư cách là khoa học nghiên cứu về tinh thần khách quan cũng được chia thành ba bộ phận nghiên cứu các giai đoạn phát triển của giói tự nhiên.

1. Cơ học. 2. Vật ỉý học.

3. Vật lý hữu cơ.[xem 58, 150- 155].

Hêghen tìm kiếm trong những hiện tượng tự nhiên “cái mục đích bên trong”, cái “lý trí”. Nhưng theo quan niệm của ông, trong giới tự nhiên, tinh thần không thể có được sự toàn vẹn và thống nhất. Ngay cả ở trình độ động vật tuy đã có sự tự cảm nhặn về bản thân mình như một bản nguyên chủ thể, nhưng còn ở trình độ thấp vì chưa có tự ý thức về chính bản thân mình, do đó giới tự nhiên chưa đạt đưực sự thống nhất, nó còn ở trạng thái tản mạn và hữu hạn. Từ đó dẫn đến mâu thuẫn giữa cá thể và loài.

Chỉ khi nào giới tự nhiên phát triển tói trình độ con người, tinh thần tuyệt đối vừa thể hiện là cái phổ quát, đồng thời lại tự ý thức được về mình như một cá thể. ở giai đoạn này, tinh thần tuyệt đối đạt được sự toàn vẹn, thống nhất, nó đã bước ni khỏi giới tự nhiên, đạt tới giai đoạn phát triển cao nhất của mình — giai đoạn tinlì

thần tuyệt đối.

Tinh thần tuyệt đối ở giai đoạn này không pliải là cái tinh thần thuần tuý — tinh thần chủ quan như giai đoạn đầu mà lôgíc học nghiên cứu, cũng không phải là tinh thần khách quan “câm”, giới tự nhiên, tinh thần tự nó, chưa có tự ý thức về bản thân mình, chưa có tự do như triết học tự nhiên nghiên cứu. Mà ở giai đoạn Iiày, tinh thần tuyệt đối phát triển, trải qua hai lần phủ định, theo quy luật phủ định của phủ định đã đạt tới “hợp đề” thống nhất được trong mình cả tính chủ quan — khách quan; tinh thần và vật chất; chủ thể — khách thể. Ở giai đoạn phát triển cao nhất của 11Ó, tinh thần đã tìm thấy “lý trí” trong tổn tại của mình ở trình độ con người, đo đó đạt tới được tự do, trở thành tồn tại “tự nó — cho nó”- Khoa học nghiên cứu tinh thần ở giai đoạn phát triển cao nhất — nghiên cứu tinh thần tuyệt đối là triết học về tinh thần. Ngay ở giai đoạn phát triển cao nhất của mình, tinh thần tuyệt đối cũng

không phải là cái gì đã xong, bất động mà nó nằm trong quá trình phát triển theo mô hình tam đoạn thức, trải qua ba giai đoạn: tinh thần chủ quan -Minh thần khách quan -> tinh thần tuyệt đối.

Tinh thần chủ quan tự phát triển qua ba giai đoạn, trước hết là linh hồn, thể

hiện dưới hình dạng con người. Bộ phận khoa học nghiên cứu giai đoạn này trong triết học tinh thần là nhân loại học. Sau đó tinh thần chủ quan chuyển thành ý thức; ở đây tinh thần tự phân biệt với cơ thể. Bộ phận khoa học nghiên cứu giai đoạn thứ hai này là hiện tượng học. Cuối cùng nó thành cái tinh thần bắt thế giới bến ngoài phục tùng I1Ó về mặt lý iuận và thực tiễn. Bộ phận khoa học nghiên cứu giai đoạn thứ ba này Jà tãm lý học [xem 58, 156- 160].

Tinh thần khách quan, theo học thuyết của Hêghen là “thế giới của tự do”

cũng nằm trong quầ trình phát triển, trải qua ba giai đoạn: pháp quyền trừu tượng -> Đạo đức -> Phong hoá. Ba giai đoạn này là những “hình ảnh” nối tiếp nhau của “thần linh”, những “hình ảnh của thần linh ấy” thể hiện sự vận động của ý chí tự do với tư cách là sự cụ thể hoá của tinh thần thế giới (tinh thần tuyệt đối). Bộ phận khoa học nghiên cứu giai đoạn này trong triết học tinh thần là triết học pháp quyền và triết học lịch sử [xem 58, 160“ 172].

ở giai đoạn tinh thần khách quan, tinh thần tuyệt đối hoạt động khách quan hoá (tự biểu Hiện, tự sáng tạo) minh thông qua ba hình thức pháp quyền, đạo đức phong hoá. Tuy nhiên, dưới ba hình thức này, tinh thần tuyệt đối chưa tập trung vào

bản thân mình, nó hành đông thiếu sự phản tư (tự ý thức). Do vậy, thang bậc tiếị theo đòi hỏi không đơn giản chỉ là khách quan hoá mà còn phải nhận thức cái cơ S( đầu tiên (cái bản ngyên thế giới) mà trước đó đã thể hiện dưới dạng thuộc línb “khách quan hoá”. Tinh thần phải tự nhận thức bản thân mình và qua đó trở nên tu đo, trở thành “cho mình”. Tinh thần tuyệt đối cần phải phát triển lên thang bậc ca( nhất — thang bậc tinh thần tuyệt đối, để quay về với chính bản thân mình, đạt tới

chân ỉý tuyệt đối — cũng là vươn tới tự do tuyệt đối. Mà tự đo trong quan niệm củi' Hêghen được hiểu Ià tất yếu được nhận thức.

Có những hình thức tự nhận thức nào để tinh thần tuyệt đối nhận thức được bản thân mình, vươn tới tự do? Từ đó Hêghen đặt lý thuyết “tinh thần tuyệt đối” vào phần thứ ba của triết hoc tinh thần và lý thuyết ấy hoàn thành toàn bộ hệ thống du) tâm khách quan cộa Hêghen. Lĩnh vực tinh thần tuyệt đối chính là quá trình tinb thần tự nhận thức về mình để hiểu được cơ sở của mọi quá trình diễn ra trong tinh thần khách quan. Quá trình nhận thức này cũng phát triển trải qua ba giai đoạn theo mô hình tam đoạn thức từ thấp lên cao: Nghệ thuật ->Tôn giáo -> Triết học. Theo Hêghen đây cũng chính là ba hỉnh thức tự nhận thức của tinh thần tuyệt đối. Do đó, bộ phận thứ ba của triết học tinh thần với tư cách là khoa học nghiên cứu về tinh thần tuyệt đối ở thang bậc phát triển cao nhất của nó- thang bậc tinh thần tuyệt đối. cũng được chia làm ba bộ phận nghiên cứu ba giai đoạn tự nhận thức của tinh thần tuyệt đối là: triết học nghệ thuật (mỹ học)-> triết học tôn giáo-» triết học.

Qua nghệ thuật, tinh thần tuyệt đối tự nhận thức được về mình bằng hình

tượng; Qua tôn giáo, tinh thần tuyệt đối tự nhận thức được về mình dưới dạng biểu

tượng; Qua triết học, nó nhận thức về mình bằng khái niệm.

Hêghen cho rằng, những hình thức tự nhận thức đó của tinh thần tuyệt đối lần lượt thay nhau chiếm ưu thế trong lịch sử. Tư tưởng này biểu hiện sự phỏng đoán thiên tài về quá trình phát triển không đồng đều của ý thức xã hội dưới hình thức duy tâm. Cũng theo lôgíc của Hêghen, nghệ thuật là hình thức nhận thức thấp nhấỉ

sẽ phát triển, chuyển biến thành tôn giáo. Còn tôn giáo thì lại được kết thúc bằng triết học. ông viết:ỷ“Từ bản thân tình thần sản sinh ra các tác phẩm nghệ thuật làm

thành cái mắt xích^’ trung gian đầu tiên là mắt xích điều hoà các hiện tượng bên ngoài, cảm quan quá độ với tư duy thuần tuý, điều hoà tự nhiên và hiện thực hữu hạn với tự do vô hạn của tư duy nhằm lý giải sự vật” [9, 65] và “tác phẩm nghệ thuật nơm ở chỗ trung gian giữa cảm quan trực tiếp và lĩnh vực thuộc vào tư tưởìi g Ị ỷ

tưởỉig. Nó vẫn chưa phải là một tư tưởng thuần tuý, những mặc dầu có tính chất cảm

quan nó vẫn chưa phải là một tổn tại vật chất trần truồng như một hòn đá, cây cỏ và các cơ thể sống. Bản thân yếu tố cảm quan ở trong nghệ thuật là thuộc vào lĩnh vực

của lý tường nhưng khác tư tưởng khoa học, yếu tố lý tưởng này đồng thời còn tồn tại ở bên ngoài dưới hình thức những sự vật”[9, 108],

Sở đĩ nghệ thuật được xếp ở cấp bậc thấp nhất, là giai đoạn đầu tiên trong quá trình tinh thần tuyệt đối tự nhận thức về bản thân mình, là do nhận thức bằng hình tượng còn bị lệ thuộc vào yếu tố vật chất là chất liệu (ở kiến trúc là các vật liệu xñy dựng; ở điêu khắc là gỗ, đá...; ở hội hoạ là các chất liệu sơn dầu, bột màu...; ở âm

nhạc là âm thanh; ở thơ là ngôn từ...) và hình tượng. Hêghen viết: “Do hình thức của mình, nghệ thuật còn bị hạn chế bởi một nội dung cụ thể. Chỉ có một phạm vi nhất định và một trình độ nhất định của cái chân thực là có thể thể hiện bằng hình thức của tác phẩm nghệ thuật. Để cho một chân lý nào đấy có thể trở thành nội dung thực sự của nghệ thuật, thì nội dung ấy phải có khả năng được chuyển một cách thích hợp sang một hình thức cảm quan... Đối lập lại điều này, còn có một cách hiểu sâu sắc hơn về chân lý khi chân lý không phải là gần gũi, họ hàng như vậy với cảm quan có thể chấp nhận nó và cấp cho nó một biểu hiện tương ứng” [9, 67]. “Nghệ thuật có nhiệm vụ bộc lộ cái chân lý dưới hình thức cảm quan” [9, 132].

Do hạn chế về mặt hình thức phản ánh nên chỉ có một phạm vi và một trình độ nhất địrih của cái chân thực (tinh thần tuyệt đối) được phản ánh và biểu hiện. Do vậy, trong quá trình vươn tới tự do, tinh thần tuyệt đối phải chuyển sang một hình thức nhận thức cao hơn, nhận thức tôn giáo bằng biểu tượĩìg. Ở trình độ này sẽ nhận

thức, biểu hiện được một phạm vi và một trình độ cao hơn của cái chân thực, do hình thức nhận thức này đã thoát ra khỏi sự lệ thuộc vào yếu tố vật chất — chất liệu, mà chi còn lệ thuộc vào những biểu tượng tinh thần.

Chỉ đến hình thức nhận thức triết học bằng khái niệm mới giải phóng được

khỏi mọi lệ thuộc vào chất liệu vật chất và biểu tượng, hình thức nhận thức này được giải phóng khỏi mọi giới hạn, nó đảm bảo cho nhận thức vươn tới được cái vô hạn, cái tuyệt đối — cái bản nguyên tinh thần của thế giới. Do đó, chỉ có nhận thức bằng khái niệm, tinh thần tuyệt đối mới thực sự quay được vể chính bản thân mình ở trình độ cao nhất, đạt được sự hài hoà toàn vẹn. Và điều đó là hoàn toàn dễ hiểu vì Hêghen coi lý tính, khái niệm, tinh thần tuyệt đối ỉà cơ sở của thế giới. Cũng chính khái niệm phải là phương tiện để nhận thức lý tính, khái niệm, tinh thần tuyệt đối.

Do vậy, không phải nghệ thuật hay tôn giáo mà triết học mới là “organon” của hệ thống triết học đối với Hêghen.

Như vậy, từ nguyên lý thế giới quan duy tâm lấy tinh thần tuyệt đối làm cơ sở và nền tảng trong quan niệm về hiện thực, kết hợp thống nhất hữu cơ với nguyên lý phát triển biện chứng làm cơ sở, Hêghen đã trình bày quan niệm của minh về mối liên hệ, sự giống nhau và những khác biệt giữa nghệ thuật — tôn giáo và triết học (khoa học). Tinh thần tuyệt đối trong quan niệm của Hêghen là một thực thể — chủ thể và ông lý giải thế giới theo quan niệm mục đích luận. Với tư cách là bản nguyên đầu tiên của thế giới, là một thực thể — chủ thể, tinh thần tuyệt đối không thể có mục đích hoạt động ở ngoài nó. Mục đích hoạt động của tinh thần tuyệt đối chỉ có thể là tinh thần tuyệt đối, cụ thể là hiện thực hoá (biểu hiện) tinh thần tuyệt đối cũng đồng thời là quá trình tự nhận thức về chính mình. Tinh thẫn tuyệt đối tự nhận thức về mình, theo Hêghen, đó chính là nội dung nội tại của mọi quá trình diễn ra trên thế giới. Cơ sở đó, cho phép ta xác định nghệ thuật là bậc thang đầu tiên của nhận thức tinh thần tuyệt đối.

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA MỸ HỌC HÊGHEN (Trang 27 -32 )

×