Hồ Quý Ly là nhà lãnh đạo chính trị có bản lĩnh, quyết tâm thực hiện

Một phần của tài liệu tư tưởng chính trị của hồ quý ly (Trang 85 - 116)

8. Bố cục của luận văn

3.3.Hồ Quý Ly là nhà lãnh đạo chính trị có bản lĩnh, quyết tâm thực hiện

QUYẾT TÂM THỰC HIỆN MỤC TIÊU ĐÃ LỰA CHỌN

Hồ Quý Ly là một nhà tư tưởng chính trị, đồng thời là một nhà cải cách. Chỉ trong thời gian tương đối ngắn (khoảng 15 năm trước và sau khi thành lập nhà Hồ), những tư tưởng chính trị của Hồ Quý Ly đã cho thấy việc đề ra và quyết tâm thực hiện cải cách của ông được tiến hành trên nhiều lĩnh vực của xã hội: chính trị, hành chính, an ninh - quốc phòng, kinh tế - tài chính, văn hoá - tư tưởng, giáo dục, y tế,... trong đó tư tưởng nào của ông cũng mới, có tác dụng thúc đẩy xã hội phát triển.

Hồ Quý Ly bắt đầu bước vào triều đình nhà Trần với một chức quan nhỏ, tuy nhiên điều đặc biệt ở ông lại không n m ở cấp phẩm, hay ở ngôi cao nhất của triều Hồ sau này. Khi đặt Hồ Quý Ly cạnh những nhân vật lịch sử c ng thời, “mũ cao áo dài ” trong triều đình nhà Trần nhưng đa số “bất tài hèn kém” (lời Trần Nghệ Tông), thì mới thấy được sự vượt trội trên nhiều mặt của ông. Đây cũng là lý do vì sao Thượng hoàng Trần Nghệ Tông đã quyết định mà không hề do dự đem cả ngai vàng của họ Trần trao cho Hồ Quý Ly. Điều này chứng tỏ Nghệ Tông có tầm nhìn sáng suốt và một văn hoá chính trị cao ở lĩnh vực d ng người trong chính trị, đặc biệt là chọn người vào vị trí quyền lực cao nhất. Nhà vua đã biết đặt lợi ích của quốc gia dân tộc lên trên lợi ích của dòng họ Trần. Trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam rất ít nhà vua làm được như vậy. Thượng hoàng Trần Nghệ Tông, trên thực tế là người đã bảo vệ, trọng dụng Hồ Quý Ly và c ng Hồ Quý Ly điều hành đất nước cho đến khi Thượng hoàng băng hà.

Tri thức của Hồ Quý Ly trong nhiều lĩnh vực là một điều đáng khâm phục, cộng với thân thế quý tộc ngoại thích đã giúp cho ông có thể hòa nhập nhanh vào giới quan trường phức tạp d ông không phải người học hành đỗ đạt. Chính việc được thử thách qua rất nhiều biến cố, khó khăn gặp phải trong quá trình tham gia vào bộ máy quan lại nhà Trần, đã giúp ông có được bản lĩnh vững vàng để một mình đương đầu với hàng loạt thách thức lớn nhỏ, thực hiện nhiều cải cách với động cơ đúng đắn là xây dựng đất nước để giữ nước, mong muốn đất nước phát triển, xã hội thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kéo dài.

Nếu xét ở việc tranh giành quyền lực thuần túy, thì việc tính toán, sắp đặt của Hồ Quý Ly đã nhanh chóng đưa ông đến những chức vụ cao nhất của triều đình nhà Trần, sau khi Trần Nghệ Tông mất, ông có thể biến triều Trần thành triều Hồ một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, đối với Hồ Quý Ly quyền lực chỉ là phương tiện, công cụ để ông thực hiện những mục tiêu cải cách cụ thể, d biết r ng nếu tiến hành cải cách sẽ gặp nhiều khó khăn, nhiều phản ứng trái chiều trong nhân dân, sự chống đối của tầng lớp quý tộc Trần và những thành phần có quan hệ mật thiết với triều đình cũ. Chính vì vậy, nếu xét trên quan điểm chính trị phong kiến truyền thống thì việc Hồ Quý Ly đoạt ngôi nhà Trần sẽ bị xếp vào “loạn thần” - là nguyên nhân của những rối ren trong xã hội, đồng thời cũng là lý do can thiệp quân sự của nhà Minh. Thế nhưng, nếu nhìn nhận ở góc độ khách quan, khoa học biện chứng, thì hành động tiếm ngôi của Hồ Quý Ly là việc làm thực tế, không thể không thực hiện trước tình hình bế tắc, suy thoái của nước ta vào cuối thế kỷ XIV. Điều mà nhiều sử gia đánh giá cao ở ông là việc dám nhìn th ng vào những khó khăn, tồn tại; đồng thời d ng mọi biện pháp để làm thay đổi tình hình và trên thực tế đã không có bất kỳ “v ng cấm” nào trong các chính sách của ông. Nếu xem xét một cách tổng thể từ chủ trương, chính sách, cho đến những biện pháp cụ thể của ông để thực hiện cải cách có thể thấy sự liên kết, nhất quán, trước sau như một nh m mục tiêu đổi mới đất nước và cứu vãn nền độc lập dân tộc.

Nh m thực hiện các chủ trương, chính sách, biến những tư tưởng cải cách thành việc làm cụ thể, Hồ Quý Ly đã thực hiện nhiều biện pháp kinh tế -chính trị kiên quyết, cứng rắn. Ngay cả đến lúc nguy cấp nhất, khi có người khuyên ông nên tự mình tìm đến cái chết để không bị quân giặc bắt, Hồ Quý Ly đã đi ngược lại với

nhiều trường hợp lâm vào hoàn cảnh tương tự; điều này cho thấy ông là một người không muốn d ng cái chết để lẩn trốn trách nhiệm, sẵn sàng chấp nhận những hậu quả thảm khốc nhất đối với bản thân và họ tộc Hồ khi rơi vào tay giặc. Có thể nói, cuộc đảo chính giành lấy ngôi vua từ tay họ Trần sang họ Hồ là việc làm táo bạo và triệt để nhất trong quá trình cải cách chính trị của Hồ Quý Ly, tạo tiền đề cho những cải cách tiếp theo. Ngay sau đó, ông tiến hành đổi mới triều đại, đề ra những biện pháp nh m xây dựng, củng cố chế độ nhà nước quân chủ phong kiến đang lung lay.

Thông qua các chủ trương, chính sách cải cách của mình, Hồ Quý Ly đã phần nào giảm được sự phân hóa xã hội, sự bần c ng hóa của người dân khi bị biến thành nô tì trong các thái ấp, điền trang của tầng lớp quý tộc. Mặt khác, ông đã góp phần vào củng cố nền tảng kinh tế của nhà nước phong kiến trung ương tập quyền vừa mới xác lập b ng việc tăng cường sở hữu Nhà nước về ruộng đất. Việc cho r ng Hồ Quý Ly có thể cải cách triệt để hơn b ng cách xóa bỏ hoàn toàn chế độ nô tỳ, định hình sở hữu tư nhân về ruộng đất,…, tuy nhiên đây là việc khó có thể hoàn thành được bởi hơn ai hết ông hiểu rất rõ tầm quan trọng của ruộng công với vai trò là lực lượng dự trữ quốc gia. Vì vậy, việc Hồ Quý Ly thực hiện chính sách hạn điền với mong muốn củng cố nền tảng kinh tế căn bản của nhà nước phong kiến, thâu tóm nguồn lực của các thế lực phân tán, qua đó tập trung quyền lực vào tay nhà nước quân chủ phong kiến trong bối cảnh lịch sử đặc biệt cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV là điều cần thiết; và chúng ta có thể thấy r ng trong bối cảnh lịch sử như vậy, buộc ông không thể hoặc chưa có khả năng ngay lập tức thực hiện cuộc cải cách triệt để hơn. Do đó, không nên quá khắt khe trong việc đánh giá về những tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly mà nên nhìn nhận vào những điều mới m , vào tính chất của công cuộc cải cách mà ông thực hiện. Ví dụ: như trong cải cách giáo dục, ông luôn chú trọng tới việc đào tạo một tầng lớp trí thức khoa bảng có đầu óc thực tế và khoa học hơn để phục vụ cho vương triều mới. B ng việc thay đổi chính sách thi cử nh m kích thích tinh thần ham học, óc sáng tạo và tư duy lôgíc của người học (bổ sung thêm toán học c ng với phần thi viết chữ, không rập khuôn toàn bộ nội dung của kinh điển Nho giáo...). Vì vậy, có thể thấy r ng việc quan tâm của Hồ Quý Ly đối với giáo dục nói chung và đào tạo nhân tài nói riêng rất đáng trân trọng: không kinh điển sách vở, không chỉ chú trọng văn mà còn quan tâm đến toán..., trước Hồ Quý

Ly chưa ai có tinh thần đổi mới sáng tạo trong giáo dục đào tạo như vậy. Vào cuối thế kỷ XV, chúng ta mới được biết đến một người cũng đề cao toán học là Lương Thế Vinh, người nổi tiếng thông minh và đỗ đạt cao dưới thời Lê Thánh Tông.

Tiểu kết chƣơng 3

Công cuộc cải cách Hồ Quý Ly và những bài học mà cuộc cải cách này mang lại được ghi nhận như một dấu ấn lịch sử quan trọng trong lịch sử Việt Nam thời kì trung đại. Có thể nói, mục tiêu cải cách đặt ra là tiến bộ, đáp ứng yêu cầu khách quan của xã hội nhưng do phương pháp thực hiện có nhiều hạn chế, mà hạn chế lớn nhất là chính từ sai lầm trong tư trưởng chính trị của Hồ Quý Ly mang lại. Đó là Hồ Quý Ly đã không thực hiện một nội dung quan trọng của tư tưởng chính trị Việt Nam truyền thống đó là đề cao dân, dựa vào dân để dựng nước và giữ nước. Hồ Quý Ly đã không được lòng dân từ ngay trong quá trình cải cách, dẫn đến “nhà Hồ mất nước vì mất dân” (Nguyễn Trãi).

Tuy nhiên, về con người cá nhân Hồ Quý Ly, thông qua công cuộc cải cách mà ông theo đuổi, chúng ta thấy chân dung một nhà lãnh đạo quốc gia có tư tưởng đổi mới, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Hồ Quý Ly đã để lại bài học về năng lực và bản lĩnh chính trị của người thủ lĩnh chính trị nói chung và người lãnh đạo quản lý nói riêng - đây cũng là giá trị lý luận và thực tiễn đối với đời sống chính trị của dân tộc hiện nay, đặc biệt có ý nghĩa đối với những người tham gia vào hệ thống chính trị của đất nước, nhất là với đội ngũ cán bộ chủ chốt, cán bộ cấp chiến lược của Đảng và Nhà nước - những người trực tiếp quyết định sự thành công của sự nghiệp đổi mới.

KẾT LUẬN

1. Hồ Quý Ly là người có tinh thần yêu nước, một trí tuệ vượt thời đại; nhà lãnh đạo chính trị có tư tưởng đổi mới, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dấn thân với thời cuộc và đã gắn bó cả cuộc đời mình với số phận của dân tộc. Hồ Quý Ly xuất hiện đồng thời như là chứng nhân của lịch sử trong thời kỳ mà đất nước cả bên trong và bên ngoài đang phải đối mặt với những khó khăn và thách thức nghiêm trọng.

Là người ở vị trí cao trong triều đình nhà Trần từ năm 1371, rồi trở thành vị quân vương của triều Hồ năm 1400, Hồ Quý Ly ý thức được trách nhiệm nặng nề của mình là nhanh chóng phát triển đất nước về mọi mặt, đặc biệt là vực dậy nền kinh tế đang sa sút nghiêm trọng. Sự suy thoái kinh tế đó không phải do hậu quả ngoại xâm tàn phá, cũng không phải do huy động sức người sức của quá lớn cho chiến tranh chống xâm lược mà diễn ra trong thời bình, do nguyên nhân yếu kém của việc điều hành, quản lý đất nước của chính quyền từ triều đình trung ương xuống cơ sở. Sau ba lần đánh thắng quân xâm lược Mông - Nguyên (các năm 1258, 1285, 1288), đến giữa thế kỷ XIV, từ đời vua Trần Dụ Tông trở đi, nhà Trần lâm vào một cuộc khủng hoảng toàn diện, không còn khả năng kiểm soát đối với đất nước. Từ thập kỷ 70 của thế kỷ XIV, trong các cuộc đụng độ ở biên giới phía Nam với Chiêm Thành, Đại Việt thậm chí đã không đủ sức tự vệ, Chiêm Thành liên tục vào cướp phá nước ta, và ba lần vào kinh đô Thăng Long (các năm 1371, 1377, 1383). Nhưng điều lo lắng nhất đối với triều Trần lúc này là nguy cơ đe dọa nền độc lập đến từ phía Bắc. Việc xâm lược Việt Nam n m trong chính sách bá quyền của đế quốc Minh. Hơn nữa Việt Nam lại là mục tiêu số một của chính sách bá quyền đó.

Năm 1371, khi Hồ Quý Ly bắt đầu được vua Trần phong cho những phẩm hàm rất cao trong triều đình thì cũng là lúc nhà Minh lộ rõ dã tâm xâm lược Việt Nam. Năm 1368, khi vừa lên ngôi, Minh Thành Tổ liền sai mang tờ chiếu hiểu dụ sang cho vua Việt Nam. Hai năm sau, năm 1370, vua nước Minh tự mình làm bài chúc văn sai đạo sĩ của triều đình nhà Minh là Diêm Nguyên Phục đem lễ trâu và lụa sang Việt Nam đến tế thần núi Tản Viên và các thủy thần sông Lô với ý đồ muốn sáp nhập núi sông của Việt Nam vào Trung Quốc. Trước việc làm ngang ngược này

của nhà Minh, cả triều đình không có phản ứng gì. Hồ Quý Ly chắc chắn đã chứng kiến rõ sự ngang ngược đó của quân Minh cũng như thấy rõ sự bạc nhược của triều đình. Điều này giúp chúng ta hiểu được vì sao các sử gia phong kiến sau đó mặc d kết tội ông là k “thoán đoạt” nhưng không thể quên ghi vào chính sử câu nói nổi tiếng của ông: “Ta lo có được 100 vạn quân để đánh giặc Bắc?” [07, tr.730].

2. Đánh giặc Bắc, đó là động lực tinh thần mạnh mẽ thôi thúc Hồ Quý Ly giành quyền lực và tiến hành hàng loạt chính sách cải cách với mong muốn đổi mới, phát triển đất nước. Có thể thấy r ng tư tưởng chính trị của Hồ Quý Ly về độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia đã được ông nhận thức và thực hiện ở một tầm tư duy mới. Đó là, một dân tộc muốn thoát khỏi thân phận yếu hèn, muốn tồn tại được bên cạnh một quốc gia lớn, hơn nữa quốc gia đó lại là một đế quốc, thì không có cách nào khác là tự mình phải mạnh lên; tự mình tìm tòi, đổi mới, sáng tạo để tự cường dân tộc. Đó là cách tự vệ đúng đắn và tích cực.

Trong khoảng 30 năm hoạt động, trong đó có hơn 10 năm Hồ Quý Ly đã khởi xướng và tổ chức thực hiện nhiều chính sách cải cách nh m tạo ra sức mạnh kinh tế - quốc phòng cho đất nước. Hồ Quý Ly đã tích cực thực hiện một nội dung lớn của tư tưởng chính trị Việt Nam truyền thống đó là dựng nước đi đôi với giữ nước. Với nhiều chính sách kinh tế mới m như hạn điền, hạn nô, đánh mạnh vào lợi ích của giai cấp quý tộc Trần mà chính ông cũng là người được hưởng lợi rất lớn từ giai cấp đó. Với chính sách Hạn điền, thực chất là Hồ Quý Ly đã làm một cuộc cải cách ruộng đất hay một cuộc cách mạng về ruộng đất đầu tiên trên quy mô lớn trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam. Với chính sách kinh tế - chính trị có tính đột phá này, có thể nói ông đã vượt lên chính giai cấp của mình, thực hiện việc “tước đoạt k đi tước đoạt”. Ít nhất, đây cũng là mầm mống của tư tưởng dân chủ sơ khai và hướng tới thực hiện công b ng xã hội, hạn chế sự bất bình đ ng xã hội. Đặc biệt dưới thời Hồ Quý Ly, và nhất là thời kỳ cuối triều Trần, Nhà nước thì nghèo, kho tàng, ngân khố quốc gia thì trống rỗng, trong khi thân vương quý tộc, quan lại địa chủ quý tộc, quan lại địa chủ mới phất lên thì giàu có, ruộng đất, dinh thự, lương thực của cải nhiều, ăn chơi hoang phí xa xỉ... Ngoài xã hội, nhân dân khốn khổ vì loạn lạc đói kém, cướp bóc diễn ra thường xuyên, phân tầng xã hội ngày càng sâu sắc. Hồ Quý Ly sớm nhận thức được kinh tế suy thoái và tình trạng “k ăn không

hết người lần không ra” sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến mọi mặt của đời sống xã hội như thế nào và muốn ổn định xã hội và phát triển kinh tế thì vai trò quản lý của Nhà nước là có tính quyết định. Theo ông, triều Trần không thể cai trị như cũ được nữa, nó cần phải được thay thế b ng một Nhà nước sáng suốt, tôn trọng trí tuệ và nhân tài; một Nhà nước cai trị b ng thể chế mới, b ng chính sách mới, và b ng Pháp trị (luật pháp).

3. Một Nhà nước mạnh, có nhân sự tốt, quản lý đất nước và xã hội hiệu quả, đồng thời Nhà nước đó phải hướng tới việc cai trị b ng luật. Đó là tư tưởng chính trị

Một phần của tài liệu tư tưởng chính trị của hồ quý ly (Trang 85 - 116)