Cao độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia

Một phần của tài liệu tư tưởng chính trị của hồ quý ly (Trang 57 - 63)

8. Bố cục của luận văn

2.2.cao độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia

2.2.1. Xây dựng nền quốc phòng với phương châm “toàn dân là lính”

Tư tưởng xây dựng nền quốc phòng là nội dung rất quan trọng của tư tưởng chính trị của Hồ Quý Ly. Trước hết, ông luôn tìm mọi giải pháp thực tiễn để củng cố thế và lực, xây dựng chính quyền trung ương vững mạnh và tăng cường sức mạnh quốc phòng đất nước nh m thực hiện tư tưởng chính trị độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia. Để đối phó với quân Minh - một đế chế được xem là mạnh nhất châu thời bấy giờ, Hồ Quý Ly tích cực chấn chỉnh quân đội, xây thành, đóng thuyền chiến,... trong đó đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng một đội quân thường trực đông đảo. “Làm thế nào có được 100 vạn quân để đánh giặc Bắc?” [07, tr.730] - đây chính là câu hỏi mà Hồ Quý Ly cần có câu trả lời để giải quyết việc thiếu hụt quân lính.

Để có thêm binh lính, triều đình nhà Hồ đã thực hiện biện pháp kiểm đếm số dân (như điều tra dân số hiện nay). Năm 1401, “Hán Thương sai làm tất cả sổ hộ trong nước, biên hết vào sổ các nhân khẩu từ 2 tuổi trở lên, đều lấy số hiện tại làm thực số; không cho người phiêu tán mà còn biên tên trong sổ… sổ làm xong, điểm số người từ 15 tuổi trở lên và 60 tuổi trở xuống gấp bội số trước”[ 07, tr.730, 731]. Qua việc kiểm đếm dân số, ngoài việc thực hiện quyền quản lý xã hội của Nhà nước, quan trọng hơn sẽ giúp Hồ Quý Ly nắm được số nam giới trong độ tuổi đi lính, để từ đó có những sách lược hợp lý nh m đối phó với quân xâm lược.

Ngoài việc điều tra dân số, để tăng thêm số quân lính và những người phục dịch hỗ trợ trong quân đội, Hồ Quý Ly còn thực hiện thêm một số biện pháp được đánh giá hợp lý và khôn ngoan. Năm 1402, Quý Ly ra lệnh xét duyệt quân ngũ, chọn tráng đinh, cho người nghèo sung làm quân trợ dịch, một thời gian sau chuyển làm quân bồi vệ, lấy những người thân thích để cai quản. Bước sang năm 1405, nhà vua bắt đầu tiến hành việc phân chia quân (định quân) trong các đạo quân, đồng thời tuyển thêm người vào các công xưởng quân khí nh m chế tạo vũ khí chuẩn bị cho cuộc kháng chiến.

2.2.2. Chủ động và tích cực chuẩn bị chống ngoại xâm

Tư tưởng cải cách quân sự của Hồ Quý Ly được hình thành từ cuối vương triều Trần và được phát triển hoàn thiện khi vương triều Hồ xác lập. Hồ Quý Ly tiến hành cải cách về quân sự nh m: xây dựng lực lượng làm chỗ dựa để tiến hành công

cuộc cải cách kinh tế - xã hội, đàn áp thế lực chống đối của quý tộc Trần, có đủ sức mạnh để giải quyết vấn đề Chiêm Thành ở phía Nam và đối phó với âm mưu xâm lược của phương Bắc, bảo vệ độc lập dân tộc, đồng thời là chỗ dựa quan trọng trong việc giành chính quyền về tay họ Hồ.

Trên cơ sở tiếp thu, kế thừa tư tưởng quân sự truyền thống của dân tộc, kể từ năm 1375, dưới triều vua Trần Duệ Tông, Hồ Quý Ly được giao giữ chức Tham mưu quân sự, tư tưởng cải cách quân sự của ông được hình thành từng bước rõ nét về mặt tổ chức xây dựng lực lượng, tuyển chọn sắp xếp người chỉ huy, tăng cường cải tiến trang bị vũ khí, chủ động tấn công quân Chiêm Thành để ổn định mặt biên giới phía Nam, đồng thời tranh thủ thời gian hòa hiếu với nhà Minh mà xây dựng lại hệ thống phòng thủ có quy mô lớn trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc.

Tổ chức quân đội chính quy

Sau khi giữ chức Trung tuyên quốc Thượng hầu (9/1371) dưới thời nhà Trần, Hồ Quý Ly bắt tay vào việc cải cách quân sự, đầu tiên là sửa chữa và đóng mới thuyền chiến, bổ sung thêm quân và xếp đặt lại tổ chức quân đội sao cho tinh gọn, dễ quản lý. Tháng giêng năm 1375, Hồ Quý Ly lại được thăng làm Tham mưu quân sự, đây chính là lúc mà quyền hành về lĩnh vực quân sự của ông được nâng lên cao nhất, vì vậy ông được toàn quyền trong việc bổ nhiệm tướng lĩnh. Quan điểm của Hồ Quý Ly rất tiến bộ trong việc tuyển chọn những người đứng đầu quân đội “chọn các quan viên biết luyện tập võ nghệ, thông hiểu thao lược thì không cứ là người tôn thất, đều cho làm tướng coi quân” [07, tr.670], đây được đánh giá là chủ trương mới và rất tiến bộ trong việc sử dụng nhân tài, thực hiện quyền bình đ ng để những người có khả năng phát huy trí tuệ của mình, ngoài ra đây còn là cơ hội để ông có thể đưa những người thân thuộc của mình vào những vị trí quan trọng trong quân đội. Chính vì vậy, chỉ trong khoảng thời gian không dài (4 năm) Hồ Quý Ly đã củng cố, cải cách về tổ chức và nhân sự theo định hướng của mình.

Việc cải cách quân đội càng được thực hiện sâu rộng khi quyền chỉ huy tối cao quân đội được chuyển sang tay họ Hồ. Năm 1404, vua nhà Hồ quy định lại quân hiệu, chia làm 2 quân: tả và hữu, lấy tên của những loài thú dữ để đặt quân hiệu, chọn những người thân tín của mình để cai quản việc quân. Tháng 9 năm 1405, nhà vua cho quy định lại tổ chức biên chế quân đội, trong đó quân đội được chia thành nhiều quân, mỗi quân gồm nhiều vệ, bao gồm các loại quân binh chủng:

- Cấm quân: có 20 vệ, gồm 12 vệ quân Nam ban và Bắc ban, 8 vệ quân Điệu hậu Đông và Tây. Mỗi vệ có 18 đội, mỗi đội có 18 người. Tổng số quân trong 12 vệ Nam, Bắc là 4320 người; trong 8 vệ Đông , Tây là 2820 người [07, tr.744].

- Đại quân: đây là lực lượng chủ lực trong quân đội nhà Hồ, gồm có 30 đội, Trung quân có 20 đội, Doanh quân có 15 đội, Đoàn quân có 10 đội.

- Cấm vệ quân: là lực lượng giữ gìn an ninh, trật tự, bảo vệ hoàng cung, bao gồm 5 đội cấm vệ quân.

Ngoài ra, Hồ Quý Ly cũng rất quan tâm tới kỷ luật trong quân đội. Ông ra lệnh đối với quân lính, chỉ huy ra trận mà nhút nhát, sợ giặc thì bị chém đầu; vợ con, tài sản sẽ bị tịch thu sung vào công quỹ quốc gia. Như tháng 2 năm 1391, Quý Ly sai Hoàng Phụng Thế đem quân đi tuần ở đất Hóa châu (v ng đất giáp với Chiêm Thành), tuy nhiên bị quân Chiêm Thành mai phục nên quân lính tan giã, Phụng Thế bị bắt, còn lại “Quý Ly đem chém hết 30 người Đại đội phó trong bộ thuộc của Phụng Thế” [07, tr.704].

Chế tạo vũ khí, trang bị quốc phòng

Nh m xây dựng một lực lượng chiến thuyền mạnh đáp ứng nhu cầu chiến đấu của quân đội, năm 1404, Hồ Quý Ly sai xưởng quân giới đóng những chiến thuyền lớn theo kiểu mới, gọi là thuyền Cổ Lâu. Tuy là thuyền chở lương nhưng thực chất là thuyền chiến với bộ giáp ngoài được bọc sắt, bên trên có sàn đi lại, bên dưới cứ 2 người chèo một mái chèo nên rất cơ động trong chiến đấu [07, tr.740, 741].

Ngoài việc đóng thuyền chiến, Hồ Quý Ly còn rất quan tâm đến việc cải tiến vũ khí. Ông cho lập các công binh xưởng và tuyển những người có trình độ chế tạo tham gia vào việc sản xuất gươm, súng. Chính vì vậy vũ khí, trang thiết bị quân sự thời kỳ này đã đạt tới bước tiến mới về kỹ thuật quân sự. Con trai của Hồ Quý Ly là Hồ Nguyên Trừng đã chế tạo ra các loại súng, hỏa pháo, trong đó đặc biệt là súng Thần cơ - một loại súng bắn đạn có thuốc cháy mà ngay cả một nước như nhà Minh (Trung Quốc) hồi đó vẫn chưa chế tạo ra được. Điều đáng nói là những trận chiến tranh xảy ra trên thế giới c ng thời nhà Hồ, vũ khí sử dụng vẫn chỉ b ng gươm giáo, máy bắn đá. Vì vậy, có trong tay súng Thần cơ đã chứng tỏ sự tiến bộ về ngành đúc kim loại và khoa học quân sự của nhà Hồ. Tuy nhiên, do triều đình nhà Hồ tồn tại

quá ngắn (7 năm), nên những thành tựu về vũ khí mới (súng Thần cơ) vẫn chưa có điều kiện phát huy hết sức mạnh. Sau khi cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm của nhà Hồ thất bại, nhà Minh đã truy l ng Hồ Nguyên Trừng đưa về Trung Quốc để tìm ra bí mật của việc chế tạo súng Thần cơ, điều đó chứng tỏ loại súng này có uy lực rất lớn trong các loại vũ khí thời bấy giờ.

Xây dựng tuyến phòng thủ

Biết được nhà Minh sẽ đưa lực lượng h ng hậu sang xâm chiếm nước ta, nên ngay từ khi chuẩn bị cho cuộc kháng chiến, ngoài việc tăng cường lực lượng quân đội, chế tạo vũ khí… Hồ Quý Ly còn xây dựng và củng cố các tuyến phòng thủ ở những nơi trọng yếu. Những phòng tuyến này tuy đã có từ các cuộc chống quân xâm lược phương Bắc của các triều đại trước, nhưng đến nhà Hồ được mở rộng cả về quy mô lẫn tính chất phòng ngự. Vì vậy, có thể nói “đối với lịch sử quân sự, đây là thời kỳ xây dựng được một công trình phòng ngự có quy mô lớn nhất, trên một chính diện rộng, chiều sâu lớn và đồ sộ gấp nhiều lần phòng tuyến Như Nguyệt thời Lý chống Tống” [24].

Coi trọng việc phòng thủ vì xác định quân Minh sẽ rất mạnh, Hồ Quý Ly đã dồn tâm sức của mình để xây dựng, ông thường đến trực tiếp các phòng tuyến để quan sát thực địa. Tháng 7 năm 1405 “Quý Ly và Hán Thương đi xem xét núi sông ở kinh lộ và các cửa biển, muốn biết chỗ nào hiểm, chỗ nào dễ. Tháng 8 thì trở về” [07, tr.744]. Chính vì vậy, chỉ trong thời gian ngắn, một hệ thống phòng ngự quy mô đã được xác lập, kéo dài từ núi Tản Viên, men theo sông Đà, sông Hồng, sông Luộc, đến cửa sông Thái Bình với chiều dài toàn tuyến khoảng 400 km, bao gồm hệ thống cạm bẫy như xích sắt, bãi cọc giăng cắm dưới sông và các đồn chốt ở những nơi quan trọng và tiền tiêu.

Ngoài việc xây dựng hệ thống phòng thủ, cha con Hồ Quý Ly còn chú trọng tới việc xây dựng hệ thống giao thông khắp cả nước, nhất là hệ thống giao thông đường thủy, những công trình này khi thời bình sẽ hỗ trợ đắc lực cho phát triển kinh tế, lúc chiến tranh sẽ là huyết mạch vận chuyển quân lương, vũ khí và bố phòng đánh quân xâm lược. Lúc bấy giờ hệ thống sông Lỗi Giang, sông Hồng, Sông Thái Bình là một trong những tuyến đường thủy được nhà Hồ quan tâm xây dựng bởi sự quan trọng về kinh tế và quân sự của nó.

Nhìn nhận một cách khách quan, có thể thấy tư tưởng cải cách quân sự của Hồ Quý Ly suy cho c ng xuất phát từ lòng yêu nước, ý thức tự cường dân tộc, mong muốn xây dựng quân đội h ng mạnh để bảo vệ chế độ, bảo vệ đất nước. Tư tưởng cải cách quân sự của Hồ Quý Ly rất tiến bộ, một số lĩnh vực còn đi trước cả thời đại. Tuy nhiên, việc ông xây dựng một đội quân thường trực đông đảo tinh nhuệ, trang bị phương tiện vũ khí hiện đại, thành luỹ kiên cố,… đó là những việc làm tích cực; nhưng phải huy động sức người, sức của quá lớn và gây nên nỗi thống khổ, oán than trong nhân dân. Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản, chủ yếu dẫn đến mất lòng dân và thất bại của nhà Hồ sau này.

2.2.3. Chính sách ngoại giao mềm mỏng với Trung Quốc, cứng rắn với Chiêm Thành

2.2.3.1. Hòa hoãn với nhà Minh

Xác định việc nhà Minh đem quân sang xâm chiếm Việt Nam chỉ còn là vấn đề thời gian, nên Hồ Quý Ly đã tìm nhiều cách để hòa hoãn với Trung Quốc nh m có thêm thời gian củng cố lực lượng. Sau khi nhà Hồ thay nhà Trần cầm quyền, thì mưu đồ xâm lược nước ta của triều đình Trung Quốc lại càng rõ nét với chiêu bài mà chúng đưa ra là “ph Trần diệt Hồ”. Mặc d “Làm thế nào có được 100 vạn quân để đánh giặc Bắc?” [07, tr.730] nhưng bề ngoài Hồ Quý Ly vẫn giữ quan hệ bình thường với nhà Minh. Đầu năm 1401, cho sứ sang triều Minh. Nhưng nhà Minh hạch sách ngày càng nhiều. Sử cũ ghi r ng: “Bấy giờ sứ nước Minh đi lại liên tiếp ở đường, có người yêu sách, có người trách hỏi. Hán Thương sai người tuỳ phương cứu giải, vất vả về việc ứng tiếp”. Khi trước, nhà Minh bắt nhà Trần nộp một số đàn ông đã thiến để chúng d ng làm nội quan (hoạn quan) phục vụ chúng, nay nhà Minh cho bọn hoạn quan này đi sứ về Việt Nam để bọn chúng có điều kiện thăm hỏi thân thuộc họ hàng và bí mật dặn thân thuộc họ hàng r ng: khi quân Minh sang, thì thân thuộc họ hàng tập hợp lại, dựng cờ làm nội ứng, cờ ghi rõ là thân thuộc của hoạn quan nào. Việc tiết lộ, những hoạn quan này đều bị Hồ Quý Ly xử tội.

Năm 1404, nhà Minh ngang ngược cho người sang trách Hồ Quý Ly là đã nhận hai con voi của Chiêm Thành tặng. Hồ Quý Ly đem hai con voi sang cho nhà Minh. Đáp lại, nhà Minh cho một sứ giả sang nước ta. Tên này ngạo nghễ, hống hách, tác oai, tác quái, đánh đập các quan quân đi đón tiếp, hộ tống. Sứ phải tới Tây

Kinh ở Thanh Hoá, vì nhà Hồ đóng đô ở đây. Hành trình từ Thăng Long vào Tây kinh thường là 12 ngày. Viên sứ này tên là Lý Kỷ đòi phải đi nhanh trong 8 ngày. Khi đến nhà công giám, nơi tiếp sứ, Lý Kỷ đi xem hình thế khắp nơi trong thành Tây Đô rồi quay về Trung Quốc. Biết chuyện, Hồ Quý Ly đã sai tướng đuổi theo giết, nhưng Lý Kỷ đã chạy thoát về nước. Hoặc trường hợp “Lưu Quang Đình khi sang sứ đến Bắc Kinh có lạy Thiêm Bình. Ngay ngày hôm ấy bắt Quang Đình đem chém” [07, tr.748].

Năm 1405, “nước Minh sai sứ sang đòi cắt trả lại đất Lộc Châu (thuộc Cao Lộc, Lộc Bình, Lạng Sơn). Quý Ly sai Hoàng Hối Khanh làm Cát địa sứ. Hối Khanh đem các thôn Cổ Lâu tất cả 59 trả lại cho nhà Minh. Quý Ly trách mắng Hối Khanh tàn tệ về việc trả đất nhiều quá. Phàm những thổ quan do nhà Minh đặt, Quý Ly ngầm sai cho người thổ trước đánh thuốc độc giết đi” [07, tr.742, 743].

Biết chắc thế nào nhà Minh cũng cho quân sang cướp nước ta, Hồ Quý Ly cho một sứ bộ sang Minh xin giảng hoà. Nhà Minh từ chối giao hảo, giam giữ chánh sứ Phạm Canh, chỉ cho phó sứ Lưu Quang Đình về nước. Mưu đồ xâm lược của nhà Minh đã rõ. Mặc d Hồ Quý Ly d ng mọi biện pháp để hòa hoãn với nhà Minh, nhưng ông cũng biết r ng đây cũng chỉ là biện pháp tình thế. Vì vậy, Hồ Quý Ly đã gấp rút củng cố lực lượng, xây dựng tuyến phòng thủ; đồng thời tranh thủ củng cố địa bàn phía Nam để tạo một v ng chiến lược dự phòng khi cần thiết. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.3.2. Đánh dẹp Chiêm Thành để rảnh tay đối phó với quân Minh

Trong thời gian ngắn trước và sau khi lên ngôi vua, ngoài những cải cách để hồi phục đất nước, Hồ Quý Ly còn tập trung giải quyết vấn đề Chiêm Thành ở phía Nam. Do quân Chiêm Thành luôn tìm cách gây hấn, quấy phá nên Hồ Quý Ly chủ trương d ng lực lượng quân sự mạnh giải quyết dứt điểm, tạo điều kiện để tập trung lực lượng đối phó với quân xâm lược Trung Quốc ở phía Bắc.

Năm 1400, sau khi lên ngôi vua, Hồ Quý Ly sai tướng Đỗ Mãn, Trần T ng, Long Tiệp, Đỗ Nguyên đem 15 vạn quân chia thành thủy, bộ sang đánh Chiêm Thành, tuy nhiên do Trần T ng làm lỡ kế hoạch nên lần tiến quân này của nhà Hồ bị thất bại. Năm 1402, Hồ Hán Thương lại đem đại quân đi đánh Chiêm Thành, lần này quân Chiêm thua to nên phải cống nạp và cắt 2 v ng đất là Cổ Lũy và Chiêm

Một phần của tài liệu tư tưởng chính trị của hồ quý ly (Trang 57 - 63)