Khủng hoảng quyền lực chính trị trong triều đình nhà Trần

Một phần của tài liệu tư tưởng chính trị của hồ quý ly (Trang 30 - 35)

8. Bố cục của luận văn

1.2.Khủng hoảng quyền lực chính trị trong triều đình nhà Trần

trở ra dựng các cung trạm dọc đường, chuẩn bị sẵn lương thảo để voi và quân d ng cho đến tận Vân Nam. Năm 1394, nhà Minh cử sứ thần sang xin giúp 5 vạn người, 50 thớt voi, 50 vạn thạch lương thực để tiếp tế cho quân Trung Quốc đánh người Mán bội phản. Lần này, Nhà Trần không giúp người và voi mà chỉ nộp một số gạo đưa đến Đồng Đăng rồi về. Nguy cơ xâm lược thế là đã ở ngoài cửa ngõ. Sau khi nhà Minh buộc phải phong Hồ Hán Thương làm An Nam quốc vương, sứ thần nhà Minh đi lại nước ta như mắc cửi, nào yêu cầu, nào hạch sách, “nước Minh sai hành nhân là Lý Ỷ sang sứ, Ỷ tự quyền làm oai, làm phúc, đánh đập các quan bạn tống và đốc biện... ” [07, tr.741]

Trước tình thế như vậy, chỉ còn một con đường là chuẩn bị lực lượng để chống quân xâm lược, bảo vệ Tổ quốc. Ai là người có thể lãnh đạo nhân dân hoàn thành nhiệm vụ này? Giai cấp quý tộc nhà Trần lúc này tuy vẫn còn giữ truyền thống yêu nước, nhưng không thể làm tròn được nhiệm vụ này nữa.

1.2. KHỦNG HOẢNG QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ TRONG TRIỀU ĐÌNH NHÀ TRẦN NHÀ TRẦN

Sau khi kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên - Mông thắng lợi, nền thịnh trị của nhà Trần được duy trì qua các đời vua: Trần Anh Tông (1293-1314), Trần Minh Tông (1314-1329), sau đó những mầm mống cho khủng hoảng chính trị trong vương triều Trần dần xuất hiện. Cuối thời Trần, hầu hết các vua lên ngôi đều bất tài thiếu đức, hay chỉ là hư vị mà không có thực quyền vì tuổi còn quá nhỏ. Trong khoảng 50 năm cuối, nhà Trần đã 7 lần thay vua. Không những vậy, trong triều đình hình thành nhiều phe phái để tranh giành quyền lợi, hãm hại lẫn nhau.

Những k bất tài nhưng cơ hội, xu nịnh thì được thăng quan tiến chức, cấp phát bổng lộc; những người trung nghĩa, liêm khiết thì bị hãm hại hoặc treo ấn từ quan.

1.2.1. Những ông vua “hèn kém ngu muội” thiếu đức của người làm vua

Nho giáo là một học thuyết chính trị - xã hội, hay đạo đức - xã hội. Vì thế người ta còn gọi Nho giáo là học thuyết Đức trị hay chủ nghĩa Đức trị Nho giáo. Người làm vua, làm chính trị nói chung phải lấy đạo đức để dẫn dắt nhân dân. Trong sách Luận ngữ, Khổng Tử nói: người ở ngôi vua phải như sao Bắc đẩu. Vì vua liên quan đến sự thịnh suy của đất nước. Một xã hội thịnh trị theo quan niệm Nho giáo là phải có vua sáng tôi hiền... Tuy nhiên trên thực tế các vua thời hậu Trần đã không còn giữ được nguyên tắc ấy nữa. Nói như Khổng Tử: vua không ra vua và bề tôi không ra bề tôi. Thuyết chính danh của Nho giáo đã bị vi phạm nghiêm trọng. Đó là dấu hiệu của đất nước đi xuống, xã hội không còn trật tự kỷ cương.

Trần Nghệ Tông trước khi mất đã thể hiện sự lo lắng của mình về các “quan gia” nhà Trần khi nói với Hồ Quý Ly:

“Bình chương (Quý Ly) là người họ thân; công việc trong nước đều giao cho cả. Nay thế nước suy yếu, ta đã già yếu, sau khi ta chết rồi, quan gia đáng giúp thì giúp, nếu là người hèn kém ngu tối thì ngươi tự lấy lấy nước” [07, tr.710].

Có thể nói Nghệ Tông đã gián tiếp thừa nhận năng lực hạn chế, “hèn kém ngu muội” của các ông vua thời hậu Trần. Hơn thế nữa theo chính sử ghi chép thì các vị vua này còn thiếu cả đức của người làm vua.

Tháng 8 năm 1341, vua Dụ Tông lên ngôi khi mới 6 tuổi. Những năm tháng đầu, do còn thượng hoàng Trần Minh Tông thay Dụ Tông trị nước và cai quản các việc trong triều nên hầu hết mọi chuyện đều yên ổn. Đến tháng 2 năm 1357 (Đinh Dậu), thượng hoàng Minh Tông qua đời. Vua Dụ Tông lúc này đã 22 tuổi, tuy đã trưởng thành, nhưng do bản tính ham chơi, nên việc thượng hoàng mất càng tạo điều kiện để vua chìm đắm trong hoan lạc.

Vua Dụ Tông suốt ngày tổ chức rượu chè, ca hát, yến tiệc vô c ng tốn kém. Sử sách ghi lại:

“Tháng 4, gọi Cháng chưởng phụng ngự cung Vĩnh An là B i Khoan vào cung c ng uống rượu. Khoan lập mẹo uống dối hết 100 thăng rượu, được thưởng tước hai tư. Tháng 5, vua đi hóng gió chơi trăng. Vì uống rượu say quá, lội xuống sông tắm, vì thế bị ốm” [07, tr.648].

“Tháng 6, vua ngự thuyền nhỏ đến chơi nhà thiếu úy Trần Ngô Lang ở hương Mễ Sở thuộc huyện Đông Yên, tỉnh Hưng Yên, đến canh ba mới về. Khi tới sông Chử Gia (huyện Văn Giang, Bắc Ninh), bị cướp mất ấn báu, gươm báu. Vua tự biết mình không sống lâu, càng thả sức chơi bời” [07, tr.650].

Vào tháng giêng năm 1362, Dụ Tông ra lệnh cho các vương hầu, công chúa nghĩ ra những trò giải trí mới, nhà vua sẽ đứng ra xét duyệt, nếu trò nào hay thì sẽ được ban thưởng. Song song với những thú vui đàn hát, vua cũng rất đam mê bài bạc, tổ chức đánh bạc ngay trong cung, “lại chiêu tập các nhà giàu trong nước, như ở làng Đình Bảng thuộc Bắc Giang, làng Nga Đính thuộc Quốc Oai, vào cung đánh bạc cho vui. Có tiếng bạc đặt tới 300 quan tiền, ba tiếng đặt thì đã gần ngàn quan rồi” [07, tr.645, 646].

Ngoài ra, để phục vụ cho những cuộc chơi rất tốn kém của mình. Nhà vua đã sai đào hồ ở vườn ngự, chất đá làm núi, bốn mặt khai ngòi cho nước chảy vào. Sau đó thợ còn đào một hồ nhỏ rồi đổ nước biển vào để nuôi các sinh vật biển. Điều này làm cho người dân ở khắp mọi nơi phải phục dịch khổ cực, đời sống người dân gặp rất nhiều khó khăn.

Năm Kỷ Dậu (1369), vua Trần Dụ Tông qua đời nhưng không có con để nối dõi. Vì vậy, khi biết mình không sống được nữa, vua đã lập chiếu để người con nuôi của Cung túc Đại vương Dục (là anh ruột của vua nhưng đã chết) tên Dương Nhật Lễ vào cung để nối ngôi vua. Việc Nhật Lễ lên ngôi có sự tiếp tay và đồng tình của bà Hiến Từ Hoàng thái hậu. Nhật Lễ lên ngôi (tháng 6 năm 1369) và cũng là một ông vua đam mê chơi bời, tổ chức yến tiệc suốt ngày đêm:

“Nhật Lễ đã tiếm ngôi, rựu chè hoang dâm, hàng ngày chỉ vui chơi, thích chơi các trò, muốn đổi lại họ là Dương, người tôn thất và các quan đều ngã lòng” [07, tr.656].

Hiến Từ Hoàng thái hậu khi biết những việc mà Nhật Lễ đã làm thì cảm thấy hối tiếc vì mình đã ủng hộ việc lên ngôi của nhà vua, Nhật Lễ biết chuyện đã giết bà để trừ hậu họa.

Sau khi dẹp tan được cuộc chính biến của Nhật Lễ, ngày 15 tháng 11 năm 1370 (Canh Tuất), Cung Định vương Phủ (40 tuổi) lên ngôi hoàng đế, tức là vua Trần Nghệ Tông. Sau khi lên ngôi vua được 2 năm, Nghệ Tông nhường ngôi lại cho

con trai và làm Thái thượng hoàng trong suốt 22 năm (3 đời vua) cho tới khi mất (1394). Tuy giữ cương vị là người đứng đầu, nhưng trên thực tế mọi việc liên quan tới triều đình và đất nước đều do Hồ Quý Ly cố vấn, định đoạt. Vì chính Nghệ Tông cũng nhận thấy trong triều, Hồ Quý Ly là người có uy tín và tin d ng hơn cả.

Ngoài việc thiếu tính quyết đoán, Nghệ Tông còn tỏ ra là một ông vua rất yếu đuối. Lúc này nhiều lần quân Chiêm Thành tấn công vào tận kinh thành Thăng Long, vì lo sợ nên nhà vua đã cho mang tài sản, của cải lên núi cất giấu, khi nào giặc tràn vào là bỏ chạy khỏi kinh thành. Tháng 6 năm 1383, Chiêm Thành vào chiếm đóng Quảng Oai (ngoại thành Thăng Long), Nghệ Tông bèn sai Nguyễn Đa Phương đem quân dựng thành lũy để canh giữ, còn thượng hoàng chạy sang tránh giặc ở Đông Ngàn. Thấy vậy, Nguyễn Mộng Hoa tuy chỉ là một k sỹ nhưng cũng đã khuyên can Thượng hoàng ở lại chống giặc nhưng nhà vua không nghe. Có thể nói, Nghệ Tông hoàn toàn không kế thừa được khí phách của các nhà vua anh h ng đầu thời Trần đã làm nên “hào khí Đông A” của một triều đại huy hoàng ba lần đánh thắng đế quốc Nguyên Mông.

Ngoài ra phải kể đến vua Trần Duệ Tông, nhà vua tuy có tài cầm quân và đánh trận so với các vua thời hậu Trần nhưng lại tỏ ra tự phụ, chủ quan và chính những điều này đã dẫn tới những thất bại của nhà vua, mà đau xót nhất là ông phải kết thúc cuộc đời mình khi tham chiến tại đất nước Chiêm Thành vì không đánh giá đúng thực lực của đối phương. Trong cuộc chinh phạt Chiêm Thành ở phía Nam (1377), vua Duệ Tông đã tự mình cầm quân tiến vào tận kinh đô của Chiêm Thành. Đại tướng của nhà Trần là Đỗ Lễ đã can vua “Nó đã chịu hàng, ý muốn được vẹn nước là hơn cả. Quan quân vào sâu mà đánh thành là bất đắc dĩ; hãy xin sai một người khéo nói cầm mảnh thư đến hỏi tội, để xem tình hình giặc thế nào đã… Lòng giặc khó lường, thần xin bệ hạ hãy xét kỹ lại” [07, tr.673, 674].

Vua Duệ Tông chê Đỗ Lễ nhút nhát và vẫn quyết tiến quân vào kinh đô của Chiêm Thành. Lọt vào mai phục của vua Chiêm là Chế Bồng Nga, Trần Duệ Tông đã bỏ mạng nơi đất khách. Tuy tỏ được lòng dũng cảm, khí phách của một vị vua không sợ hi sinh, nhưng cái chết này cũng thật đáng trách vì nhà vua đã không nghe những lời can ngăn của những cận thần.

1.2.2. Khủng hoảng cung đình vì nội bộ nhà Trần chia rẽ, tranh giành quyền lực

Lúc này yêu cầu đặt ra cho Nghệ Tông và Hồ Quý Ly là làm thế nào để cứu vãn được tình trạng đói kém của xã hội và ngăn chặn loạn lạc trong nước, giải quyết mối họa nguy hiểm của giặc ngoại xâm? Nhưng trên thực tế những cuộc nổi dậy của nông dân và nô tỳ ở các địa phương đã làm cho triều đình lúng túng, rối loạn. Nguyễn Trãi đã phê phán tình trạng suy đốn, mục nát của triều Trần như sau:

”Cậy mình giàu, mặc dân khốn khổ, chỉ ham vui chơi, đắm đuối tửu sắc. Những việc vô ích bày ra hàng ngày, nào là đánh bạc vây cờ, chọi gà thả chim; nào là cá vàng nuôi chậu, chim rừng nhốt lồng. Khoe tài năng nhỏ mọn giành lấy hơn thua. Quên h n thiên hạ lớn lao ch ng hề đoái nghĩ. K oan uổng bị thống khổ ở chốn câu gian, hai ba năm không được xét hỏi; người thân sơ phải khuất ở tay nội giám, hai ba tháng mà việc chưa song. Khanh tướng lập đảng riêng tây, triều đình thiếu người can gián. Nhân dân oán ghét mà không biết; lòng trời khiển trách mà ch ng kinh. Chính giáo do đó mà suy đồi, kỷ cương do đó mà rối loạn” [42, tr.77, 91].

Đỉnh điểm là diễn ra những cuộc chính biến cung đình. Lần thứ nhất, khi Hiến Từ Hoàng Thái Hậu đưa “Dương Nhật Lễ con của người chèo hát, tên là Dương Khương lên ngôi”. Nhật Lễ tiếm vị, rượu chè dâm dật, hàng ngày chỉ rong chơi thích các trò hát xướng, muốn đổi lại họ Dương. Nhà Trần mất ngôi hơn 1 năm (từ tháng 6 năm 1369 đến tháng 10 năm 1370). Tháng 10 năm 1370, diễn ra cuộc hội quân của hoàng gia có Nghệ Tông, Trần Nguyên Đán,... tham gia đã từ Đại Lãi - Thanh Hóa kéo về Thăng Long giành lại ngôi vua. Lần thứ hai, sau khi Dụ Tông đi đánh Chiêm Thành bị tử trận, Đế Hiện lên thay rồi bị phế (Phế Đế). Thuận Tông lên ngôi rồi bị giết. Thiếu Đế lên ngôi được 2 năm, nhà Trần bị diệt. Ngôi vua về tay Hồ Quý Ly.

Như vậy, tình hình chính trị - xã hội vào những năm cuối c ng thời Trần vô c ng bất ổn, mâu thuẫn nội bộ trong triều và ngoài xã hội sâu sắc, nguy cơ sụp đổ của một vương triều đã hiện hữu. Việc Hồ Quý Ly giành lấy ngôi vua mà các sử gia phong kiến cho là “tiếm ngôi” hay “thoán đoạt” như là một trọng tội theo quan điểm Nho giáo chính thống lại là một tất yếu khách quan, ph hợp với sự phát triển của lịch sử và tiến bộ xã hội.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu tư tưởng chính trị của hồ quý ly (Trang 30 - 35)