Hồ Quý Ly lên ngô i xác lập vương triều Hồ (1400 1407)

Một phần của tài liệu tư tưởng chính trị của hồ quý ly (Trang 35 - 41)

8. Bố cục của luận văn

1.3.Hồ Quý Ly lên ngô i xác lập vương triều Hồ (1400 1407)

Những chuyển biến của xã hội Đại Việt cuối thế kỉ XIV đã chứng tỏ mô hình nhà nước quân chủ quý tộc Trần không còn ph hợp nữa, thể chế chính của nhà Trần phải được đổi mới. Hồ Quý Ly tham chính dưới triều Trần trong thời gian này, kiên trì hoạt động, từng bước thâu tóm quyền lực về tay mình. Hồ Quý Ly từng bước loại bỏ dần ảnh hưởng chính trị của quý tộc Trần ra khỏi bộ máy Nhà nước và cuối c ng lật đổ cả thiết chế của nó, lập ra nhà Hồ. Một nhà nước quân chủ phong kiến trung ương tập quyền mới về chất, ph hợp với xu thế phát triển của lịch sử Đại Việt cuối thế kỉ XIV đầu thế kỉ XV.

Hồ Quý Ly là con người như thế nào? Khi nói đến Hồ Quý Ly người ta biết đến ông là một quan văn võ toàn tài, mưu lược. Đã có lúc ông là một quan văn số một của triều Trần (lúc này văn được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, ngoại giao). Dựa trên các chính sách cải cách do Hồ Quý Ly chủ trương và thực hiện, cho thấy ông là người yêu nước và có tinh thần dân tộc sâu sắc. Khi còn làm quan nhà Trần, có lần người Trung Quốc hỏi ông về phong tục nước Nam. Ông làm một bài thơ chữ Hán trả lời:

Đáp Bắc nhân vấn An Nam phong tục Dục vấn An Nam sự

An Nam phong tục thuần Y quan Đường chế độ Lễ nhạc Hán quân thần Ngọc ưng khai tân tửu Kim đao nghiễn tế lân Niên niên nhị tam nguyệt Đào lý nhất ban xuân. Tạm dịch:

Muốn hỏi nước Nam ư

Nước Nam phong tục thuần

Áo quần như thời Đường

Lễ nhạc giống thời Hán

Dao vàng mổ cá ngon

Hàng năm vài ba tháng

Đào mận suốt mùa xuân. [19, t.3, tr. 245]

Bài thơ cho thấy Hồ Quý Ly là một người rất yêu nước và rất tự hào về đất nước mình.

Hồ Quý Ly sinh năm 1336, cho đến nay vẫn chưa rõ năm mất. Theo sử chép: “Quý Ly tên tự là Lý Nguyên, suy tính r ng tổ trước là Hồ Hưng Dật vốn người Chiết Giang, đời Hậu Hán thời Ngũ Quý sang làm Thái thú Diễn Châu. Sau nhà ở hương Bào Đột châu ấy rồi là trại chủ. Đến đời Lý, lấy công chúa Nguyệt Đích, sinh ra công chúa Nguyệt Đoan. Đến đời cháu thứ 12 là Hồ Liêm dời đến ở hương Đại Lại, phủ Thanh Hóa, làm con nuôi của Tuyên úy Lê Huấn, từ đấy mới đổi làm họ Lê” [07, tr.721].

Quý Ly là cháu bốn đời của Hồ Liêm con nuôi của Lê Huấn nên ông phải mang họ Lê, khi giành được ngôi của nhà Trần, Quý Ly đổi thành họ Hồ - Hồ Quý Ly, cháu đời thứ 16 của Hồ Hưng Dật.

Để hiểu rõ khoảng thời gian làm quan của Hồ Quý Ly trong triều đình nhà Trần và những mưu lược của ông để dần thâu tóm quyền lực vào tay mình, có thể phân làm hai mốc thời gian: Hồ Quý Ly làm quan từ 1370 đến 1394 và từ 1395 đến 1407 (bao gồm cả thời gian triều Hồ tồn tại từ 1400 - 1407).

1.3.1. Hồ Quý Ly từ năm 1370 - 1394

Hồ Quý Ly vốn là một quan võ, thuở nhỏ ông theo học võ với Sư Tề. Dẫu vậy, ông cũng để lại một văn nghiệp khiêm tốn được hậu thế đánh giá cao. Ông bước vào vương triều Trần ở tuổi 34 và trưởng thành trong mối quan hệ ngoại thích nhà vua. Ông làm quan ở 5 đời vua cuối triều Trần (khoảng 25 năm) b ng trí tuệ, mưu lược của mình ông đã dần thay đổi vị trí quyền lực của bản thân, và thăng tiến chủ yếu qua con đường quân sự. Bắt đầu với chức quan võ Chi hậu tứ cục chánh chưởng thăng Khu mật viện đại sứ - gia phong trung tuyên quốc thượng hầu (1370 - 1371). Đến năm 1375, ông đã làm Tham mưu quân sự. Tháng 2 năm 1379 vua Trần Phế Đế lấy Hồ Quý Ly làm Tiểu tư không kiêm Khu mật viện đại sứ như cũ. Năm 1380, Quý Ly chỉ huy quân thủy phối hợp với quân bộ Đỗ Tử Bình đánh quân Chiêm Thành ở Thanh Hóa. Sau chiến thắng này, Quý Ly được phong chức Nguyên nhung

hành hải Tây đô Thống chế. Từ năm 1379, lợi dụng ảnh hưởng của mình đối với Trần Nghệ Tông, bắt đầu nắm giữ các vị trí cao trong bộ máy Nhà nước, Hồ Quý Ly cũng đồng thời tự mình tiến cử người vào các chức vụ khác nhau.

Từ năm 1384, quan hệ giữa Đại Việt và nhà Minh ngày càng căng th ng. Để tiến hành các hoạt động quân sự ở Vân Nam, nhà Minh đòi Đại Việt phải cung cấp cho quân đội của họ một số lượng lớn lương thực. Vài năm liền sau đó người Minh lại đòi phải cung cấp lương thực, voi chiến, thảo mộc quý hiếm, thậm chí cả đàn ông bị thiến, nhà sư... Tuy ông lo “làm thế nào có được 100 vạn quân để chống giặc Bắc?” [07, tr.730], nhưng vẫn tìm cách để cho quan hệ với nhà Minh không căng th ng thêm, những đòi hỏi trên đã được thỏa mãn, nhưng không đầy đủ. Trước tình hình phức tạp trong nước, Hồ Quý Ly tiếp tục tăng cường ảnh hưởng của mình với triều đình. Năm 1387, Quý Ly được phong làm Đồng bình chương sự, có quyền tham gia vào công việc trong cơ quan Nhà nước tối cao. Từ đây có thể nói tất cả các công việc trong nước đều do Hồ Quý Ly quyết định. Nhưng Ông không dừng lại ở đây, nếu như trước đó ông chỉ định những người ủng hộ mình lên nắm giữ những chức vụ cao, thì giờ đây ông đưa cả những người ruột thịt của mình vào các chức vụ đó.

Như vậy, với mối quan hệ ngoại thích gần gũi và từ vị trí là cháu vợ của nhà vua, Quý Ly trở thành con rể, anh em rể, đỉnh cao là bố vợ và ông ngoại của vua. Những mối quan hệ thân tộc trên và c ng với tài năng của mình là điều kiện thuận lợi để Quý Ly có vị thế chính trị và tiến bước trong sự nghiệp của mình. Nhưng càng danh cao chức trọng ông lại càng bị giới quý tộc Trần ghen ghét, đố kị. Như lời nhà vua tr tuổi Trần Phế Đế nói với viên cận thần của mình vào tháng 8 năm 1388: “Thượng hoàng yêu quý người họ ngoại là Quý Ly, cho tự ý làm gì thì làm. Nếu không tính trước đi thì sau khó lòng kiềm chế được” [07, tr.691]. Những lời này bị lan rộng trong triều đình và Quý Ly đã biết được điều đó. Tháng 12 năm 1389, Trần Nghệ Tông cho gọi Trần Phế Đế đến chỗ mình. Nghệ Tông ra lệnh bắt nhà vua đem giam ở ch a Tư Phúc. Sau đó, trong triều tuyên đọc nội chiếu nói r ng Trần Phế Đế là con đích, nối ngôi Trần Duệ Tông, nhưng vì tr người non dạ, gần gũi bọn tiểu nhân, nghe theo bọn chúng gièm pha vu hãm công thần, vì thế phải truất ngôi, giáng làm Linh Đức đại vương. Nhưng vì ngôi báu không thể bỏ trống

lâu, nên sẽ lập Chiêu Định lên ngôi. Các tướng chỉ huy các phủ quân trong triều muốn vào cướp lấy vua đem đi, nhưng Trần Phế Đế ngăn lại không cho họ làm. Phế Đế bị đưa xuống phủ Thái Dương và bị thắt cổ chết ở đây. Sau đó Quý Ly giết nốt một số quan lại cao cấp đứng về phía Trần Phế Đế.

Theo sử cũ, trong khoảng thời gian 30 năm trên chính trường, ông đã có tới 3 lần bị hành thích (ám sát), nhờ có sự che chở của Nghệ Tông mà tính mạng của ông được an toàn và những k mưu đồ ám sát Quý Ly đều bị giết.

Tháng 3 năm 1387, Trần Phế Đế, dưới áp lực của Thượng hoàng Trần Nghệ Tông phong Quý Ly làm Đồng binh chương sự, ban cho một thanh gươm, một lá cờ đề tám chữ vàng “văn võ toàn tài, quân thần đồng đức”. Năm 1394, Thái thượng hoàng Nghệ Tông biết mình không còn sống được lâu nữa đã gọi Quý Ly vào trăng trối:

“Bình chương (Quý Ly) là người họ thân; công việc trong nước đều giao cho cả. Nay thế nước suy yếu, ta đã già yếu, sau khi ta chết rồi, quan gia đáng giúp thì giúp, nếu là người hèn kém ngu tối thì ngươi tự lấy lấy nước” [07, tr.710].

Lời trăng trối của vua Nghệ Tông có ý nghĩa như một lời di chúc, một hành động chuyển giao quyền lực từ nhà Trần sang nhà Hồ. Năm 1400, khi Quý Ly lên ngôi xác lập vương triều Hồ, Nghệ Tông đã qua đời. Không còn sự ưu ái trợ giúp của Nghệ Tông, lại không được sự ủng hộ của thân vương quý tộc Trần, có thể nói Hồ Quý Ly đã gánh lấy trách nhiệm hết sức nặng nề với vô vàn khó khăn mà ông phải đối mặt.

1.3.2. Hồ Quý Ly từ 1395 - 1407 (bao gồm cả triều Hồ từ 1400 - 1407)

Trong thời gian này, sau khi phò Thuận Tông lên ngôi, Quý Ly thông qua vị quân vương tr tuổi này để giữ chức Nhập vụ nội chính Thái sư, Bình chương quân quốc trọng sư, Tuyên trung vệ quốc Đại vương. Với chức vụ này Quý Ly đã nắm quyền hành cao nhất trong vương triều Trần. Trên thực tế mọi việc nước nhà đều trong tay Hồ Quý Ly, cung đình nhà Trần nhưng là “vương triều Hồ không có vua Hồ”. Mọi công việc triều chính đều do Quý Ly chỉ đạo, ngay cả những chức danh của ông cũng tự xưng (tự phong). Năm 1398, ông tự xưng là Quốc tổ nhiếp chính khâm liệt Đại vương. Đến 1399 ông tự xưng là Quốc tổ Chương Hoàng.

Đến tháng 2 ngày 28 năm Canh Thìn (1400), Lê Quý Ly buộc vua Thiếu Đế, vị vua cuối c ng của triều Trần lúc bấy giờ mới 4 tuổi, nhường ngôi. Quý ly tự xưng vua, đặt niên hiệu là Thánh Nguyên, quốc hiệu là Đại Ngu, và đổi từ họ Lê thành họ Hồ, đưa chế độ phong kiến Việt Nam sang một triều đại mới - triều Hồ. Từ đây ông đã có quyền lực trong tay và tiếp tục đẩy nhanh công cuộc cải cách của mình.

Điều đặc biệt trong cuộc đời chính trị của Hồ Quý Ly là sau 30 năm nỗ lực để giành quyền lực nhưng khi đã nắm được quyền lực trong tay thì Hồ Quý Ly đã không “tham quyền cố vị”. Sau khi lên ngôi chưa được một năm, ngày 12 tháng 1 năm 1401, Hồ Quý Ly nhường ngôi cho con thứ là Hồ Hán Thương. Phải chăng Hồ Quý Ly nhận thấy quỹ thời gian đối với ông còn quá ngắn để thực hiện đường lối chính trị của mình với các chính sách cải cách trên nhiều mặt của đất nước còn đang phải gấp rút thực hiện khi mà ông lúc ấy đã vào tuổi 65 và “giặc Bắc” đã cận kề.

Với một loạt chính sách quan trọng do Hồ Quý Ly trực tiếp “lệnh cho thi hành” trong những năm từ 1396 đến 1406, chứng tỏ Hồ Quý Ly đã có ý thức đẩy nhanh công cuộc cải cải của mình. Nhìn vào những “đầu việc” được liệt kê trong thời gian này, người ta thấy Hồ Quý Ly là một con người hành động, một nhà lãnh đạo chính trị có bản lĩnh, quyết tâm theo đuổi mục đích của mình: Năm 1396 đưa ra cải cách tiền tệ, phát hành tiền giấy thay cho tiền đồng. Năm 1397, cho bỏ chức Đại tư xã và tiểu tư xã (quan từ lục phẩm trở xuống cửu phẩm), giảm bớt chi lương cho bộ máy chính quyền. Thi tuyển vào bộ máy chính quyền b ng khoa cử để chọn người tài có năng lực thực sự. Năm 1397, thi hành chính sách hạn điền. Năm 1400, vừa lên ngôi, mở kỳ thi Nho học đầu tiên của triều Hồ, khuyến khích Nho học; thực hiện cải cách giáo dục, đề cao chữ Nôm. Năm 1401, thi hành chính sách hạn nô và lập sổ hộ tịch. Năm 1402, xét duyệt quân ngũ và đưa ra chính sách thuế khóa mới. Đây là những chính sách tiến bộ mang lại quyền lợi cho người dân và lấy đi nhiều quyền lợi của tôn thất quý tộc Trần. Năm 1403, đưa ra chính sách đo lường. Năm 1405, chấn chỉnh lại bộ máy quân đội. Năm 1406 bổ thêm hương quân. Từ năm 1402-1403 lệnh cho con trai là Hồ Nguyên Trừng tiến hành cải tiến, chế tạo nhiều loại vũ khí để có “trăm súng thần công” - hoả lực mạnh chống ngoại xâm, đóng thuyền chiến lớn có bọc sắt. Năm 1397 xây thành Tây Đô và dời kinh đô từ Thăng

Long về Tây Đô (Thanh Hoá). Việc xây thành đắp lũy và dời đô là một công việc đồ sộ và rất tốn kém, đồng thời đây cũng là một nội dung cải cách có tính chiến lược của ông. Sau khi lên ngôi Hồ Quý Ly đóng đô tại đây. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sự nghiệp chính trị của Hồ Quý Ly trải dài trong khoảng 30 năm cuối thời Trần và 7 năm ngắn ngủi của triều Hồ. Trong một hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của lịch sử dân tộc khi vận nước suy yếu, bên ngoài thì giặc Bắc rắp tâm xâm lược, Hồ Quý Ly đã từng bước đảm nhận vai trò người khởi xướng và tổ chức thực hiện nhiều chính sách cải cách trên nhiều lĩnh vực. Những tư tưởng và nội dung cải cách của ông đã được lịch sử ghi nhận, đánh giá cao về tính chất tiến bộ và táo bạo, thể hiện lòng yêu nước sâu sắc, ý thức dân tộc và tinh thần tự cường mạnh mẽ, đáp ứng được yêu cầu lịch sử lúc bấy giờ.

Tiểu kết chƣơng 1

Nửa cuối thế kỷ XIV, vương triều Trần rơi vào một cuộc khủng hoảng toàn diện. Từ khủng hoảng kinh tế - xã hội, khủng hoảng hệ tư tưởng dẫn đến khủng hoảng chính trị - xã hội. Đặc biệt trong ba thập kỷ cuối thế kỷ XIV, nhà Trần ngày càng suy thoái nhanh hơn trước sự cướp phá của quân Chiêm Thành ở biên giới phía Nam và nguy cơ xâm lược của nhà Minh ở biên giới phía Bắc ngày càng lộ rõ. Tình hình chính trị - xã hội vào những năm cuối c ng thời Trần vô c ng bất ổn, mâu thuẫn nội bộ trong triều và ngoài xã hội trở nên sâu sắc, cuối c ng dẫn đến cuộc khủng hoảng cung đình - khủng hoảng quyền lực trong vương triều Trần. Trong bối cảnh đó, Hồ Quý Ly từng bước thâu tóm quyền hành, đồng thời tiến hành đường lối cải cách, đổi mới toàn diện đất nước nh m đưa xã hội ra khỏi khủng hoảng và chuẩn bị lực lượng để chống xâm lược phương Bắc. Việc Hồ Quý Ly giành lấy ngôi vua từ nhà Trần để có điều kiện đẩy mạnh công cuộc cải cách mà ông đang quyết tâm thực hiện là một xu hướng tích cực, đáp ứng yêu cầu khách quan của xã hội Đại Việt cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV.

Chƣơng 2: NỘI DUNG TƢ TƢỞNG CHÍNH TRỊ CỦA HỒ QUÝ LY

Một phần của tài liệu tư tưởng chính trị của hồ quý ly (Trang 35 - 41)