Xây dựng nhà nước quân chủ nho giáo trung ương tập quyền

Một phần của tài liệu tư tưởng chính trị của hồ quý ly (Trang 41 - 57)

8. Bố cục của luận văn

2.1.Xây dựng nhà nước quân chủ nho giáo trung ương tập quyền

TẬP QUYỀN THỐNG NHẤT

2.1.1. Quyền lực tập trung tuyệt đối vào chính quyền trung ương đứng đầu là nhà vua - đạo quân thần thay thế quan hệ tông tộc

2.1.1.1. Cải cách về nhân sự - loại bỏ thành phần giai cấp quý tộc Trần trong hệ thống quyền lực Nhà nước từ trung ương đến địa phương

Từ năm 1393, thấy họ Trần bất lực, Nghệ Tông đã nói với Quý Ly: “Bình chương (Quý Ly) là người họ thân; công việc trong nước đều giao cho cả. Nay thế nước suy yếu, ta đã già yếu, sau khi ta chết rồi, quan gia đáng giúp thì giúp, nếu là người hèn kém ngu tối thì ngươi tự lấy lấy nước” [07, tr.710]. Thực tế đã như một di chúc truyền ngôi. Vì vậy, cuộc lên ngôi của Hồ Quý Ly năm 1400 như một sự chín muồi trong yêu cầu giải quyết khủng hoảng cung đình, tức là khủng hoảng quyền lực chính trị - chính quyền Nhà nước từ nhà Trần chuyển sang nhà Hồ. Để xây dựng được một thể chế chính trị mới, Hồ Quý Ly với vai trò là quan đại thần nhà Trần và sau này là người đứng đầu vương triều Hồ đã từng bước loại bỏ tầng lớp quý tộc và tôn thất nhà Trần ra khỏi bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương. Nói một cách khác, Hồ Quý Ly đã thực hiện một cuộc cải cách về nhân sự trong hệ thống quyền lực từ trung ương xuống địa phương. Trong đó, thành phần nhân sự mới gồm những người được Hồ Quý Ly lự chọn sẽ là những người giữ các chức vụ chủ chốt trong chính quyền, thay thế những người thuộc tôn thất nhà Trần.

Hồ Quý Ly thực hiện nhiều biện pháp cụ thể để phát triển đội ngũ quan lại phong kiến quan liêu thay thế dần phong kiến quý tộc. Năm 1375, Nghệ Tông “xuống chiếu chọn các quan viên biết luyện tập võ nghệ, thông hiểu thao lược, thì không cứ là người tôn thất, đều cho làm tướng coi quân” [07, tr.670]. Dưới ảnh hưởng của Hồ Quý Ly, Nghệ Tông đã đẩy mạnh việc tuyển chọn nhân tài từ bình dân thay thế quý tộc. Nhà Hồ không theo nếp Tiền Lê, Lý, Trần phong tặng quan tước cho quý tộc tôn thất. Ngay cả người họ Hồ, Hồ Quý Ly cũng không đưa nhiều tôn thất họ Hồ vào bộ máy Nhà nước. Hồ Hán Thương “cấm người tôn thất, cung nhân không được xưng quý hiệu, ai phạm thì bắt tội” [07, tr.736].

Trong giữ nước, nếu nhà Trần triệu tập Hội nghị Bình Than chỉ có vương hầu quý tộc đến bàn việc chống giặc, thì nhà Hồ trong chuẩn bị chống Minh lại chỉ triệu tập quan lại trong triều tham dự Hội nghị Tây Đô, nh m đề cao vị trí và trách nhiệm tuyệt đối của Nhà nước trung ương tập quyền cũng như vai trò của ý thức hệ Nho giáo. Lấy Nguyễn Phi Khanh - thân sinh Nguyễn Trãi, không phải người tôn thất làm Hàn lâm học sỹ... Về mặt thể chế Nhà nước, Hồ Quý Ly đã chuyển từ chế độ quân chủ quý tộc tôn thất sang chế độ quân chủ quan liêu, với quan hệ vua - tôi (quân - thần) thay thế cho quan hệ tông tộc đã tồn tại 175 năm trước đó dưới vương triều Trần. Đạo quân thần đã thay thế quan hệ tông tộc. Trong cơ cấu bộ máy Nhà nước triều Hồ, phần đông các quan đều là những người được tuyển chọn từ những khoa thi h ng năm do triều đình tổ chức. Điều đó có nghĩa là trong bộ máy nhà nước, Hồ Quý Ly đã gần như triệt tiêu hoàn toàn tầng lớp vương triều quý tộc nhưng vẫn duy trì được bộ máy trung ương tập quyền. Đồng thời đi đến hạn chế và xóa bỏ thế lực chính trị - kinh tế của tầng lớp quý tộc Trần, kể cả quý tộc quan tước và quý tộc không quan tước.

Để đảm bảo cho vương quyền nhà Hồ được vững vàng, dựa theo thông lệ của các đời vua nhà Trần có từ trước là khi đến một độ tuổi nhất định sẽ nhường ngôi lại cho con trai, Hồ Quý Ly cũng làm vua gần 1 năm rồi nhường ngôi lại cho con trai là Hồ Hán Thương, rồi sau đó giữ chức Thái thượng hoàng, c ng coi chính sự. Như vậy, vương triều Hồ cũng tiếp tục thực hiện cơ chế hai vua (lưỡng đầu chế), với cơ chế này bộ máy cai trị sẽ không bị gián đoạn so với việc nhà vua băng hà rồi mới nhường ngôi lại cho người kế vị, hơn nữa vua mới lên cũng sẽ kế thừa những kinh nghiệm quản lý của vua cha. Với động thái nhường ngôi cho con, Hồ Quý Ly cũng đã đáp ứng phần nào yêu cầu chính trị về tính “chính thống” của triều đại mới. Là con rể của vua Trần Minh Tông nên đối với gia tộc Trần, Hồ Quý Ly chỉ là ngoại thích; khi ông đoạt ngôi vua từ nhà Trần thì việc mang tiếng cướp ngôi là không tránh khỏi. Do đó, với việc nhường ngôi cho con trai là Hồ Hán Thương sau khi lên ngôi được 10 tháng, Hồ Quý Ly muốn trả ngôi vua lại cho cháu ngoại của vua Trần để vừa giữ được quyền lực trong tay mình, nhưng đồng thời cũng đáp ứng sự ổn định chính trị - xã hội, tạo sự đồng thuận xã hội và là điều kiện tốt trong tình hình “th trong, giặc ngoài”. Nhất là, Hồ Quý Ly đã thấy được một bộ phận nhân dân và

triều đình còn đang hướng về triều đình cũ của các vua Trần. Về đối ngoại với nhà Minh, năm 1400, sau khi nhường ngôi cho Hồ Hán Thương, Hồ Quý Ly cho sứ sang báo với vua nhà Minh là do nhà Trần không còn ai nối dõi, nên trước mắt “Hán Thương là cháu ngoại của Minh Tông tạm trông coi việc nước [07, tr.730].

2.1.1.2. Sửa đổi quy chế bổ nhiệm quan lại

Nh m phục vụ cho việc tập trung quyền lực vào tay chính quyền trung ương tập quyền, năm 1397, Hồ Quý Ly còn tiến hành sửa đổi quy chế bổ nhiệm quan lại. Hồ Quý Ly cho thay đổi một số nội dung trong việc quy định lại chức quan ở trấn, lộ, “bãi các chức đại tiểu tư xã, chức quản giáp vẫn để như cũ” [07, tr.716].

Theo chủ trương của Hồ Quý Ly, năm 1397, nhà Trần quy định quy chế quan lại trấn nhậm tương ứng với các cấp hành chính địa phương. “Lộ đặt chức An phủ sứ và Phó sứ; phủ đặt Trấn phủ sứ và Phó sứ; châu đặt Thông phán, Thiên phán; huyện đặt chức Lệnh úy, Chủ bạ để cai trị. Lộ coi phủ, phủ coi châu, châu coi huyện… [07, tr.716, 717].

Việc ông thay đổi lại quy chế bổ nhiệm quan chức, một mặt nh m loại bỏ bớt thế lực của phong kiến quý tộc Trần trong bộ máy chính quyền địa phương, đưa người thân tín của mình vào nắm giữ những vị trí chủ chốt đó; việc này lý giải cho hành động Hồ Quý Ly đưa con trai là Hồ Hán Thương nắm giữ phủ Đô Hộ (Thăng Long). Mặt khác, việc bãi bỏ một số chức quan ở cấp xã như Đại tư xã, Tiểu tư xã, Đại toát (là những chức quan do triều đình phái đến phụ trách các xã, được lập dưới thời nhà Trần) đã làm giảm gánh nặng cho người dân phải cung phụng vào lúc khó khăn buổi cuối thời Trần [21, tr.137].

Biện pháp cải cách tổ chức và nhân sự như trên đã thể hiện khuynh hướng trung ương tập quyền rõ rệt trong vấn đề tổ chức và điều hành bộ máy chính quyền thống nhất trong cả nước. Những người thực sự nắm quyền hành trong bộ máy quan lại từ trung ương đến địa phương chủ yếu thuộc những người được tuyển dụng qua thi cử Nho học và những người thân tín của Hồ Quý Ly.

2.1.1.3. Cải cách về hành chính

Sau khi giành được ngôi vua, nhà Hồ vẫn duy trì cách tổ chức bộ máy triều đình của nhà Trần bao gồm các bộ và các cơ quan chuyên môn như: quán, các, sảnh (Thượng thư sảnh, Môn hạ sảnh…), cục (Nội thư hỏa cục, Chi hậu cục,…), đài

(Ngự sử đài,…), viện (Quốc sử viện, Thái y viện…) [06, t.2, tr.446, 466]. Ngoài những cơ quan đã có từ thời Trần, nhà Hồ đã đặt thêm một số cơ quan hành chính mới như: Phong quốc giám, Đại lý tự, Quảng tế thự thừa,… đây là những cơ quan chuyên môn của triều đình phụ trách những vấn đề chuyên môn nhất định, “Người phương sỹ ở Giáp Sơn tên là Nguyễn Đại Năng có thuật lấy lửa chích hoặc lấy kim châm để chữa bệnh cho người, Hán Thương bổ làm chức Quảng tế thự thừa” [07, tr.738]. Quảng tế thự là cơ quan phụ trách y tế, trông coi sức khỏe và chữa bệnh cho người dân. Đây có lẽ là lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam có một cơ quan y tế của Nhà nước chăm sóc sức khỏe cho người dân.

Năm 1397, đời vua Trần Thuận Tông, dưới ảnh hưởng quyền chính của Hồ Quý Ly, cấp liên xã được bãi bỏ, thay b ng huyện, huyện sẽ trông coi nhiều xã. Dưới thời nhà Hồ, xã vẫn là cấp cơ sở trong hệ thống phân cấp hành chính địa phương. Đồng thời một số châu sẽ được nâng lên thành lộ; một số lộ, phủ sẽ đổi làm trấn, bao gồm [07, tr.716]:

STT TÊN LỘ CŨ TÊN LỘ MỚI 1 Thanh Hóa Thanh Đô 2 Quốc Oai Quảng Oai 3 Đà Giang Thiên Xương 4 Nghệ An Lâm An 5 Trường Yên Thiên Quan 6 Lạng Giang Lạng Sơn 7 Diễn Châu Vọng Giang 8 Tân Bình Tây Bình

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, tháng giêng năm 1397, Hồ Quý Ly sai Thượng thư bộ lại kiêm Thái sử lệnh Đỗ Tỉnh đi xem đất và đo đạc động An Tôn để tiến hành xây thành An Tôn thuộc Vĩnh Tôn, Thanh Hóa (thành Nhà Hồ), ngay trong năm đó dời đô về đây và đến năm 1400 lập nên nhà Hồ tại v ng đất này, đặt tên nước là Đại Ngu. Hồ Quý Ly xây thành An Tôn với tường thành hoàn toàn b ng đá

có quy mô đồ sộ, thành có bình đồ gần vuông, mặt chính quay về hướng đông nam, với đường trục chính theo hướng đông bắc - tây nam, lệch bắc 450. Hai tường thành phía nam và phía bắc dài 877,1m và 877m, hai tường thành phía đông và phía tây dài 879,3m và 880m, thành có chu vi 3513,4m và diện tích 769.086m2, (khoảng 77 ha), ông để lại cho đời sau một công trình kiến trúc lớn - thành nhà Hồ [45]. Điều đó đã cho thấy sự chuẩn bị kỹ càng của ông trong việc chống quân xâm lược nhà Minh, ngoài ra việc xây thành mới còn thể hiện ý đồ trong việc từ bỏ thành Thăng Long - nơi gắn liền với nhà Trần 175 năm (1226 - 1400) để xây dựng một kinh đô mới - một trung tâm hành chính mới. Chính vì vậy, trên thực tế, không chỉ có đời sau, mà ngay từ lúc chuẩn bị, đã có nhiều ý kiến khác nhau về việc dời đô từ Thăng Long vào An Tôn (Thanh Hóa), khi đó triều đình bàn bạc nhiều, Hành Khiển Phạm Cự Luận khuyên không nên dời đô nhưng Hồ Quý Ly kh ng định “Ý ta đã định trước rồi, ngươi còn nói gì nữa” [07, tr.715]. Ngoài ra, để củng cố thêm quyền lực của mình, Hồ Quý Ly còn bàn với con trai là Hồ Hán Thương xây dựng đàn tế Nam Giao cách thành An Tôn gần 2km, qua đó nh m tăng cường vai trò cai trị của nhà vua và là dấu ấn của sự hoàn thiện việc định đô của vương triều Hồ. Theo lễ tế truyền thống: “Ngày hôm tế, Hán Thương ngồi kiệu Vân Long, từ cửa Nam đi ra, các cung tần, mệnh phụ, triều thần văn võ, theo thứ tự theo hầu… lệ cũ của đời trước có đặt ra hai bậc lễ nghi, các quan và người đi hầu rất đông. Cứ 3 năm một lần đại lễ thì thiên tử ngồi xe Thái Bình…. Hai năm thì làm trung lễ, thiên tử ngồi ngai trạm bách cầm; hàng năm làm tiểu lễ… nay Hán Thương bắt đầu làm” [07, tr.733, 734].

2.1.1.4. Đề cao Nho giáo và thi cử Nho học để chọn người tài cho bộ máy Nhà nước

Vào thế kỷ XIV, bất chấp thế lực nhà ch a và Phật giáo còn rất mạnh, kinh điển Nho giáo Trung Hoa vẫn tiếp tục củng cố vị trí của nó. Nền giáo dục thời Trần đã tạo ra một đội ngũ trí thức nho học ngày càng đông và có ảnh hưởng lớn đến triều đình và giới quý tộc. Năm 1305, lần đầu tiên triều đình tôn vinh cả về mặt học vấn lẫn mặt danh dự cho 44 thí sinh trúng tuyển:

“Cho dẫn những người đỗ tam khôi ra cửa Long môn Phượng thành, đi chơi phố ba ngày. Trạng nguyên thì bổ Thái học sinh hoà dũng thủ, sung chức Nội thư

gia; Bảng nhãn thì bổ Chỉ hậu Bạ thư, có mạo sam (mũ và áo của chức Bạ thư), sung chức Nội lệnh thư gia; Thám hoa thì bổ Hiệu thư, có quyền miện (mũ của chức Hiệu thư) và được 2 tư. Còn 330 người được lưu học (tại kinh đô)” [06, tr.8].

Trong những thập kỷ tiếp theo của nửa đầu thế kỷ XIV, dưới đời vua Minh Tông, nhiều người đỗ đạt đã giành được ân huệ của vua và thăng tiến rất nhanh. Năm 1323, có 13 người trong số họ đã được đứng vào danh sách của những người ở vị trí cao của triều đình. Đó là: Trần Thì Kiến, Đoàn Nhữ Hài, Đỗ Thiên Hứ, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Dũ, Phạm Mại, Phạm Ngộ, Nguyễn Trung Ngạn, Lê Quát, Phạm Sư Mạnh, Lê Duy, Trương Hán Siêu, Lê Cư Nhân [07, tr.597].

Vì vậy, nh m tăng cường sức mạnh cho nhà nước quân chủ mới, Hồ Quý Ly đã Nho giáo hoá đời sống xã hội và trọng dụng các nho sĩ có tài, kể cả nho sĩ lớp dưới. Năm 1397, thông qua vua Trần Thuận Tông, Hồ Quý Ly lệnh cho các lộ phủ được đặt chức Học quan để đôn đốc việc học ở các địa phương. Vì vậy, có thể nói trong lĩnh vực giáo dục, Hồ Quý Ly có tư tưởng đổi mới và thực tiễn. Dưới góc nhìn của một nhà chính trị, vấn đề giáo dục được Hồ Quý Ly rất chú ý quan tâm và được đề cao vì ông rất cần đào tạo một đội ngũ trí thức khoa bảng không giáo điều, có đầu óc thực tế để phục vụ cho vương triều mới. Điều tiến bộ trong việc cất nhắc người tài không thuộc tôn thất giữ những vị trí cao trong triều đình luôn được Hồ Quý Ly quan tâm, như Nguyễn Phi Khanh (cha của Nguyễn Trãi) từng đỗ Bảng nhãn (1374) ở thời Trần, nhưng vì xuất thân bình dân nên không được làm quan; đến tháng 12 năm 1401, Hồ Hán Thương đã cất nhắc, bổ nhiệm Nguyễn Phi Khanh làm Hàn lâm học sỹ kiêm Tư nghiệp Quốc tử giám.

Thái độ đề cao đối với Nho giáo và nho sỹ của Hồ Quý Ly đã có tác dụng rất lớn trong nhân dân, qua đó cũng chứng tỏ một bước phát triển đáng kể của Nho học và Nho giáo dưới thời nhà Hồ. Theo Giáo sư Trần Văn Giàu, dưới thời nhà Hồ, Nho giáo được Nhà nước khuyến khích mạnh mẽ hơn bất cứ triều đình nào trước đây. Điều chắc chắn là đến nhà Hồ, Nho giáo đã chiếm ưu thế tuyệt đối trong bộ máy Nhà nước [10, tr.71].

Thông qua hàng loạt biện pháp mạnh mẽ được triển khai thực hiện từ thập kỷ 90 của thế kỷ XIV như cải cách kinh tế, xã hội, hành chính, an ninh quốc phòng, văn hóa giáo dục đào tạo, đề cao Nho giáo Nho học; kể cả việc thanh trừng những

người không ủng hộ mình và hãm hại các vua Trần đang tại vị, đến việc dời đô… Hồ Quý Ly đã mở đường cho việc thành lập vương triều Hồ vào năm 1400 với một thể chế phong kiến mới, quyền lực được thống nhất tập trung tuyệt đối vào chính quyền Trung ương đứng đầu là nhà vua. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi đẩy nhanh công cuộc cải cách và đổi mới đất nước.

2.1.2. Phạm vi quyền lực Nhà nước mang tính toàn trị thông qua các chính sách cải cách trên nhiều lĩnh vực

Với việc Hồ Hán Thương lên ngôi vua và Hồ Quý Ly làm Thái thượng Hoàng, kể từ đây bộ máy phong kiến trung ương tập quyền của nhà Hồ đã được vận hành và phải đồng thời giải quyết những nhiệm vụ cải cách cấp bách đặt ra cho đất nước. Đó là khắc phục kinh tế suy thoái, xã hội mất ổn định, độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia đang bị đe doạ. Có thể thấy r ng, những chính sách của Hồ Quý Ly (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu tư tưởng chính trị của hồ quý ly (Trang 41 - 57)