0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Đấu tranh chống ảnh hưởng của chủ nghĩa xét lại hiện đại trên mặt

Một phần của tài liệu QUAN NIỆM TÍNH ĐẢNG TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945 1975 (Trang 49 -51 )

5. Cấu trúc Luận văn

2.3.3. Đấu tranh chống ảnh hưởng của chủ nghĩa xét lại hiện đại trên mặt

mặt trận văn nghệ

Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa xét lại hiện đại diễn ra từ sau cuộc kháng chiến chống Pháp đến năm 1975. Chủ nghĩa xét lại đòi xét lại chủ nghĩa Mác vì họ cho rằng chủ nghĩa Mác có nhiều vấn đề chƣa hoàn hảo, phải điều chỉnh, phải xem xét lại. Chính vì thế nó phủ nhận hoàn toàn tác dụng quyết định của thế giới quan đối với sáng tác, của khuynh hướng tư tưởng đối với tác phẩm nghệ thuật. Năm 1963 chủ nghĩa xét lại hiện đại đã lan truyền trên mặt trận chính trị và văn hóa ở một số nƣớc với những tên tuổi nhƣ Lu- cát (Hung ga ri), Vít Ma (Nam Tƣ)…

Mũi nhọn chủ yếu của họ là nhằm công kích tính đảng trong văn học nghệ thuật. Hình thức lập luận của những văn nghệ sĩ theo chủ nghĩa xét lại hiện đại có thể khác nhau, nhƣng nội dung của nó là một: Phủ nhận hoặc đặt vào hàng rất thứ yếu tính Đảng và thế giới quan vô sản. Làm mất ranh giới giữa chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa với những khuynh hƣớng nghệ thuật khác. Hợp pháp hóa việc hấp thụ những khuynh hƣớng ấy vào nền văn nghệ xã hội chủ nghĩa. Tiến công vào nhận thức luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, thay thế nó bằng chủ nghĩa duy tâm chủ quan. Những quan điểm đó là sự phản ánh tất yếu quan điểm của chủ nghĩa xét lại hiện đại về mặt chính trị gây tác hại cho công tác giáo dục tƣ tƣởng và nhận thức của quần chúng. Đứng trƣớc tình hình đó Đảng đã chỉ đạo ngăn chặn ảnh hƣởng của chủ nghĩa xét lại, không ngừng nâng cao tính Đảng nhằm biểu hiện chân thật và hùng hồn thực tiễn cách mạng lúc bấy giờ. “ Văn nghệ xã hội chủ nghĩa của ta phải phản ánh cái mới và đấu tranh cho cái mới thắng lợi. Không những chỉ thể hiện cuộc sống mới và con ngƣời mới mà còn tích cực góp phần thúc đẩy cuộc sống mới phát triển, góp phần sáng tạo và giáo dục con ngƣời mới”[66]. Tố Hữu là ngƣời luôn giữ vị trí tiên phong trong các cuộc đấu tranh văn nghệ.

Ông đã lên tiếng phê phán quan điểm lý luận xét lại của Lu cát, Vít ma: không cần phải trau dồi tính Đảng, chỉ cần phản ánh hiện thực là đủ, phản ánh nhƣ thế nào, theo hƣớng nào đó là công việc riêng của nghệ thuật, tùy ý riêng của nghệ sĩ. Họ phủ nhận chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa và họ cho rằng thế giới quan và tƣ duy nghệ thuật không giữ một vai trò nào cả, tất cả chỉ ở tài năng. Những tiểu luận của Hồng Chƣơng, Hoàng Xuân Nhị, Xuân Trƣờng, Nam Mộc, Đỗ Đức Hiểu… đã thẳng thắn phê phán những quan điểm của Ga rô đi. Cái gọi là “chủ nghĩa hiện thực không bờ bến” hay những “quan niệm cởi mở” của chủ nghĩa xét lại khác xa phƣơng pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa về bản chất vì cơ sở của phƣơng pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa là thế giới quan mac xít lê nin nít. Nó là phƣơng pháp sáng tác của những văn nghệ sĩ đấu tranh cho chủ nghĩa xã hội nó thể hiện tính Đảng vô sản và thế giới quan vô sản.

Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa xét lại hiện đại diễn ra rất quyết liệt. Tình hình văn nghệ bị xiết chặt, soi xét kĩ lƣỡng, đặt ra yêu cầu cứng nhắc, khuôn mẫu đã là tác phẩm văn học phải giữ vững tính đảng. Nhà văn phải phát huy tinh thần hợp tác xã hội chủ nghĩa, lối làm việc tập thể. Phải có sự cộng tác mật thiết, trên nguyên tắc tính đảng, giữa các nhà văn .Ngƣời nghiên cứu văn học phải xác định tƣ tƣởng là đến với cách mạng xã hội chủ nghĩa và vì mục đích cao cả đấu tranh thống nhất đất nƣớc. Nếu nhà văn không tự nghiêm khắc với khuyết điểm cũ của mình sẽ có hại cho cách mạng. Chỉ có một sự đồng tâm, hiệp lực trên nguyên tắc tính đảng, thông cảm lẫn nhau để đi tới chân lý thì công việc nghiên cứu mới tốt đƣợc. Vào thời điểm này những tác giả, tác phẩm của văn học đô thị miền Nam bị lên án, phê bình quyết liệt không khoan nhƣợng. Những tác phẩm không có tinh thần đấu tranh gay gắt bị xem là thiếu tính Đảng, có khuynh hƣớng “xét lại”, có những biểu hiện lệch lạc về tƣ tƣởng đƣợc đem ra mổ xẻ, phê bình một cách mạnh mẽ:

tiểu thuyết Mở hầm- Nguyễn Dậu, tập thơ Cửa mở- Việt Phƣơng, Vòng trắng-

Phạm Tiến Duật, Sẹo Đất – Ngô Văn Phú, truyện ngắn Cây táo ông Lành- Hoàng Cát. Những người thợ mỏ của Võ Huy Tâm bị phê vì lối viết trần trụi, tự nhiên chủ nghĩa. Phá vây của Phù Thăng thì bị xem là có những thiếu sót, lệch lạc về lập trƣờng tƣ tƣởng, đại diện cho quan niệm về chủ nghĩa nhân đạo chung chung. Một số tác phẩm khác cũng bị kiểm điểm về mặt tƣ tƣởng, thế giới quan nhƣ Đống rác cũ của Nguyễn Công Hoan, Sương tan của Hoàng Tiến, Màu tím hoa sim của Hữu Loan,Vào đời của Hà Minh Tuân.

Một phần của tài liệu QUAN NIỆM TÍNH ĐẢNG TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945 1975 (Trang 49 -51 )

×