0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Đấu tranh để “nhận đường” trong văn học

Một phần của tài liệu QUAN NIỆM TÍNH ĐẢNG TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945 1975 (Trang 44 -46 )

5. Cấu trúc Luận văn

2.3.1. Đấu tranh để “nhận đường” trong văn học

Dƣới sự lãnh đạo của Đảng,văn nghệ ở nƣớc ta từ sau Cách mạng tháng Tám đã phát triển thống nhất và có phƣơng hƣớng, tuy nhiên vẫn chƣa có một nền lý luận phê bình thật đa dạng và giàu kinh nghiệm thực tế, cho nên trong giới văn nghệ vẫn còn có nhiều vấn đề chƣa đƣợc giải quyết triệt để. Đặc biệt là đối tƣợng hƣớng tới của văn học giai đoạn này là đại chúng phƣơng châm này vốn đã mang một nội dung giai cấp nhất định cho nên không dễ gì đƣợc các quan điểm nghệ thuật tƣ sản chấp nhận. Mặt khác, phần

đông văn nghệ sĩ lúc bấy giờ đều xuất thân từ giai cấp tiểu tƣ sản và thƣờng xuyên sống ở các thành thị. Đối với lớp nhà văn ấy, những năm đầu sau cách mạng (1946 - 1948) vẫn chỉ là thời kỳ “nhận đƣờng”, thời kỳ “lột vỏ”. Do vậy, trên văn đàn đã xuất hiện cuộc tranh luận giữa Tô Ngọc Vân: “Học hay không học”, (Văn nghệ, số mùa xuân, 1949); Xuân Trƣờng: “Quần chúng và phê bình nghệ thuật”, (Văn nghệ, số 12, tháng 5/1949); và Nguyễn Đình Thi: “Quần chúng phê bình nghệ thuật”, (Văn nghệ, tháng 2/1950). Tiêu biểu nhất là tùy bút Nhận đường của Nguyễn Đình Thi viết năm 1948. Tác phẩm đã: “ghi lại lộn xộn những thắc mắc nhiều khi đau xót của một cuộc lột vỏ, cái xác cũ rụng xuống chƣa rứt hẳn, da non mới mọc chƣa lành, một chút gì chạm phải cũng nhỏ máu.”[62,81]. Trong tác phẩm này, Nguyễn Đình Thi đã đi đến khẳng định: “Văn nghệ phụng sự kháng chiến, nhƣng chính kháng chiến đem đến cho văn nghệ một sức sống mới. Sắt lửa mặt trận đang đúc nên văn nghệ mới của chúng ta.”[62, 86]. Lời nhận xét trên của Nguyễn Đình Thi tuy đƣợc viết năm 1948 có sức khái quát rộng, không chỉ đúng cho văn học kháng chiến chống Pháp mà còn là mệnh đề chính xác cho cả văn học giai đoạn chống Mĩ. Đây đƣợc coi là cuộc nhận đƣờng lần thứ nhất trong văn học cách mạng. Tại Hội nghị tranh luận văn nghệ Việt Bắc tháng 9 năm 1949, bản báo cáo khai mạc Hội nghị: “Xây dựng một nền văn nghệ nhân dân” (hay Văn nghệ Dân chủ mới)- đã tập trung giải quyết “mối băn khoăn lớn nhất”, “khẩu hiệu lớn nhất” là “cách mạng hóa tƣ tƣởng, quần chúng hóa sinh hoạt”, giúp các văn nghệ sĩ có thể tạo nên một sự chuyển biến cơ bản trong việc nâng cao lập trƣờng tƣ tƣởng, rèn luyện thế giới quan mác xít và đi sâu vào quần chúng lao động.

Truyện ngắn Đôi mắt của nhà văn Nam Cao viết vào đầu năm 1948 tại chiến khu Việt Bắc. Tác phẩm có tiếng vang lớn trong dƣ luận, vì một lý do cơ bản là nó đặt ra đƣợc cho văn nghệ sĩ lúc bấy giờ một vấn đề gay gắt: vấn

đề nhận đƣờng. Trƣớc Cách mạng thảng Tám, nhiều nhà văn dù rất nặng tình với những con ngƣời bé nhỏ bất hạnh, nhƣng rất nghi ngờ cái gọi là “sức mạnh quần chúng”. Trong tiểu thuyết Vỡ đê, Vũ Trọng Phụng từng ví đám đông dân chúng nhƣ đám ruồi đậu vào mông con bò. Khi cái đuôi bò khẽ quật, cả đám ruồi vù bay tán loạn. Đến Cách mạng tháng Tám, trƣớc sức mạnh “xông lên đoạt trời” của quần chúng, nhiều nhà văn tỉnh ngộ, sửng sốt tới mức “ ngã ngửa ngƣời ra”, cái nhìn nhân dân của họ bị đảo lộn. Thực tế kháng chiến gian khổ đã làm đảo lộn nhận thức của nhiều ngƣời. Nam Cao kịp thời viết Đôi mắt góp phần xác định cái nhìn đúng đối với nhân dân và kháng chiến. Đôi mắt là một tác phẩm luận đề, nó muốn đề xuất, tranh luận một vấn đề thuộc về cái nhìn, về lập trƣờng, quan điểm, về nhân sinh quan và thế giới quan của nhà văn. Tô Hoài nhận xét “ Đôi Mắt là tuyên ngôn nghệ thuật chung của lớp văn nghệ sĩ lúc bấy giờ”.Nam Cao đã thể hiện cách nhìn nhận đánh giá nhiều chiều về con ngƣời, về nhân dân , về quan điểm sống hòa nhập đi sâu vào đời sống những ngƣời dân cùng khổ, khơi dậy tinh thần đấu tranh, làm cách mạng để giành lại độc lập, tự do.

Một phần của tài liệu QUAN NIỆM TÍNH ĐẢNG TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945 1975 (Trang 44 -46 )

×