5. Cấu trúc Luận văn
2.2. Tính Đảng là linh hồn của phƣơng pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ
chủ quan, tùy hứng và thiên kiến cá nhân để đánh giá sáng tác văn nghệ mà cần phải thấm nhuần quan điểm quần chúng trong phê bình. Xác định vị trí, chức năng quan trọng của lý luận, phê bình văn học trong nền văn học cách mạng nƣớc ta giai đoạn 1945 - 1975, vận dụng đƣờng lối văn nghệ của Đảng để phát hiện và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển của nền văn nghệ. Các văn bản chỉ đạo văn nghệ của Đảng đã yêu cầu các nhà lý luận, phê bình mác xít luôn luôn phải là ngƣời có tƣ tƣởng độc lập, tự chủ, phải nắm vững đƣờng lối chính trị và đƣờng lối văn nghệ của Đảng.
2.2. Tính Đảng là linh hồn của phƣơng pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa. hội chủ nghĩa.
Chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa hay còn gọi là phƣơng pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa đã đƣợc xuất hiện ở nƣớc Nga từ đầu những năm ba mƣơi của thế kỉ trƣớc. Phƣơng pháp đó không phải do các văn nghệ sĩ tùy hứng đặt ra, mà đƣợc các nhà văn nghệ cách mạng nêu lên nhƣ một cƣơng lĩnh, một “hiến pháp”, một điều khoản trong điều lệ hội nhà văn Xô Viết. Tính Đảng trong tác phẩm với tƣ cách là một phạm trù tƣ tƣởng- thẩm mỹ mới là linh hồn của phƣơng pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa. Bởi vì phƣơng pháp sáng tác là những nguyên tắc tƣ tƣởng- nghệ thuật dùng để phản ánh cuộc sống bằng hình tƣợng. Nó là vấn đề của bản thân sáng tác, chứ không phải của bất cứ ngành hoạt động văn học nào. Nói đến linh hồn là nói đến hạt nhân của hệ thống, nó có tác dụng chỉ đạo trong việc xác định các yếu tố khác trong hệ thống. Chỉ có vận dụng yêu cầu của tính Đảng trong tác phẩm bao gồm ba bình diện tính tƣ tƣởng, tính chân thật, tính nghệ thuật mới tƣơng ứng với nội dung cụ thể của phƣơng pháp sáng tác bao gồm nhân vật trung tâm, điển hình hóa, thi pháp. Khi chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa đã thấm
nhuần tính Đảng cộng sản thì sẽ gây ra sự biến đổi nội tại trên tất cả các lĩnh vực về nhân vật trung tâm , điển hình hóa và thi pháp.
Phƣơng pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa phản ánh cuộc sống một cách chân thật, cụ thể và trong quá trình phát triển của cách mạng là ca ngợi và tác động đến con ngƣời mới và cuộc sống mới, vấn đề điển hình hoá, phong cách và hình thức nghệ thuật. Bản chất chính trị của phƣơng pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa là tuyên truyền và đấu tranh cho quyền lợi của giai cấp vô sản, lấy chủ nghĩa cộng sản làm mục tiêu đấu tranh cao nhất. Tính Đảng cộng sản chính là biểu hiện tập trung cao nhất của ý chí giai cấp vô sản trong cuộc đấu tranh chống lại giai cấp tƣ sản và giai cấp phong kiến để giành chính quyền. Có thể nói, xét về một mặt nào đó, lý luận hiện thực xã hội chủ nghĩa đã kết tinh hầu hết những vấn đề cơ bản trong đƣờng lối văn nghệ của Đảng. Chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa đƣợc du nhập vào Việt Nam cuối những năm 1930 và chính thức đƣợc khẳng định là phƣơng pháp sáng tác cho văn nghệ cách mạng trong Đề cương văn hóa Việt Nam năm 1943. Tính chất chính trị của nền văn hóa mới thể hiện trong thái độ của nó đối với các trào lƣu, khuynh hƣớng triết học và xã hội khác, đó là “chống” và “đấu tranh”: đấu tranh tƣ tƣởng, đánh tan những quan niệm sai lầm của triết học Âu, Á, chống chủ nghĩa cổ điển, chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa tự nhiên, chủ nghĩa tƣợng trƣng…làm cho chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa thắng[12].
Ngƣời ta thƣờng nói nguyên lý tính đảng cộng sản và linh hồn của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa. Trƣờng Chinh nói: “Trên cơ sở tính đảng, cần nắm vững phƣơng pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa”[5]. Quan niệm chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa là một hệ thống, thì tính đảng cộng sản là yếu tố hạt nhân. Nó là yếu tố cơ bản, đồng thời có tác dụng chi phối các yếu tố khác trong hệ thống. Nguyên lý tính Đảng cộng sản đối với chủ nghĩa hiện
thực xã hội chủ nghĩa cũng nhƣ nguyên tắc lịch sử- cụ thể đối với chủ nghĩa hiện thực phê phán. .
Từ nguyên lý tính đảng trong văn học nghệ thuật, các nhà lãnh đạo văn nghệ Việt Nam đã bổ sung cụ thể hoá thành tiêu chuẩn tính đảng của văn nghệ sĩ và của tác phẩm văn học nghệ thuật. Nhƣng chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa trƣớc hết là một phƣơng pháp sáng tác (méthode creatride), tức là một hệ thống hoàn chỉnh hữu cơ những nguyên tắc tƣ tƣởng nghệ thuật đƣợc xác định bởi một thế giới quan nhất định trong những điều kiện lịch sử xã hội nhất định dùng để phản ánh (chọn lựa, khái quát, bình giá) cuộc sống bằng hình tƣợng. Nhƣ thế nó là những nguyên tắc để xây dựng tác phẩm. Hiển nhiên văn học cách mạng giai đoạn 1945-1975 có thể vận dụng vào việc phê bình nghiên cứu tác phẩm theo nghĩa “phê bình là môn mỹ học vận động”. Nhƣng bản thân chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa không phải là phƣơng pháp phê bình, càng không phải nguyên tắc chỉ đạo cho mọi ngành hoạt động văn học. Nguyên tắc chỉ đạo chung đó không phải là cái gì khác mà là nguyên lý tính đảng cộng sản trong văn học nghệ thuật. Mọi ngành hoạt động văn học: Lý luận, nghiên cứu, phê bình, tổ chức, dịch thuật, xuất bản, phát hành… sẽ căn cứ vào nguyên lý chung đó mà cụ thể hoá thành những nguyên tắc và chỉ đạo cụ thể cho ngành mình. Nhƣ thế, khi nói tính đảng cộng sản là linh hồn của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa, thì không phải tính đảng nói chung, cũng không phải là những tiêu chuẩn tính đảng của một nghệ sĩ - mặc dù đó là những nguyên lý chỉ đạo chung và điều kiện tiên quyết – mà là những tiêu chuẩn tính đảng của tác phẩm. Nói cách khác, muốn tìm hiểu những quan điểm cốt lõi của Đảng về chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa thì phải tìm hiểu quan niệm của Đảng về tính đảng của tác phẩm, xem đó nhƣ là yếu tốt hạt nhân, có tác dụng chỉ đạo trong việc xác định các yếu tố khác trong phƣơng pháp sáng tác này.
Xét về mặt nào đó, có thể nói Đảng cộng sản Việt Nam xác định tính đảng cho toàn bộ nền văn học là thiết lập cơ sở ý thức hệ mới, cho nên nhiệm vụ chủ yếu là phải phê phán, đấu tranh với những quan điểm thù địch. Trong bài phát biểu tại Đại hội văn nghệ toàn quốc lần thứ ba, Tăng cường tính đảng, đi sâu vào cuộc sống mới để phục vụ nội dung, phục vụ cách mạng tốt hơn nữa, đồng chí Trƣờng Chinh khẳng định:
“ Đối với chúng ta, một tác phẩm văn nghệ có tính đảng là một tác phẩm thể hiện cuộc sống muôn màu muôn vẻ theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin và dƣới ánh sáng đƣờng lối của Đảng. Từ nội dung tƣ tƣởng của tác phẩm đó phải toát ra nhiệt tình chân thật đối với lý tƣởng cộng sản chủ nghĩa, đối với mục đích xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh để thực hiện thống nhất nƣớc nhà. Tác phẩm có tính đảng là tác phẩm có đầy đủ tính chiến đấu thể hiện hồn nhiên thái độ yêu và ghét, xây dựng và đả phá một cách đúng đắn rõ ràng. Tác phẩm có tính đảng còn là một tác phẩm mang tính nghệ thuật cao, nó tiêu biểu cho giai cấp công nhân là giai cấp duy nhất kế thừa toàn bộ truyền thống tốt đẹp trong lịch sử và đứng ở đỉnh cao nhất của trí tuệ loài ngƣời, mà phát minh khoa học và sáng tạo nghệ thuật. Nói tóm lại, tính đảng của một tác phẩm văn nghệ của ta chính là ở nội dung tƣ tƣởng yêu nƣớc và yêu chủ nghĩa xã hội đƣợc thể hiện dƣới những hình thức nghệ thuật phong phú, sinh động và trong sáng, phục vụ cho sự nghiệp của Đảng và của nhân dân, gây lòng tin tƣởng đối với Đảng ta và chế độ ta”[6]. Có thể thấy, nếu trƣớc kia khi xác định nguyên lý tính đảng cho cả trào lƣu văn học. Có thể thấy tính đảng đƣợc quan niệm từ nội dung đến hình thức của tác phẩm, là tổng hoà của tính tƣ tƣởng, tính chân thật và tính nghệ thuật. Tính đảng còn thể hiện ở ý nghĩa khách quan của tác phẩm, ở tác dụng cụ thể của nó đối với quần chúng. Tính đảng trong một tác phẩm không phải chỉ đọng ở dạng lý trí, mà phải biểu hiện ra hiệu quả tình cảm giàu sức rung động và vang vọng của nó. Và tất cả đều chân thành và nồng nhiệt. Tính đảng cộng sản trong văn
nghệ từ phạm trù chính trị tƣ tƣởng chuyển thành phạm trù tƣ tƣởng - thẩm mỹ. Đó mới là linh hồn, là nguyên lý cơ bản, là yếu tố hạt nhân của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa.
Các nhà lãnh đạo văn nghệ đặt vấn đề tính đảng trong các bình diện: tính tƣ tƣởng, tính chân thật, tính nghệ thuật. Về tính tƣ tƣởng, đó “chính là ở nội dung yêu nƣớc và yêu chủ nghĩa xã hội”, Điều này là cực kỳ quan trọng, nhƣng cũng chính vì thế mà quá rõ ràng, không cần phải bàn thêm. Trên bình diện tính chân thật, sẽ liên quan đến việc điển hình hoá cùng cảm hứng chủ đạo là ca ngợi hay phê phán. Trên bình diện tính nghệ thuật, đó là vấn đề thi pháp bao gồm phong cách và hình thức nghệ thuật.Phƣơng pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải thể hiện nội dung và hình thức rõ ràng, dễ hiểu nhất. Nội dung lành mạnh đòi hỏi biểu hiện ở một hình thức trong sáng, giản dị, đây cũng chính là sự phù hợp với yêu cầu về tính đại chúng trong văn học.
2.3. Yêu cầu tính Đảng trong các cuộc đấu tranh tƣ tƣởng của văn học cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945-1975
Quan niệm tính Đảng trong văn nghệ cách mạng có thể tìm thấy trong các văn bản có tính chỉ đạo văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam nhƣ các bức thƣ gửi các kỳ đại hội văn nghệ toàn quốc lần thứ hai (1957), lần thứ ba (1962), lần thứ tƣ (1968). Yêu cầu về tính Đảng đối với đội ngũ sáng tác: Nhà văn phải đi sâu vào đời sống xã hội, đi sâu vào quần chúng công nông binh. Nhà văn phải đứng trên quan điểm của chủ nghĩa Mac- Lenin và đƣờng lối chính sách của Đảng để phản ánh hiện thực. Nhà văn cần phục tùng sự lãnh đạo của Đảng về mọi mặt. Hoàn cảnh lịch sử xã hội một thời đã quan niệm tính Đảng là sinh khí và đồng thời cũng là sinh mệnh của nhà văn. Do vậy nhà văn phải cố gắng trau dồi tính Đảng,làm cho tính Đảng thấm vào từng trang tác phẩm nhƣ máu ngấm từng thớ thịt trong con ngƣời mình. Trong văn học cách mạng 1945-1975, tính Đảng tự giác, công khai, triệt để là một qui luật tất
nhiên của sự phát triển lịch sử của văn học, một vũ khí đấu tranh giai cấp. Tính Đảng, tính giai cấp đƣợc coi là bản chất chính trị của văn học cách mạng, văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa. Văn học Việt Nam những năm 1945-1975 là một nền văn học chủ yếu phục vụ cho hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, cho nên tính Đảng cộng sản càng đƣợc đề cao. Sự tuân thủ của các thể loại văn học từ sáng tác đến lý luận phê bình, từ nhân vật trung tâm đến ngôn ngữ nghệ thuật đều lấy phục vụ cách mạng, phục vụ kháng chiến làm mục tiêu cao nhất. Những cuộc đấu tranh tƣ tƣởng trong văn học nghệ thuật từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1986 luôn luôn lấy tƣ tƣởng chính trị, tƣ tƣởng cách mạng của Đảng làm kim chỉ nam, làm căn cứ lý luận. Đấu tranh “Nhận đường” trong kháng chiến chống Pháp, tranh luận về tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu, đấu tranh chống nhóm Nhân Văn- Giai Phẩm, chống chủ nghĩa xét lại…đều lấy quan điểm của Đảng về văn học phục vụ cách mạng làm vũ khí lý luận, vạch ra những thiếu sót, thậm chí những tƣ tƣởng sai lầm, và phản động …hàng trăm những bài viết, công trình lý luận đƣợc coi là vũ khí phê bình để “đập tan”, “xóa sạch”, “lên án” đối với những tác phẩm văn học phục vụ cho chế độ thực dân, đế quốc….đều là mục tiêu đấu tranh và tiêu diệt của văn học chiến đấu cách mạng những năm 1945- 1975.