5. Cấu trúc Luận văn
2.3.2. Đấu tranh chống Nhân văn Giai phẩm(1955-1958)
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ (1954),trong ba năm đầu, khi miền Bắc mới bƣớc vào thời kì quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội, khi mà cơ sở của xã hội bắt đầu chuyển biến theo hƣớng xã hội chủ nghĩa và đòi hỏi có một nền văn nghệ mới phù hợp với nó, thì cũng là lúc cuộc đấu tranh diễn ra quyết liệt trên mặt trận văn nghệ. Đó là cuộc đấu tranh chống Nhân văn- Giai phẩm kéo dài từ năm 1955-1958. Cuộc đấu tranh này là một bộ phận của cuộc đấu tranh chung để giải quyết vấn đề “ai thắng ai” giữa chủ nghĩa tƣ bản và chủ nghĩa xã hội. Trong khuôn khổ cuộc đấu tranh chung ấy, nó cũng nhằm giải quyết vấn đề ai thắng ai giữa đƣờng lối văn nghệ của Đảng và đƣờng lối văn nghệ của giai cấp tƣ sản, giữa quan niệm mỹ học của chủ nghĩa Mác- Lê- nin và
quan điểm mỹ học của chủ nghĩa xét lại hiện đại. Những cột mốc lớn đánh dấu từng chặng đƣờng đấu tranh tƣ tƣởng. Đại hội văn nghệ toàn quốc lần thứ hai(đầu năm 1957), chỉnh huấn mùa xuân năm 1959, đã khẳng định những thành tích to lớn và tính chất dân tộc, dân chủ của văn nghệ kháng chiến dƣới ánh sáng đƣờng lối văn nghệ của Đảng, đặt ra yêu cầu đối với văn nghệ cách mạng trong thời đại mới phải chuyển từ nội dung dân tộc, dân chủ lên nội dung chủ nghĩa xã hội. Nhân Văn – Giai Phẩm là phong trào đƣợc cho là có xu hƣớng chính trị, đòi tự do dân chủ của một số văn nghệ sĩ và trí thức Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, khởi xƣớng đầu năm 1955 và bị chính thức dập tắt vào tháng 6 năm 1958. Nhà nƣớc xem đây là phong trào chống chính quyền của một nhóm trí thức , phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng trong lĩnh vực văn hóa văn nghệ, phủ nhận quyền lãnh đạo Chính trị và Nhà nƣớc duy nhất của Đảng Lao động Việt Nam.Các nhà phê bình nhƣ Đặng Thai Mai, Hồng Chƣơng, Xuân Trƣờng, Hoàng Trung Thông, Hoài Thanh, Hoàng Xuân Nhị, Xuân Diệu, Vũ Đức Phúc,… có những bài tiểu luận phê phán gay gắt các nhà văn trong Nhân văn - Giai phẩm nhƣ Trƣơng Tửu, Trần Đức Thảo, Nguyễn Hữu Đang, Trần Dần, Lê Đạt, Tử Phác,… coi những trí thức trong nhóm Nhân văn - Giai phẩm là “bọn xét lại hiện đại”, bọn trôt kít, phản động, chống phá cách mạng. Các bài viết đó đều có nội dung lên án nghiêm khắc những hoạt động đƣợc cho là phá hoại của nhóm Nhân văn - Giai phẩm và những biểu hiện của chủ nghĩa xét lại trong văn nghệ, khẳng định những thành tựu của nền văn nghệ kháng chiến, khẳng định sự đúng đắn của đƣờng lối văn nghệ của Đảng và bảo vệ sự trong sáng của mỹ học Mác - Lênin. “Cuộc đấu tranh chống nhóm Nhân văn - Giai phẩm kết thúc vào đầu năm 1958, sau khi Bộ Chính trị tổ chức một đợt học tập chính trị rộng khắp. Thông qua bài nói chuyện quan trọng của Trƣờng Chinh Phấn đấu cho một nền văn nghệ dân
tộc phong phú dưới của ngọn cờ của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa xã hội
tại Đại hội văn nghệ toàn quốc lần thứ hai và Nghị quyết ra ngày 6/1/1958; Bản báo cáo tổng kết của Tố Hữu. Qua cuộc đấu tranh chống nhóm phá hoại Nhân văn - Giai phẩm trên mặt trận văn nghệ, đã nêu lên nhiều kinh nghiệm và nhiều vấn đề lý luận quan trọng cho đƣờng hƣớng văn nghệ của Đảng, hƣớng đi tới trong lần “nhận đƣờng” bƣớc vào cách mạng xã hội chủ nghĩa”.
Từ đó đến nay, gần 60 năm đã trôi qua, bối cảnh xã hội của đất nƣớc đã có nhiều thay đổi.Công cuộc đổi mới mang tính chất thời đại hiện nay nhƣ một luồng gió mạnh và lành, có tác dụng “cởi trói” tƣ tƣởng và đã trả lại vị trí xứng đáng cho nhiều tên tuổi của văn học dân tộc trong nhóm Nhân văn- Giai phẩm. Vì một số tác giả trong nhóm Nhân văn- Giai phẩm nhƣ Trần Dần, Tử Phác, Hoàng Cầm, Hoàng Tích Linh, Trúc Lâm đã thể hiện trong sáng tác của mình những vấn đề cấp thiết của xã hội với thái độ thẳng thắn, trung thực. Họ cho rằng nếu với thái độ đó văn học sẽ giúp ích nhiều cho nhân dân, cho Đảng, cho nhà nƣớc. Nguyễn Hữu Đang không né tránh sự đau khổ , nghèo túng, oan ức của nhân dân trong cải cách ruộng đất, sự bế tắc của ngƣời nghệ sĩ. Trƣơng Tửu, Phan Khôi lên án các tật xấu của cán bộ, trong đó có một số cán bộ lãnh đạo văn nghệ, chỉ đạo chính trị thô bạo, sùng bái cấp trên, bè phái, áp bức cấp dƣới và nhân dân, làm ảnh hƣởng đến sáng tạo, đến chất lƣợng nghệ thuật. Nguyễn Mạnh Tƣờng, Trần Đức Thảo góp ý thẳng thắn về các chủ trƣơng chính sách không hợp với lòng dân đang làm tổn thƣơng lòng tin vào chế độ mới. Họ tố cáo với Đảng những kẻ thù mới đó, những con ngƣời đang làm hại sự nghiệp của Đảng, khẳng định đây là một cuộc đấu tranh mới đầy quyết liệt. Tƣ tƣởng của họ phù hợp với các tiêu chí chung về tiến bộ xã hội của nhân loại, của một xã hội văn minh, một xã hội con ngƣời đƣợc tự do tƣ tƣởng, một nền nghệ thuật đƣợc tự do sáng tạo.