Định lượng polyphenol toàn phần trong phần dưới mặt đất đạm trúc diệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần hóa học và đánh giá tác dụng chống oxy hóa in vitro của cây đạm trúc diệp lophatherum gracile brongn , poaceae (Trang 56 - 60)

1: Daucosterol 3: Vitexin

2: β-sitosterol 4:Hydroxymethylfurfuran

3.2.3. Định lượng polyphenol toàn phần trong phần dưới mặt đất đạm trúc diệp trúc diệp

3.2.3.1. Xây dựng đường chuẩn

Tiến hành pha một dãy dung dịch chất đối chiếu acid gallic với nồng độ chính xác là 200, 400, 600, 800 và 1000µg/ml. Kết quả được trình bày ở bảng 3.2. Sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu bằng công cụ phần mềm excel để vẽ đồ thị đường chuẩn ở hình 3.12.

Bảng 3.2. Kết quả xây dựng đường chuẩn theo chất đối chiếu acid gallic

Cc (µg/ml) 100 200 400 600 800 1000

Cdq (µg/ml) 1 2 4 6 8 10

y = 0.0909x + 0.0621 R² = 0.9989 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 0 2 4 6 8 10 12 Ab s (760n m )

Nồng độ trong dung dịch đo quang (µg/ml)

Hình 3.12. Đồ thị biểu diễn đường chuẩn xác định nồng độ acid gallic

Kết quả ở bàng 3.1 và hình 3.1 cho thấy có sự tương quan tuyến tính giữa nồng độ acid gallic trong dung dịch đo quang và độ hấp thụ quang của dung dịch theo phương trình y= 0.0909x + 0.0621 với hệ số tương quan r= 0.9989

3.2.3.2. Định lượng popyphenol tổng số trong các mẫu cao

Hàm lượng polyphenol toàn phần trong cao chiết ethanol 70% là 19,33 ± 1,22 mg GAE /g cao. Đối với các phân đoạn, phân đoạn ethyl acetat có hàm lượng polyphenol toàn phần cao nhất, với 108,26 ± 5,44 mg GAE /g, phân đoạn hexan không chứa polyphenol toàn phần. Kết quả định lượng được trình bày ở bảng 3.3.

Bảng 3.3. Hàm lượng polyphenol toàn phần trong phần dưới mặt đất đạm trúc diệp

Mẫu Hàm lượng polyphenol tổng số

(mg GAE /g)

Cao chiết ethanol 70% 19,33 ± 1,22

Phân đoạn DCM 53,24 ± 1,36

Phân đoạn ethyl acetat 108,26 ± 5,44

Phân đoạn nước 13,43 ±0,56

Trong đó:

- Hàm lượng polyphenol toàn phần được trình bày dưới dạng M ± SD với n = 3; M: giá trị trung bình của các lần thí nghiệm, SD: độ lệch chuẩn.

- Ký hiệu “-”: không phát hiện.

3.3.Đánh giá tác dụng chống oxy hóa in vitro

Đối với phương pháp đánh giá khả năng quét gốc tự do DPPH, cao chiết ethanol 70% cho giá trị IC50 là 140,60 ± 3,28 µg /ml. Trong các phân đoạn, phân đoạn ethyl acetat cho tác dụng mạnh nhất, với giá trị IC50 nhỏ nhất trong khi phân đoạn n-hexan gần như không có tác dụng.

Kết quả đánh giá khả năng quét gốc tự do ABTS cho giá trị IC50 của cao chiết ethanol 70% là 38,37 ± 0,98 µg /ml, tương ứng với giá trị TEAC là 26,34 ± 0,67 µmol trolox/ g. Kết quả cũng cho thấy, phân đoạn ethyl acetat có tác dụng chống oxy hóa mạnh nhất, còn phân đoạn n-hexan có tác dụng rất yếu.

Hoạt tính quét gốc tự do DPPH và khả năng quét gốc tự do ABTS được trình bày lần lượt ở Bảng 3.4 Bảng 3.5

Bảng 3.4. Hoạt tính quét gốc tự do DPPH

Mẫu IC50

(µg /ml) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cao chiết ethanol 70% 140,60 ± 3,28

Phân đoạn n- hexan -

Phân đoạn DCM 108,89 ± 2,54

Phân đoạn nước 148,70 ± 8,26

Quercetin (Chứng dương) 2,71 ± 0,11

Trong đó:

- IC50 được trình bày dưới dạng M ± SD với n =3 ;M : giá trị trung bình của các lần thí nghiệm, SD : độ lệch chuẩn. - Kí hiệu ‘‘-’’ : không có hoạt tính.

Bảng 3.5. Hoạt tính quét gốc tự do ABTS

Mẫu IC50

(µg /ml)

TEAC

(µmol trolox/ g) Cao chiết ethanol 70% 38,37 ± 0,98 26,34 ± 0,67

Phân đoạn n- hexan - -

Phân đoạn DCM 23,93 ± 0,67 42,24 ± 1,18

Phân đoạn ethyl acetat 11,75 ± 0,24 86,02 ± 1,76

Phân đoạn nước 35,40 ± 0,66 28,55 ± 0,53

Trolox (Chứng dương) 0,253 ± 0,004

Trong đó:

- IC50 được trình bày dưới dạng M ± SD với n =3 ; M : giá trị trung bình của các lần thí nghiệm, SD : độ lệch chuẩn.

- TEAC : số micromol trolox có khả năng quét gốc tự do tương đương 1 g mẫu.

Chương 4. BÀN LUẬN

Đạm trúc diệp hay còn gọi là cỏ lá tre, cỏ củ, tên khoa học là

Lophatherum gracile Brongn., Poaceae, từ lâu đã được sử dụng trong dân gian như một vị thuốc thanh tâm hỏa trị sốt, bí tiểu, tiểu tiện đỏ [4], [9], [13]. Ở Trung Quốc, đạm trúc diệp được sử dụng như một vị thuốc thanh nhiệt, là thành phần của nhiều loại trà khác nhau [32], [62]. Tuy nhiên cho đến nay ở Việt Nam mới chỉ có các công bố về đặc điểm thực vật và công dụng của đạm trúc diệp. Trên thế giới cũng chưa có những nghiên cứu đầy đủ về thành phần hóa học và tác dụng sinh học của loài này. Do vậy, việc tiến hành nghiên cứu tiếp tục về thành phần hóa học và tác dụng sinh học của loài này sẽ góp phần làm sáng tỏ việc sử dụng cây thuốc này theo tri thức dân gian dưới góc nhìn khoa học hiện đại. Đây cũng là đề tài luận văn đầu tiên nghiên cứu về cây đạm trúc diệp ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần hóa học và đánh giá tác dụng chống oxy hóa in vitro của cây đạm trúc diệp lophatherum gracile brongn , poaceae (Trang 56 - 60)