CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TTĐT CỦA BỆNH NHÂN

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình sử dụng thuốc điều trị lao tại khoa lao bệnh viện tw huế (Trang 67 - 69)

4.2.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu

Trong mẫu nghiên cứu 2, các đặc điểm bệnh nhân về độ tuổi cũng nhƣ giới tính không khác biệt so với mẫu 1. Độ tuổi mắc lao thƣờng rơi vào nhóm BN 26-45 tuổi, là lực lƣợng lao động chính của gia đình. Tỷ lệ bệnh nhân nam mắc lao nhiều hơn nữ. Về nghề nghiệp, phần đông BN là công nhân, lao động chân tay (36,71%), cán bộ công chức chiếm 22,78%...

56

Đa số BN là lao phổi (82,28%), một số ít trƣờng hợp lao màng phổi, lao hạch, lao cột sống và có đến 94,94% BN đƣợc phỏng vấn đều là lao mới. Tất cả BN đƣợc phỏng vấn đều đang đƣợc quản lý điều trị lao, thời gian đã điều trị phân bố khá đều ở mức 2, 3, 4, 5 tháng. Trong nghiên cứu này, chúng tôi chỉ lựa chọn những BN có thời gian điều trị lao ngoại trú trên 2 tháng, khoảng thời gian đã điều trị đủ dài để có thể xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến TTĐT của BN một cách đầy đủ nhất cũng nhƣ những nguyên nhân dẫn đến không tuân thủ.

Về tình hình TTĐT, có đến 43,04% bệnh nhân đƣợc phỏng vấn rơi vào nhóm TTĐT kém. Các BN này khi đƣợc hỏi đều có thừa nhận đã từng bỏ không uống thuốc trong 3 ngày liên tục hoặc trễ hẹn tái khám trên 1 tuần. Các nguyên nhân mà bệnh nhân đƣa ra chủ yếu là do quên, không nhớ (41,77%), một số BN cảm thấy khó chịu khi dùng thuốc hay cảm thấy khoẻ nên dừng uống thuốc. Theo Khan JA và CS (2006), nghiên cứu trên 170 bệnh nhân ở Karachi, Pakistani, có 18% bệnh nhân sẽ ngừng điều trị khi triệu chứng lâm sàng thuyên giảm [46]. Ngoài ra, có một số ít bệnh nhân TTĐT kém là do quá bận rộn, nhà xa đi lại khó khăn nên trễ hẹn tái khám. Đây là những nguyên nhân thƣờng gặp mà BN đƣa ra trong các nghiên cứu khi khảo sát tình hình TTĐT ở BN ngoại trú. Đa phần bệnh nhân khi đƣợc hỏi đều có ý thức trong việc dùng thuốc và mong muốn tuân thủ điều trị một cách tốt nhất. Những khó khăn BN gặp phải trong việc TTĐT chủ yếu vào khoảng thời gian đầu lúc bắt đầu điều trị ngoại trú.

Về niềm tin đối với điều trị của bệnh nhân, trong nghiên cứu của chúng tôi, phần lớn bệnh nhân có niềm tin tích cực đối với thuốc và điều trị (67,1%), đối với các bệnh nhân này, khi đƣợc hỏi đa số đều đồng ý cho rằng thuốc sẽ làm giảm các triệu chứng bệnh, dạng bào chế và phác đồ điều trị phù hợp và trong quá trình điều trị không nên ngƣng sử dụng thuốc khi thấy bệnh đã ổn.

57

Sự khác biệt giữa các thái độ trên ở 2 nhóm niềm tin vào thuốc và điều trị là có ý nghĩa thống kê.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình sử dụng thuốc điều trị lao tại khoa lao bệnh viện tw huế (Trang 67 - 69)