PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TTĐT

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình sử dụng thuốc điều trị lao tại khoa lao bệnh viện tw huế (Trang 50)

3.2.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu

Quá trình nghiên cứu chúng tôi đã phỏng vấn đƣợc 79 bệnh nhân lao đang đƣợc quản lý điều trị ngoại trú trên địa bàn thành phố.

3.2.1.1. Tuổi và giới tính

Bảng 3.15. Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới tính mẫu 2

N Tỷ lệ Nhóm tuổi 16-25 11 13,92 26-35 17 21,52 36-45 20 25,32 46-60 20 25,32 >60 11 13,92 Trung bình 42,3 ± 18,64 Giới tính Nam 58 73,42 Nữ 21 26,58 Tổng 79 100

Hình 3.3. Phân bố bệnh nhân theo giới tính mẫu 2

73,42% 26,58%

Giới tính

Nam Nữ

39

Nhận xét:

- Các bệnh nhân chủ yếu rơi vào độ tuổi 26-35 và 36-45 với tỷ lệ 25,32%. Độ tuổi trung bình 42,3 ± 18,64.

- Đa phần bệnh nhân là nam giới với tỉ lệ 73,42%. Tỉ lệ nam/nữ là 2,76/1.

3.2.1.2. Thể lao và vị trí tổn thương

Bảng 3.16. Phân bố bệnh nhân theo thể lao và vị trí tổn thƣơng mẫu 2

Thể lao Số lƣợng Tỷ lệ

1 Lao mới 75 94,94

2 Lao tái trị 4 5,06

Vị trí tổn thƣơng

1 Lao phổi AFB(+) 37 46,84

2 Lao phổi AFB(-) 28 35,44

3 Lao màng phổi 7 8,86

4 Lao hạch 6 7,59

5 Lao cột sống 1 1,27

Tổng 79 100

Nhận xét:

- Bệnh nhân đƣợc điều trị ngoại trú chủ yếu là lao mới mắc chiếm tỷ lệ 94,94%; có 4 trƣờng hợp (5,06%) là lao tái trị.

- Xét về vị trí tổn thƣơng, hay gặp nhất là lao phổi với 46,84% lao phổi AFB(+) và 35,44% lao phổi AFB(-). Các vị trí tổn thƣơng khác ngoài phổi gồm lao màng phổi (8,86%); lao hạch (7,59%) và lao cột sống (1,27%).

40

3.2.1.3. Thời gian điều trị

Bảng 3.17. Thời gian điều trị ngoại trú

Thời gian điều trị Số lƣợng Tỷ lệ

2 tháng 16 20,25 3 tháng 15 18,99 4 tháng 25 31,65 5 tháng 23 29,11 Tổng 79 100 Nhận xét:

Phân bố bệnh nhân theo thời gian điều trị khá đồng đều trong các nhóm. Trong đó nhiều nhất là các bệnh nhân đã điều trị ngoại trú đƣợc 4 tháng (31,65%) và ít nhất là các bệnh nhân đã điều trị ngoại trú đƣợc 2 tháng (20,25%). 3.2.1.4. Tình hình tuân thủ điều trị Bảng 3.18. Mức độ TTĐT của bệnh nhân TTĐT Số lƣợng Tỷ lệ TTĐT tốt 45 56,96 TTĐT kém 34 43,04 Tổng 79 100 Nhận xét:

Trong tổng số 79 bệnh nhân đƣợc phỏng vấn có 45 bệnh nhân TTĐT tốt với tỷ lệ 56,96% và có 34 bệnh nhân TTĐT kém chiếm tỷ lệ 43,04%.

41

Bảng 3.19. Nguyên nhân TTĐT kém ở bệnh nhân

Nguyên nhân n Tỷ lệ

Hay quên, không nhớ 14 41,17

Quá bận rộn 2 5,88

Đi lại,di chuyển khó khăn khi tái khám hoặc nhận thuốc

1 2,94

Cảm thấy khó chịu khi dùng thuốc

9 26,47

Cảm thấy khoẻ hơn nên dừng uống thuốc

8 23,53

Tổng 34 100

Nhận xét:

Trong 34 bệnh nhân TTĐT kém, nguyên nhân dẫn đến TTĐT kém mà bệnh nhân đƣa ra chủ yếu là do quên, không nhớ chiếm 41,17%; tiếp đến là các nguyên nhân do BN cảm thấy khó chịu khi dùng thuốc (26,47%) và cảm thấy khoẻ nên không uống thuốc (25,53%). Ít gặp hơn là các nguyên nhân do quá bận rộn với 2 BN (5,88%) và đi lại, di chuyển khó khi tái khám hoặc nhận thuốc với 1 BN (2,94%).

3.2.1.5. Thái độ, niềm tin đối với điều trị của bệnh nhân

Bảng 3.20. Đánh giá niềm tin, thái độ của bệnh nhân với điều trị

Niềm tin, thái độ Số lƣợng Tỷ lệ

Tích cực 53 67,1

Tiêu cực 26 32,9

42

Nhận xét:

Số bệnh nhân có thái độ, niềm tin tích cực đối với thuốc và điều trị cao hơn số bệnh nhân có thái độ tiêu cực; 67,1% so với 32,9%.

* So sánh yếu tố thái độ, niềm tin của 2 nhóm TTĐT

Bảng 3.21. Thái độ, niềm tin với điều trị của bệnh nhân

Câu hỏi Tốt Nhóm tuân thủ Kém P

Uống thuốc giúp kiểm soát tốt tình trạng bệnh

3,33 ± 0,77 2,82 ± 0,72 0,004

Tham khảo ý kiến về thông tin của thuốc 2,6 ± 0,75 2,56 ± 0,74 0,809

Tuân thủ thời gian dùng thuốc và thời gian điều trị

3,93 ± 0,78 3,6 ± 0,92 0,139

Thuốc làm giảm các biến chứng bệnh 2,98 ± 0,81 2,71 ± 0,72 0,126 Dạng bào chế phù hợp, phác đồ điều trị đơn

giản

3,45 ± 0,84 2,94 ± 0,85 0,008

Kết hợp dùng thuốc và các biện pháp điều trị không dùng thuốc

3,16 ± 0,95 3,29 ± 1,01 0,533

Không nên ngƣng thuốc khi thấy bệnh đã ổn 3,91 ± 0,79 3,26 ± 0,93 0,001

Tác dụng phụ không ảnh hƣởng đến cuộc sống

2,16 ± 0,88 2,15 ± 0,56 0,961

Dùng thuốc dài ngày dễ bị lệ thuộc thuốc 1,91 ± 0,63 2,1 ± 0,95 0,249 Thuốc đƣợc cấp phát miễn phí 3,73 ± 0,84 3,82 ± 0,90 0,648

Nhận xét:

Các câu hỏi uống thuốc giúp kiểm soát tốt tình trạng bệnh; dạng bào chế phù hợp, phác đồ điều trị đơn giản và không nên ngƣng thuốc khi thấy bệnh đã ổn là có sự khác biệt có ý nghĩa giữa 2 nhóm TTĐT.

43

3.2.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị của bệnh nhân lao điều trị ngoại trú

Bảng 3.22. Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng TTĐT của bệnh nhân

Yếu tố Nhóm tuân thủ χ2 P Tốt Kém Tuổi 16-25 6 5 0,723 0,948 26-35 9 8 35-45 11 9 45-60 13 7 >60 6 5 Giới tính Nam 34 24 0,245 0,621 Nữ 11 10 Thể lao

Lao phổi AFB(-) 27 11

10,688 0,03

Lao phổi AFB(+) 14 13 Lao màng phổi 1 6

Lao hạch 2 4

Lao cột sống 1 0

Thời gian điều trị 2 tháng 10 6 4,265 0,234 3 tháng 5 10 4 tháng 16 9 5 tháng 14 9 Thái độ, niềm tin với thuốc và

điều trị Tích cực 36 17 7,894 0,005 Tiêu cực 9 17 Sự giúp đỡ, ủng hộ của gia đình và ngƣời thân Có 45 27 10,165 0,002 Không 0 7

Nhận xét: Các yếu tố có mối tƣơng quan đến mức độ TTĐT của BN là: thể lao; niềm tin, thái độ với điều trị và sự giúp đỡ, ủng hộ của ngƣời thân và gia đình (p-value <0,05).

44

Chƣơng 4 BÀN LUẬN

4.1. PHÂN TÍCH SỬ DỤNG THUỐC CHỐNG LAO 4.1.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu 4.1.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu

4.1.1.1. Tuổi

Độ tuổi trung bình: 50,12 ± 18,56 tuổi. Bệnh nhân nhỏ tuổi nhất là 16 tuổi và lớn tuổi nhất là 93 tuổi. Độ tuổi hay gặp nhất là 16-45 tuổi.

Theo nghiên cứu của Hà Thị Lan (2002) [19], độ tuổi hay gặp nhất từ 25-44 tuổi. Theo Uông Thị Mai Loan (2009) [20], độ tuổi trung bình là 42, hay gặp nhất ở độ tuổi 15-44 tuổi (52,2%); còn theo WHO (1999) [57]: tại 25 nƣớc Châu Phi bệnh nhân lao phổi mới năm 1997 gặp nhiều ở lứa tuổi 15-44.

Nhƣ vậy, trong nghiên cứu của chúng tôi, nhóm tuổi mắc bệnh phổ biến không có sự khác biệt so với các nghiên cứu khác trong và ngoài nƣớc; số bệnh nhân mắc lao thƣờng tập trung ở độ tuổi 16-45. Đây là nguồn lao động chính trong xã hội.Việc tiếp xúc nhiều với xã hội cũng nhƣ với các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh lao làm cho tỉ lệ mắc bệnh cao hơn các đối tƣợng bệnh nhân khác. Ngoài ra, cũng có một tỉ lệ không nhỏ các bệnh nhân trên 60 tuổi (32,42%). Các bệnh nhân này đƣợc xếp vào nhóm cao tuổi, mắc nhiều bệnh kèm cũng nhƣ chức năng của hệ miễn dịch đã bị suy yếu nên dẫn đến bùng phát bệnh lao.

4.1.1.2. Giới tính

Rất nhiều nghiên cứu khác nhau về bệnh lao đều cho thấy tỉ lệ mắc bệnh ở nam nhiều hơn nữ. Theo Nguyễn Thị Lan Anh (2002) [2]: tỷ lệ nam/nữ là 3,2 lần; Đào Thị Hà (2005) [16] tỷ lệ nam/nữ ở nhóm cao tuổi là 1,87; nhóm trẻ tuổi là 2,97; Uông Thị Mai Loan (2012) [20], tỉ lệ bệnh nhân nam mắc lao chiếm tới 82,2% và nghiên cứu của Lê Minh Hòa (2008) với tỷ

45

lệ nam giới là 59% [18]; còn theo CTCLQG [10] tổng kết số liệu năm 2000 thấy tỷ lệ mắc lao phổi mới của nam/nữ là 2,16.

Trong nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với các tác giả trên, tỷ lệ nam/nữ = 3,4/1; cho thấy ƣu thế của bệnh lao trên bệnh nhân là nam giới. Nguyên nhân của sự chênh lệch về tỷ lệ mắc lao theo giới tính có thể nhận thấy do sự khác biệt về lối sống cũng nhƣ sinh hoạt của nam và nữ. Nam giới thƣờng xuyên lao động nặng nhọc, hút thuốc lá, uống rƣợu,... , tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ nhiều hơn dẫn đến tỷ lệ mắc cao hơn.

4.1.1.3. Cân nặng

Cân nặng bệnh nhân là thông số quan trọng phản ánh đƣợc thể trạng của bệnh nhân, là dấu hiệu nhận biết tình trạng bệnh.

Theo Hoàng Thị Toán (2013) [30], bệnh nhân lao cân nặng chủ yếu vào khoảng 44-54 kg, cân nặng trung bình 46,23±5,63 kg. Trong nghiên cứu của chúng tôi, bệnh nhân có cân nặng khoảng 40-54kg chiếm tỷ lệ cao 65,47%; cân nặng trung bình là 47,9±0,46 (kg). Có thể thấy, không có sự khác biệt nhiều về cân nặng của bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi với các nghiên cứu trƣớc đó, nhóm cân nặng chủ yếu khoảng 40-54 kg. Việc xác định cân nặng của bệnh nhân còn là cơ sở cho việc tính toán liều thuốc chống lao phù hợp với từng đối tƣợng bệnh nhân nhằm đảm bảo hiệu quả điều trị tối ƣu.

4.1.1.4. Thể lao

Trong nghiên cứu của chúng tôi, đa số bệnh nhân nhập viện điều trị là lao mới chiếm 86,36%; chỉ có 13,64 % trƣờng hợp lao tái trị. Lao tái trị là các trƣờng hợp lao tái phát, điều trị lại sau bỏ trị và lao mạn tính (tái phát nhiều lần). Theo một nghiên cứu của Đặng Thị Tuyết Mai (2009) [21], tiến hành trên 108 bệnh nhân lao/HIV(+) ở Nam Định thì lao mới chiếm tỷ lệ 87,96%; lao tái phát chiếm 12,04%. Nghiên cứu của Uông Thị Mai Loan (2012) [20], lao phổi mới chiếm tỷ lệ 79,9%, lao phổi điều trị lại chiếm tỷ lệ 20,1%.

46

Nhƣ vậy, nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả tƣơng tự so với các nghiên cứu trƣớc đó. Điều đáng chú ý là hiện nay, tỉ lệ bệnh nhân lao tái phát không giảm đi mà có xu hƣớng ngày càng tăng lên. Đối với các đối tƣợng bệnh nhân này, việc điều trị lại sẽ gặp rất nhiều khó khăn, không còn đơn giản nhƣ lần điều trị đầu tiên do tổn thƣơng phổi rộng, có thể khó thở, suy hô hấp, ho ra máu nặng, thể trạng suy kiệt nặng. Ngoài ra, ở những bệnh nhân lao tái phát, nguy cơ vi khuẩn lao kháng thuốc là rất cao, có thể dẫn đến đa kháng thuốc, siêu kháng thuốc và là nguồn lây lan vi khuẩn lao kháng thuốc ra cộng đồng. Đây là một vấn đề đáng báo động trong công cuộc phòng chống bệnh lao trên toàn thế giới.

Theo các tài liệu về bệnh lao thì lao phổi chiếm 80%, các thể lao nặng khác chiếm tỉ lệ thấp; nghiên cứu của Đặng Thị Tuyết Mai [21] cho thấy lao phổi chiếm tỉ lệ 65,74%, lao màng phổi (6,48%), lào màng não và lao kê (1,85%). Trong số các bệnh nhân lao phổi, theo nghiên cứu của Bùi Thị Thu Hà (2010) [17], tỷ lệ bệnh nhân lao phổi AFB(+) là 57,14%; nghiên cứu của Hoàng Thị Toán [30] trên 103 bệnh nhân lao phổi ở Thái Nguyên, bệnh nhân lao phổi AFB(+) chiếm tỷ lệ 69,9%. Nghiên cứu của chúng tôi có tổng số 227 bệnh nhân lao phổi chiếm tỷ lệ 68,79% trƣờng hợp mắc lao, trong đó có 56,83% là lao phổi AFB(+).

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi không khác biệt nhiều so với các nghiên cứu trƣớc đó với 68,79% trƣờng hợp bệnh nhân mắc lao phổi, trong đó 56,83% là lao phổi AFB(+). Trong các thể lao ngoài phổi, phổ biến nhất là các trƣờng hợp lao màng phổi (26,36%); ngoài ra còn có lao hạch, lao màng bụng, lao màng não, lao thanh quản, lao kê, lao tinh hoàn chiếm tỷ lệ rất thấp.

4.1.1.5. Bệnh mắc kèm liên quan đến suy giảm miễn dịch

Bệnh lao là bệnh lý nhiễm trùng gây ra bởi trực khuẩn lao. Bệnh liên quan đến sức đề kháng, khi cơ thể suy giảm khả năng đề kháng và miễn dịch là cơ hội để vi khuẩn gây bệnh. Một số nguyên nhân làm cho hệ miễn

47

dịch của bệnh nhân bị suy yếu nhƣ: HIV/AIDS, ĐTĐ, bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối, ung thƣ, hoá trị, xạ trị ung thƣ, bệnh nhân điều trị corticoid dài ngày, trẻ em hoặc ngƣời lớn tuổi... Khi hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm, ngoài bệnh lao, bệnh nhân sẽ có thêm rất nhiều bệnh lý mắc kèm đặc biệt ở đƣờng hô hấp. Do đó, trong nghiên cứu này, chúng tôi chỉ xem xét đến các bệnh mắc kèm của bệnh nhân làm cho hệ miễn dịch bị suy yếu hay nói cách khác, chính các căn bệnh này là nguyên nhân tạo điều kiện cho vi khuẩn lao gây bệnh.

Kết quả từ bảng 3.3 cho thấy, bệnh lý gây suy giảm miễn dịch hay gặp là HIV/AIDS (0,61%) và ĐTĐ (13,33%) trong đó phổ biến nhất là ĐTĐ type II (9,39%). So sánh với các kết quả nghiên cứu trƣớc đó của Bùi Thị Thu Hà [17], và nghiên cứu của Doãn Trọng Tiên [31] cách đây gần 20 năm, chúng tôi nhận thấy rằng, ngoài HIV/AIDS là nguyên nhân làm cho bệnh lao bùng phát trở lại, tỷ lệ bệnh nhân lao kết hợp đái tháo đƣờng có xu hƣớng ngày càng tăng lên, điều này cũng hợp lý vì cùng với sự phát triển của đời sống kinh tế xã hội, bệnh đái tháo đƣờng đặc biệt là đái tháo đƣờng type 2 gia tăng nhanh chóng và trở thành một vấn đề lớn của sức khoẻ cộng đồng (tỷ lệ mắc bệnh tới 2-5%). Đái tháo đƣờng làm suy giảm đáp ứng miễn dịch của cơ thể là điều kiện thuận lợi cho nhiễm trùng cơ hội trong đó lao là nguyên nhân hay gặp nhất [24].

4.1.2. Tình hình sử dụng thuốc chống lao

4.1.2.1. Phác đồ

Từ bảng 3.4, ta thấy đƣợc có 84,85% bệnh nhân đƣợc áp dụng điều trị phác đồ 1 và 15,15% BN áp dụng điều trị phác đồ 2. Kết quả này có sự chênh lệch nhƣng không nhiều so với tỷ lệ bệnh nhân đƣợc chẩn đoán lao mới (86,36%) và lao tái trị (13,64%) chúng tôi đã xác định ở phần trên. Nguyên nhân của sự chênh lệch này do một số ít bệnh nhân đƣợc chẩn đoán lao mới, chƣa từng điều trị lao nhƣng xét đến các yếu tố nguy cơ, đặc biệt tiền sử tiếp

48

xúc thƣờng xuyên với bệnh nhân lao tái phát, bỏ trị và tình trạng nặng của bệnh ... nên các bác sĩ đã quyết định áp dụng phác đồ 2 để điều trị nhằm đạt đƣợc hiệu quả điều trị cũng nhƣ tránh xuất hiện tình trạng kháng thuốc trên bệnh nhân.

Trong các bệnh nhân lao mới đƣợc áp dụng phác đồ 1 để điều trị, có 2 loại phác đồ thƣờng xuyên đƣợc áp dụng đó là phác đồ 8 tháng và phác đồ 6 tháng. Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy, các bệnh nhân áp dụng phác đồ 8 tháng chủ yếu nhập viện vào nửa đầu của năm 2014, còn phác đồ 6 tháng đƣợc sử dụng phổ biến ở nửa sau của năm 2014. Điều này cho thấy các bác sĩ tại khoa Lao- bệnh viện TW Huế đã cập nhật đƣợc những lợi ích mà phác đồ 6 tháng mang lại và đang dần thay thế phác đồ 8 tháng bằng phác đồ 6 tháng trong điều trị.

Ngoài ra, trong quá trình điều trị, có 24 trƣờng hợp (7,27%) bệnh nhân có sự thay đổi phác đồ điều trị (bảng 3.5). Nguyên nhân của việc thay đổi chủ yếu là do các TDKMM của thuốc chống lao gây ra và do bệnh nhân đáp ứng kém với điều trị. Đối với nguyên nhân do TDKMM của thuốc chống lao gây ra, chủ yếu là ngƣng sử dụng thuốc gây ra, hình thức phổ biến hay gặp nhất là ngƣng S và thay bằng E. Đối với các bệnh nhân đáp ứng kém với điều trị, có 2 bệnh nhân đã đƣợc chỉ định thêm S trong phác đồ điều trị, 4 bệnh nhân đƣợc chỉ định thêm 1 tháng điều trị giai đoạn tấn công.

4.1.2.2. Thuốc chống lao

Từ bảng 3.6 , ta thấy rằng, hầu hết bệnh nhân đều đƣợc sử dụng R, H, Z điều trị lao với tỷ lệ gần nhƣ 100%. Kết quả này cũng tƣơng tự với các nghiên cứu trƣớc đó với tỷ lệ sử dụng 3 loại thuốc này đều đạt 100%. Điều này là hợp lý bởi trong CTCLQG, chỉ bao gồm 5 loại thuốc chống lao thiết yếu là S, R, H, Z, E và các thuốc này đều xuất hiện trong các phác đồ đƣợc khuyến cáo.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình sử dụng thuốc điều trị lao tại khoa lao bệnh viện tw huế (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)