Sinh viên V.L.C

Một phần của tài liệu Kỹ năng tìm việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Trang 110 - 149)

8. Phương pháp nghiên cứu

3.5.2Sinh viên V.L.C

a. Vài nét về bản thân:

Họ và tên: V.L.C

Công việc đang làm: Làm thêm công việc dạy trẻ tự kỉ Ngày sinh: 1992

Kết quả tốt nghiệp: Loại khá

b. Biểu hiện kỹ năng tìm việc làm của sinh viên

+ Nhận thức: Nhận thức chưa đầy đủ về vai trò, tầm quan trọng của kỹ năng tìm việc làm.

+ Thái độ: Sinh viên chưa thật sự chủ động trong quá trình tìm việc làm. Đến khi tốt nghiệp ra trường sinh viên mới bắt đầu quá trình tìm việc và chỉ tìm kiếm các nguồn thông tin tuyển dụng qua bạn bè người thân.

+ Hành động:

- Kỹ năng lập kế hoạch nghề nghiệp: Sinh viên có lập kế hoạch nghề nghiệp, tuy nhiên bản kế hoạch này theo đánh giá của sinh viên chưa chi tiết, cụ thể và thực tế. Sinh viên không tham gia các buổi tọa đàm, các chương trình rèn luyện về kỹ năng khi còn là sinh viên.

- Kỹ năng tìm kiếm thông tin việc làm: Sinh viên không quan tâm đến các thông tin tuyển dụng trên internet, sinh viên tự hỏi qua các anh, chị, bạn bè thân thiết rồi nộp hồ sơ xin việc.

- Kỹ năng chuẩn bị hồ sơ xin việc: Khi bắt đầu quá trình nộp hồ sơ xin việc, sinh viên chưa có khái niệm gì về hồ sơ xin việc, tuy nhiên sau khi tham khảo từ các anh, chị khóa trên và bạn bè, sinh viên đã có bộ hồ sơ xin việc ấn tượng với nhà tuyển dụng

- Kỹ năng phỏng vấn: Theo sinh viên khi đi dự tuyển đơn vị tuyển dụng yêu cầu phỏng vấn bằng tiếng anh, đây cũng là điểm khó cho các bạn sinh viên mới ra trường.

c. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng tìm việc làm của sinh viên

Sinh viên có quá trình học tập ở bậc đại học chưa thực sự tích cực trong các hoạt động của lớp, của trường. Sinh viên chưa định hướng được các kỹ năng cần

thiết cho bản thân sau tốt nghiệp, quá trình tìm kiếm việc làm đòi hỏi cá nhân có sự chuẩn bị, tập dượt về kiến thức, kinh nghiệm trước khi tham gia vào quá trình tuyển dụng. Nếu cá nhân chưa thực sự cảm thấy tự tin, vững vàng về kiến thức, kinh nghiệm sẽ gây ra những cản trở không nhỏ cho sinh viên khi tìm việc.

Bên cạnh đó, trong quá trình học tập vốn kiến thức về ngoại ngữ, kỹ năng tin học văn phòng của sinh viên chưa được đầu tư bài bản. Đây cũng là lý do sinh viên gặp khó khăn khi tham gia tuyển dụng.

d. Đánh giá về kỹ năng tìm việc làm của sinh viên

Theo chia sẻ của sinh viên, sinh viên tự nhận cá nhân mình có quá trình xin

việc chưa thành công và dành lời khuyên cho các bạn sinh viên “Phải thật sự năng

động, tận dụng cơ hội và nên đi làm thêm khi còn là sinh viên. Rèn luyện khả năng ngoại ngữ ít nhất đến mức độ giao tiếp được, có ngoại ngữ cơ hội có việc làm rất cao, bên cạnh đó nên chuẩn bị cho mình những kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp để tránh bỡ ngỡ khi vào làm.

Sinh viên chưa thật sự chủ động, tích cực trong quá trình tìm việc làm của bản thân.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Kết quả nghiên cứu cho thấy sinh viên sau tốt nghiệp trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn có kỹ năng tìm việc làm ở mức trung bình, bên cạnh đó có sự khác biệt trong việc thực hiện 4 kỹ năng tìm kiếm việc làm của sinh viên. Cụ thể như sau:

Về kỹ năng lập kế hoạch nghề nghiệp, kỹ năng mức trung bình: Sinh viên có nhận thức đúng đắn, đầy đủ về kỹ năng lập kế hoạch nghề nghiệp, sinh viên có 1 phần chủ động, hài lòng khi thực hiện kỹ năng lập kế hoạch nghề nghiệp, sinh viên thực hiện được 1 phần các thao tác của kỹ năng lập kế hoạch nghề nghiệp và giải quyết được 1 phần tình huống thực tế.

Kỹ năng tìm kiếm thông tin việc làm, kỹ năng ở mức cao: Sinh viên có nhận thức đúng đắn, đầy đủ về kỹ năng tìm kiếm thông tin việc làm. Có thái độ chủ động, hài lòng khi thực hiện tìm kiếm thông tin việc làm. Sinh viên thực hiện được 1 phần

các thao tác của kỹ năng tìm kiếm việc làm, trong đó có những thao tác thực hiện ở mức cao nhưng cũng có những thao tác sinh viên thực hiện ở mức trung bình.

Kỹ năng chuẩn bị hồ sơ xin việc, kỹ năng mức trung bình: Sinh viên có nhận thức một phần cơ bản về kỹ năng chuẩn bị hồ sơ xin việc, sinh viên có 1 phần chủ động và hài lòng khi thực hiện kỹ năng chuẩn bị hồ sơ xin việc. Sinh viên thực hiện được 1 phần các thao tác của kỹ năng chuẩn bị hồ sơ xin việc, trong đó có một số hoạt động sinh viên thực hiện ở mức trung bình, tuy nhiên cũng có những hoạt động ở mức yếu ( kỹ năng viết đơn thư, cv xin việc).

Kỹ năng phỏng vấn nhân sự, kỹ năng mức trung bình: Sinh viên nhận thức được một phần đầy đủ và đúng đắn về kỹ năng phỏng vấn nhân sự. Sinh viên có 1 phần chủ động và hài lòng khi thực hiện kỹ năng phỏng vấn nhân sự, sinh viên thực hiện được một phần thao tác của kỹ năng phỏng vấn nhân sự và xử lý tình huống ở mức trung bình.

Kết quả nghiên cứu cũng đã chỉ ra được các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng tìm việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp. Trong đó yếu tố chủ quan có ảnh hưởng mạnh mẽ là yếu tố tính tích cực của sinh viên, động cơ tìm kiếm việc làm. Yếu tố khách quan có ảnh hưởng mạnh mẽ là yếu tố chương trình đào tạo của nhà trường và phương pháp giảng dạy của giảng viên.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu nhận được đã trình bày ở trên chúng tôi đi tới các kết luận sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.1 Lý luận

Kỹ năng tìm việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp trường Đại học Khoa học

Xã hội và Nhân văn: “Là năng lực vận dụng kiến thức về ngành học, kiến thức về xã hội, kinh nghiệm tích lũy trong quá trình học, vận dụng vào thực tế của quá trình tìm kiếm việc làm để sinh viên thực hiện có hiệu quả quá trình tìm việc.”

1.2 Thực tiễn

Kết quả nghiên cứu kỹ năng tìm việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cho thấy giả thuyết mà luận văn đưa ra đã được khắng định: Kỹ năng tìm việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ở mức trung bình, kỹ năng tìm việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp thể hiện qua 4 kỹ năng như sau:

Về kỹ năng lập kế hoạch nghề nghiệp, kỹ năng mức trung bình: Sinh viên có nhận thức đúng đắn, đầy đủ về kỹ năng lập kế hoạch nghề nghiệp, sinh viên có 1 phần chủ động, hài lòng khi thực hiện kỹ năng lập kế hoạch nghề nghiệp, sinh viên thực hiện được 1 phần các thao tác của kỹ năng lập kế hoạch nghề nghiệp và giải quyết được 1 phần tình huống thực tế.

Kỹ năng tìm kiếm thông tin việc làm, kỹ năng ở mức cao: Sinh viên có nhận thức đúng đắn, đầy đủ về kỹ năng tìm kiếm thông tin việc làm. Có thái độ chủ động, hài lòng khi thực hiện tìm kiếm thông tin việc làm. Sinh viên thực hiện được 1 phần các thao tác của kỹ năng tìm kiếm việc làm, trong đó có những thao tác thực hiện ở mức cao nhưng cũng có những thao tác sinh viên thực hiện ở mức trung bình.

Kỹ năng chuẩn bị hồ sơ xin việc, kỹ năng mức trung bình: Sinh viên có nhận thức một phần cơ bản về kỹ năng chuẩn bị hồ sơ xin việc, sinh viên có 1 phần chủ động và hài lòng khi thực hiện kỹ năng chuẩn bị hồ sơ xin việc. Sinh viên thực hiện được 1 phần các thao tác của kỹ năng chuẩn bị hồ sơ xin việc, trong đó có một số

hoạt động sinh viên thực hiện ở mức trung bình, tuy nhiên cũng có những hoạt động ở mức yếu ( kỹ năng viết đơn thư, cv xin việc).

Kỹ năng phỏng vấn nhân sự, kỹ năng mức trung bình: Sinh viên nhận thức được một phần đầy đủ và đúng đắn về kỹ năng phỏng vấn nhân sự. Sinh viên có 1 phần chủ động và hài lòng khi thực hiện kỹ năng phỏng vấn nhân sự, sinh viên thực hiện được một phần thao tác của kỹ năng phỏng vấn nhân sự và xử lý tình huống ở mức trung bình.

Kết quả nghiên cứu cũng đã chỉ ra kỹ năng tìm việc làm của sinh viên chịu sự ảnh hưởng của cả yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan. Các yếu tố chủ quan như: định hướng nghề nghiệp của bản thân, kinh nghiệm tham gia các hoạt động ngoại khóa, động cơ tìm kiếm việc làm, tính tích cực của cá nhân. Các yếu tố khách quan như: Chương trình đào tạo, sự hỗ trợ từ đơn vị đào tạo, phương pháp giảng dạy của giảng viên, điều kiện học tập và trang thiết bị, các chương trình đào tạo kỹ năng ngoài trường tổ chức. Trong đó yếu tố chủ quan ảnh hưởng nhiều hơn yếu tố khách quan.

Phân tích trường hợp điển hình đã chỉ ra, sinh viên có kỹ năng tìm việc làm tốt, thành công trong quá trình tìm việc có quá trình tham gia các hoạt động ngoại khóa ngay khi còn là sinh viên, bên cạnh đó sinh viên có các bước lập kế hoạch nghề nghiệp chi tiết, rõ ràng, có quá trình phấn đấu cho mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng. Trường hợp có kỹ năng tìm việc làm chưa tốt, chưa tìm được việc làm, đây là những sinh viên ít tham gia các hoạt động ngoại khóa khi còn là sinh viên, bên cạnh đó sinh viên chưa thực hiện đầy đủ, gặp khó khăn khi thực hiện những kỹ năng tìm việc làm.

2. Kiến nghị

2.1Về phía nhà trường:

- Đưa môn học kỹ năng nghề nghiệp ( kỹ năng tìm việc làm) vào chương trình học chính khóa cho sinh viên. Hiện nay, mô hình đào tạo kỹ năng mềm đang được triển khai qua hình thức đào tạo online, đây thật sự là phương pháp đào tạo chưa thật sự hiệu quả và mang lại lợi ích lớn cho người học.

- Tổ chức các chương trình đào tạo về kỹ năng cho sinh viên ( liên kết ngoài trường) đặc biệt các kỹ năng liên quan đến nghề nghiệp. Bên cạnh các chương trình đào tạo kỹ năng tại trường, nên có nhiều hoạt động phối hợp tổ chức, đào tạo về kỹ năng với các đơn vị ngoài trường nhằm cung cấp cho sinh viên toàn cảnh về thị trường việc làm, các cơ hội nghề nghiệp và làm phong phú các nguồn thông tin cho sinh viên.

- Đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên, tạo điều kiện để sinh viên thực hiện các kỹ năng trong quá trình học. Phương pháp giảng dạy của giảng viên giúp sinh viên phát huy được tính sáng tạo, chủ động qua đó rèn luyện và phát triển kỹ năng tìm kiếm việc làm.

- Tăng cường vai trò của trung tâm CASA, nhà trường có trung tâm hỗ trợ CASA đã bổ trợ cho sinh viên rất nhiều trong quá trình học, đây thực sự là kênh thông tin hữu ích và mang lại hiệu quả khi thể hiện thêm vai trò của mình trong quá trình tư vấn và định hướng nghề nghiệp cho sinh viên.

- Tăng cường vai trò hỗ trợ của Đoàn thanh niên – Hội sinh viên

2.2 Về phía Khoa:

- Tổ chức các buổi hội thảo định hướng cho sinh viên của khoa về chương trình học, các lĩnh vực nghề nghiệp sinh viên có thể làm. Mời các anh/ chị là cựu sinh viên thành đạt trong Khoa về chia sẻ về kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp

- Tăng cường hoạt động thực tập, thực tế cho sinh viên tại doanh nghiệp, giúp sinh viên có điều kiện tiếp xúc thực tế với văn hóa công sở và giúp sinh viên năng động, tự tin hơn.

- Làm cầu nối giao lưu giữa Khoa và các đơn vị tuyển dụng, giúp sinh viên có cách nhìn đầy đủ, toàn diện và hiểu được những yêu cầu về công việc mà nhà tuyển dụng đang đòi hỏi ở sinh viên mới ra trường. Từ đó, sinh viên có định hướng nghề nghiệp và quá trình phấn đấu đạt được những mục tiêu nghề nghiệp cho bản thân.

2.3 Về phía sinh viên

Bên cạnh yếu tố về chương trình đào tạo, sự giúp đỡ từ nhà trường và đơn vị đào tạo. Theo chúng tôi sinh viên cần chủ động, tích cực trong quá trình rèn luyện kỹ năng tìm kiếm việc làm cho bản thân. Chúng tôi đưa ra một số giải pháp như sau:

Thứ nhất: Sinh viên nên tích cực, chủ động rèn luyện kỹ năng cho bản thân, thông qua việc tự học tự nghiên cứu qua các phương tiện internet, sách, báo, tạp chí, câu lạc bộ… bên cạnh đó các trung tâm đào tạo kỹ năng mềm hiện nay đã tổ chức rất nhiều chương trình phù hợp với sinh viên, đây là những điều kiện thuận lợi để cá nhân rèn luyện kỹ năng cho bản thân.

Thứ hai: Bên cạnh việc học tập chuyên môn, sinh viên cần rèn luyện cho mình kiến thức về tin học và ngoại ngữ. Đây là nền tảng vững chắc để sinh viên có cơ hội tiếp cận với các nguồn tài liệu nước ngoài qua internet đồng thời giúp sinh viên tìm kiếm được việc làm sau tốt nghiệp

Thứ ba: Cần có kế hoạch nghề nghiệp dựa trên kỹ năng, kinh nghiệm, sở thích, sở trường,nhân cách, năng lực, chuyên ngành học, từ đó sinh viên thiết lập cho mình một hệ thống mục tiêu nghiệp phù hợp với thực tế, tránh những mục tiêu xa vời khó có thể thực hiện được. Mục tiêu nghề nghiệp phù hợp, vừa tầm là điều kiện để thúc đẩy cá nhân hành động. Trong quá trình hoạch định nghề nghiệp nếu có những khó khăn, vướng mắc sinh viên cần có sự trao đổi với giáo viên chủ nhiệm, các thầy, cô giáo phụ trách lớp, anh , chị, bạn bè…. Trong quá trình hiện thực hóa mục tiêu nghề nghiệp nếu gặp khó khăn, cá nhân cần kiên trì, dũng cảm, ý chí và quyết tâm cao để thực hiện đến cùng mục tiêu mình đề ra.

Thứ tư: Hoạt động ngoài chương trình học chính khóa tại trường đại học mang lại cho sinh viên nhiều kỹ năng bổ ích, mỗi chương trình đều rèn luyện và phát huy khả năng của sinh viên. Chính bởi vậy, việc tham gia các chương trình ngoại khóa không hẳn sẽ mất nhiều thời gian, công sức cho các bạn, chính những hoạt động này sẽ là hoạt động bổ trợ để phát triển và hoàn thiện kỹ năng, nhân cách của mỗi cá nhân.

Thứ năm: Cần tạo dựng các mối quan hệ ngay từ khi còn là sinh viên, số lượng sinh viên tìm được việc làm thông qua các mối quan hệ xã hội khá nhiều, đây là một trong những kênh thông tin hiệu quả, tin cậy. Sinh viên có thể vận dụng các mối quan hệ xung quanh như: thầy cô, bạn bè, các anh chị cựu sinh viên của khoa, của trường…. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ sáu: Tham gia làm việc tại các công ty là hình thức nâng cao kỹ năng việc làm hiệu quả

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chu Liên Anh (2009), “Một số vấn đề lý luận về tư vấn pháp luật”, Tạp chí

Tâm lý học (số 2).

2. Chu Liên Anh (2011), Kỹ năng tư vấn pháp luật của luật sư, Luận án TS Tâm

lý học, Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam (2012), Báo cáo kết quả điều tra việc làm

của sinh viên tốt nghiệp năm 2012.

4. C. Levinson & Ray Conrad (2011), Nghệ thuật săn việc 2.0 (Bản dịch), NXB

Trẻ Tp. Hồ Chí Minh

5. Bùi Thế Cường, Đặng Thị Việt Phương, Trịnh Huy Hóa (Nhóm dịch giả)

(2010), Từ điển xã hội học Oxford (Oxford dictionary of Sociology), NXB Đại

học Quốc gia Hà Nội, tr. 375.

6. Phạm Tất Dong (1984), Tâm lý học lao động, Cục đào tạo bồi dưỡng – Bộ

giáo dục

7. Phạm Tất Dong, Nguyễn Hải Khuyết, Nguyễn Quang Uẩn (1995), Tâm lý học

đại cương,Tập 2, Viện Đại học Mở Hà Nội.

8. Phạm Tất Dong, Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Hải Khoát (2003), Tâm lý học

đại cương, NXB Thống kê, Hà Nội

Một phần của tài liệu Kỹ năng tìm việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Trang 110 - 149)