Thực trạng kỹ năng tìm kiếm thông tin việc làm của sinh viên

Một phần của tài liệu Kỹ năng tìm việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Trang 70 - 76)

8. Phương pháp nghiên cứu

3.2.2 Thực trạng kỹ năng tìm kiếm thông tin việc làm của sinh viên

a. Kỹ năng tìm kiếm thông tin việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp trường ĐHKHXH&NV biểu hiện qua nhận thức

Ngày nay, bên cạnh việc đa dạng hóa các mô hình doanh nghiệp, công ty ( tư nhân, nước ngoài), viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu, các cơ quan hành chính sự nghiệp… sinh viên có thể tiếp cận với nhiều cơ hội tuyển dụng và nhiều hình thức tuyển dụng. Tuy nhiên, để vận dụng được tối đa các kênh thông tin tuyển dụng từ các đơn vị, tổ chức này là vấn đề quan trọng hơn cả, chúng ta có thể nhận thấy mỗi đơn vị tuyển dụng lại có hình thức cung cấp thông tin tuyển dụng khác nhau. Một số kênh thông tin tìm kiếm việc làm thường được ứng viên lựa chọn đó là:

thông tin từ bạn bè, người quen, thông tin từ gia đình, thông tin từ thầy cô, thông tin từ trường đại học, thông tin từ internet, thông tin từ các trang tuyển dụng, thông tin từ trung tâm giới thiệu việc làm…. Bên cạnh sự cạnh tranh từ các ứng viên thì việc nắm bắt được thông tin tuyển dụng cũng sẽ giúp ích cá nhân trong việc nâng cao cơ hội có việc làm cho bản thân mình. Khi được hỏi về ý nghĩa của kỹ năng này, chúng tôi muốn đánh giá hiểu biết của sinh viên về một quá trình vô cùng quan trọng giúp cá nhân nắm bắt được cơ hội và hành động để chiếm lĩnh cơ hội. Qua khảo sát, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 3.6: Mức độ nhận thức của sinh viên về kỹ năng tìm kiếm thông tin việc làm

Mức độ N % ĐTB

Quan trọng 70 49.3

2.39

Bình thường 57 40.1

Không quan trọng 15 10.6

Qua bảng số liệu cho thấy, sinh viên có nhận thức đúng đắn và đầy đủ về kỹ năng tìm kiếm thông tin việc làm (ĐTB:2.39). Sau tốt nghiệp, gánh nặng tìm được việc làm không những là vấn đề lo lắng của sinh viên mà còn là nỗi lo của gia đình, của toàn xã hội. Khi yêu cầu thực tế đòi hỏi cấp bách, sinh viên phải tìm hiểu và nắm bắt các thông tin tuyển dụng được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau. Sinh

viên B.H.P chia sẻ: “Gần tốt nghiệp chúng em thường chia sẻ với nhau các kênh

thông tin tìm việc làm, có nhiều bạn đã xin được việc làm cũng giới thiệu lại những công ty đang tuyển dụng sinh viên thuộc chuyên ngành của em, từ những kinh nghiệm này em cũng biết được các nguồn thông tin tuyển dụng và bắt đầu tìm việc cho bản thân mình”

b. Kỹ năng tìm kiếm thông tin việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp trường ĐHKHXH&NV biểu hiện qua thái độ

Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện thông tin đại chúng, sự lớn mạnh của internet, sinh viên hoàn toàn có cơ hội nắm bắt được các thông tin tuyển dụng từ nhiều kênh khác nhau. Trước những cơ hội lớn nhưng cũng là những thách thức đòi hỏi mức độ chủ động của sinh viên khi thực hiện kỹ năng

tìm kiếm việc làm, để tìm hiểu về mức độ chủ động, hài lòng của sinh viên, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 3.7: Mức độ chủ động, hài lòng thực hiện kỹ năng tìm kiếm thông tin việc làm

Kỹ năng tìm kiếm thông tin việc làm

Mức độ

ĐTB Chủ động Ít chủ động Không chủ động

N % N % N %

74 52.1 44 31.0 24 16.9 2.35

Hài lòng Ít hài lòng Không hài lòng

66 46.5 75 52.8 1 0.7 2.46

Tổng 70 49.3 59.5 41.9 25 8.8 2.40

Trong số 142 sinh viên tham gia khảo sát có 74 sinh viên (52.1%) chủ động khi tìm kiếm thông tin việc làm, bên cạnh đó có 44 sinh viên (31%) và 24 sinh viên (16.9%) ít chủ động, không chủ động khi tìm kiếm thông tin việc làm. Kết quả nghiên cứu cho thấy đa phần sinh viên chủ động tìm kiếm các cơ hội việc làm sau tốt nghiệp.

Về mức độ hài lòng của sinh viên với kỹ năng tìm kiếm thông tin việc làm, kết quả như sau: Đa phần sinh viên hài lòng với kết quả tìm kiếm thông tin việc làm của bản thân (ĐTB:2.46), trong đó có 66% sinh viên lựa chọn ở mức hài lòng (46.5%), mức độ ít hài lòng có 75 lựa chọn (52.8%) và chỉ duy nhất 1 lựa chọn mức độ không hài lòng (0.7%). Như vậy, có thể thấy việc đa dạng các nguồn thông tin tìm kiếm việc làm đã giúp sinh viên rất nhiều trong quá trình tìm kiếm. Sinh viên

N.D chia sẻ: “Em tìm thông tin việc làm trên các trang web tuyển dụng, đồng thời

cũng hỏi qua bạn bè và các anh/chị cựu sinh viên, em đã được nhận vào làm qua thông tin tuyển dụng từ các anh/ chị cựu sinh viên giới thiệu”.

c. Kỹ năng tìm kiếm thông tin việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp trường ĐHKHXH&NV biểu hiện qua hành động

Để tăng cơ hội có việc làm, sinh viên không những cần vận dụng tối đa các nguồn thông tin việc làm mà còn phải biết cách chọn lọc các nguồn thông tin phù hợp và chính xác. Bởi lẽ, hiện nay có nhiều thông tin đăng tuyển, tuy nhiên có

những thông tin nếu không được kiếm chứng sinh viên rất dễ mắc phải công ty ảo, thông tin tuyển dụng ảo.

Đ.B.H chia sẻ: “Em thường tìm việc trên một số trang tuyển dụng uy tín hiện nay, tuy nhiên với bất kỳ thông tin nào em cũng đều lấy địa chỉ công ty đó và tìm kiếm trên google để xem có phải công ty lừa đảo và địa chỉ đó có chính xác hay không, nếu công ty tuyển dụng địa chỉ trong ngõ sâu, không đưa địa chỉ chính xác thì em sẽ không đến nộp hồ sơ”.

Như vậy có thể thấy tìm kiếm thông tin việc làm là một quá trình tưởng chừng như đơn giản nhưng lại là bước vô cùng quan trọng để sinh viên thực hiện hóa ước mơ nghề nghiệp của mình. Khi được hỏi về mức độ phù hợp khi thực hiện kỹ năng tìm kiếm thông tin việc làm, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 3.8: Mức độ thực hiện kỹ năng tìm kiếm thông tin việc làm

Nội dung

Mức độ

ĐTB Tốt Bình thường Không tốt

N % N % N %

Tôi đăng ký nhận thông tin việc làm từ các trung tâm giới thiệu việc làm, từ trang web tuyển dụng

65 45.8 41 28.9 36 25.4

2.21 Tôi thực hiện thành thạo tìm kiếm

thông tin việc làm trên các phương tiện thông tin đại chúng như qua internet, đài phát thanh, truyền hình, qua báo mạng xã hội…

98 69.0 41 28.9 3 2.1

2.67

Tôi tìm kiếm thông tin việc làm qua các mối quan hệ xã hội (do bạn bè, người thân, các câu lạc bộ, nhóm giới thiệu, do trường giới thiệu)

Nội dung

Mức độ

ĐTB Tốt Bình thường Không tốt

N % N % N %

Tôi chủ động liên hệ với nhà tuyển dụng để tìm kiếm thông tin việc làm

32 22.5 53 37.3 57 40.1 1.82

Tôi tham gia các hội chợ việc làm

để tìm việc 36 25.4 70 49.3 36 25.4 2.00

Tổng 65 45.4 46 32.2 31 21.8 2.24

Kỹ năng tìm kiếm thông tin việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên ở mức trung bình (ĐTB:2.24), trong đó một số hoạt động sinh viên thực hiện ở mức cao như; tìm kiếm thông tin việc làm từ internet, mạng xã hội… tới 98 sinh viên (69%) lựa chọn. Hiện nay, internet trở thành công cụ hữu ích cho rất nhiều cơ quan, doanh nghiệp đăng thông tin tuyển dụng. Đây có thể nói là kênh thông tin hữu ích giúp sinh viên kết nối được với nhà tuyển dụng, tăng cơ hội có việc làm cho sinh viên. Chỉ bằng một vài thủ thuật trên internet người lao động hoàn toàn tìm được các vị trí việc làm phù hợp với chuyên ngành, năng lực, sở trường, sở thích của mình.

Cơ hội việc làm đến từ rất nhiều nguồn khác nhau, trong đó tìm kiếm thông tin việc làm qua các mối quan hệ xã hội (do bạn bè, người than, các câu lạc bộ, nhóm giới thiệu, do trường giới thiệu) được sinh viên lựa chọn ở mức độ cao với (ĐTB:2.49), có tới 94 sinh viên (66.2%) sinh viên thực hiện tốt kỹ năng này, trong đó tỷ lệ thực hiện ở mức bình thường là 24 (16.9%) và chưa tốt cũng ở mức 23 (16.9%). Cơ hội việc làm đến từ nguồn thông tin này đôi khi giúp sinh viên không phải trải qua quá trình tuyển dụng bình thường và sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn khi vào làm việc.

Sinh viên P.V.H chia sẻ: “Em không tìm việc từ các trang tuyển dụng, em may mắn được anh trai em giới thiệu cho chỗ làm hiện tại và em làm cộng tác viên ở đây ngay từ khi học năm thứ 3”.

Hoạt động tìm kiếm thông tin việc làm sinh viên thực hiện ở mức ít hơn đó là hoạt động đăng ký nhận thông tin việc làm từ các trung tâm giới thiệu việc làm, từ trang web tuyển dụng (ĐTB:2.21), có 65 (45.8%) sinh viên thực hiện tốt hoạt động này nhưng cũng có tới 41 sinh viên (28.9%) sinh viên thực hiện ở mức bình thường và không tốt là 36 sinh viên (25.4%). Với các nhà tuyển dụng để tuyển được đúng người, đúng việc họ đã vận dụng tất cả các kênh thông tin để quảng bá thông tin tuyển dụng của mình, đồng thời để tìm được nguồn ứng viên lâu dài phục vụ cho chiến lược nhân sự họ cũng để ứng viên tự đăng kí thông tin tuyển dụng và sẽ gọi cho ứng viên khi công ty có những vị trí phù hợp. Bên cạnh đó, các trang tuyển dụng, trung tâm giới thiệu việc làm hiện nay đều có mục “việc tìm người”, đây là cầu nối giúp sinh viên tiếp cận được với nhiều đơn vị tuyển dụng và quảng bá thông tin cá nhân tới nhiều đơn vị tuyển dụng, tăng cơ hội có việc làm.

Chị L.P, đơn vị tuyển dụng tại Viện Quản trị kinh doanh chia sẻ: “Đa phần

các bạn sinh viên hiện nay đã có tính tích cực, chủ động rất lớn. Ngay khi nhận được thông tin tuyển dụng, các bạn đều chủ động liên hệ lại với nhà tuyển dụng để tìm hiểu chi tiết về thông tin tuyển dung, chúng tôi đánh giá cao những sinh viên chủ động và có tinh thần trách nhiệm như thế”.

Hoạt động sinh viên thực hiện ở mức ít hơn đó là tham gia các hội chợ việc làm để tìm việc (ĐTB: 2.00) có tới 36 sinh viên (25.4%) thực hiện ở mức tốt, có tới 70 (49.3%) thực hiện ở mức bình thường và 36 (25.4%) thực hiện ở mức chưa tốt. Qua kết quả khảo sát có thể thấy đây là kênh thông tin chưa thực sự được sinh viên sử dụng khi tìm kiếm thông tin việc làm.

Sinh viên B.H.P chia sẻ: “Em chưa từng đến trung tâm giới thiệu việc làm,

hội chợ nào. Vì em thấy công việc được giới thiệu không phù hợp, cá nhân em nghĩ những công việc mình yêu thích thì không thể xuất hiện tại hội trợ hay trung tâm giới thiệu việc làm được. Bây giờ nhà tuyển dụng đã sử dụng nhiều kênh thông tin để đăng tuyển, các bạn sinh viên sẽ lựa chọn những kênh thông tin đơn giản nhưng tiết kiệm được chi phí và có độ tin cậy cao hơn”.

Hoạt động ít được sinh viên sử dụng khi tìm kiếm thông tin việc làm là hoạt động chủ động liên hệ với nhà tuyển dụng để tìm kiếm vơ hội việc làm (ĐTB:1.82).

Như vậy, qua kết quả khảo sát có thể thấy sinh viên thực hiện mức độ tìm kiếm thông tin việc làm ở mức trung bình (ĐTB: 2.24), trong đó một số hoạt động tìm kiếm việc làm được sinh viên vận dụng tốt, tuy nhiên một số kênh thông tin tìm kiếm việc làm chưa được sinh viên sử dụng hiệu quả.

d, Đánh giá chung kỹ năng tìm kiếm thông tin việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

2.39 2.4 2.24 Nhận thức Thái độ Hành động

Biểu đồ 3.2: Đánh giá chung kỹ năng tìm kiếm thông tin việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp trường ĐHKHXH&NV

Qua kết quả khảo sát cho thấy, sinh viên sau tốt nghiệp trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn có nhận thức về kỹ năng tìm kiếm thông tin việc làm ở mức cao (ĐTB:2.39), sinh viên có thái độ chủ động, hài lòng ở mức cao khi thực hiện kỹ năng tìm kiếm thông tin việc làm (ĐTB:2.40), bên cạnh đó khi thực hiện các hành động tìm kiếm thông tin việc làm, sinh viên thực hiện ở mức trung bình (ĐTB:2.24).

Một phần của tài liệu Kỹ năng tìm việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Trang 70 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)