Phương pháp tình huống

Một phần của tài liệu Kỹ năng tìm việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Trang 56 - 58)

8. Phương pháp nghiên cứu

2.2.5Phương pháp tình huống

+ Mục đích nghiên cứu:

Phân tích trường hợp điển hình để tìm hiểu sâu hơn và có những lý giải thấu đáo về mặt biểu hiện của kỹ năng tìm việc làm: nhận thức, thái độ, hành động và các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng tìm việc làm của SV.

+ Nội dung nghiên cứu: Tìm hiểu quá trình tìm việc thành công, chưa thành

công của sinh viên về mặt nhận thức, thái độ, hành động.

+ Cách thức tiến hành: chúng tôi sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp

từng cá nhân có quá trình tìm việc làm thành công. Phỏng vấn 02 SV điển hình; 01 sinh viên có quá trình tìm việc làm thành công và 01 sinh viên có quá trình tìm việc chưa thành công.

2.2.5 Phương pháp tình huống + Mục đích nghiên cứu: + Mục đích nghiên cứu:

Chúng tôi đưa ra các tình huống cụ thể về kỹ năng tìm việc làm dựa trên 3 mặt biểu hiện về nhận thức, thái độ, hành động, từ đó đánh giá tính thực tiễn trong quá trình vận dụng kỹ năng tìm việc làm của sinh viên gồm các câu: 3,8,11,14

+ Nội dung thực hiện: Nội dung tình huống cụ thể (phụ lục đính kèm)

* Kỹ năng lập kế hoạch nghề nghiệp: Dựa trên các mức độ nhận thức, thái độ, hành

động của kỹ năng. Chúng tôi đưa ra tình huống cụ thể gồm 3 phương án lựa chọn, trong đó:

Phương án 1: (Phù hợp nhất) Cách xử lý tình huống bao gồm nhận thức, thái độ, hành động

Phương án 2: (Phù hợp 1 phần) phương án lựa chỉ giải quyết được một chiều về kỹ năng lập kế hoạch nghề nghiệp

Phương án 3: (Không phù hợp) không đưa ra được lời khuyên cụ thể phù hợp với nhận thức, thái độ, hành động của kỹ năng lập kế hoạch nghề nghiệp

* Cách thức tính điểm câu hỏi tình huống kỹ năng lập kế hoạch nghề nghiệp:

Qui ước điểm:

- Phương án 1: 3 điểm (phù hợp) - Phương án 2: 2 điểm (ít phù hợp) - Phương án 3: 1 điểm (không phù hợp)

* Kỹ năng tìm kiếm thông tin việc làm: Dựa trên kiến thức về kỹ năng tìm kiếm thông tin

việc làm, chúng tôi đưa ra tình huống gồm 3 phương án xử lý:

Phương án 1: (Phù hợp) Bao gồm nhận thức đầy đủ về kỹ năng tìm kiếm thông tin việc làm, có thái độ tích cực và có hành động phù hợp.

Phương án 2: (Ít phù hợp) Đưa ra được một phần trong 3 mặt nhận thức, thái độ, hành động của kỹ năng chuẩn bị hồ sơ xin việc

Phương án 3: (Không phù hợp) Không đưa ra được nội dung cụ thể về nhận thức, thái độ, hành đông của kỹ năng tìm kiếm thông tin việc làm.

Qui ước điểm:

- Phương án 1: 3 điểm (phù hợp) - Phương án 2: 2 điểm (ít phù hợp) - Phương án 3: 1 điểm (không phù hợp)

* Kỹ năng chuẩn bị hồ sơ xin việc: Dựa trên kiến thức về kỹ năng chuẩn bị hồ sơ xin

việc, chúng tôi đưa ra tình huống với 3 phương án lựa chọn.

Phương án 1: (Phù hợp) Bao gồm nhận thức đầy đủ về kỹ năng chuẩn bị hồ sơ xin việc, có thái độ tích cực và có hành động phù hợp.

Phương án 2: (Ít phù hợp) Đưa ra được một phần trong 3 mặt nhận thức, thái độ, hành động của kỹ năng chuẩn bị hồ sơ xin việc

Phương án 3: (Không phù hợp) Không đưa ra được nội dung cụ thể về nhận thức, thái độ, hành động của kỹ năng chuẩn bị hồ sơ xin việc.

Qui ước điểm:

- Phương án 1: 3 điểm (phù hợp) - Phương án 2: 2 điểm (ít phù hợp) - Phương án 3: 1 điểm (không phù hợp) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Kỹ năng phỏng vấn nhân sự: Dựa trên kiến thức về kỹ năng phỏng vấn nhân sự,

chúng tôi đưa ra 3 phương án lựa chọn như sau:

Phương án 1: (Phù hợp) Bao gồm nhận thức đầy đủ về kỹ năng phỏng vấn nhân sự, có thái độ tích cực và có hành động phù hợp.

Phương án 2: (Ít phù hợp) Đưa ra được một phần trong 3 mặt nhận thức, thái độ, hành động của kỹ năng phỏng vấn nhân sự.

Phương án 3: (Không phù hợp) Không đưa ra được nội dung cụ thể về nhận thức, thái độ, hành động của kỹ năng phỏng vấn nhân sự.

Qui ước điểm:

- Phương án 1: 3 điểm (phù hợp) - Phương án 2: 2 điểm (ít phù hợp) - Phương án 3: 1 điểm (không phù hợp)

* Cách tính điểm cho phần tình huống như sau:

Mức độ cao: 3 điểm Mức độ trung bình: 2 điểm Mức độ thấp: 1 điểm

Qui ước xếp loại giá trị trung bình như sau: 1 ≤ ĐTB ≤ 1,67: Xử lý tình huống ở mức độ thấp

1,68 < ĐTB ≤ 2,33: Xử lý tình huống ở mức độ trung bình 2,34 < ĐTB ≤ 3: Xử lý tình huống ở mức độ cao

Một phần của tài liệu Kỹ năng tìm việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Trang 56 - 58)