Thực trạng kỹ năng lập kế hoạch của sinh viên

Một phần của tài liệu Kỹ năng tìm việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Trang 64 - 70)

8. Phương pháp nghiên cứu

3.2.1Thực trạng kỹ năng lập kế hoạch của sinh viên

a, Kỹ năng lập kế hoạch của sinh viên sau tốt nghiệp trường ĐHKHXH&NV biểu hiện qua nhận thức

Ngày nay, với nhiều chương trình đào tạo, hình thức đào tạo, mô hình đào tạo… số lượng sinh viên tốt nghiệp đại học ra trường ngày càng đông đảo, để tìm

kiếm được việc làm bắt buộc sinh viên phải có những kiến thức, hiểu biết về công việc mình sẽ đảm nhận và một điều đặc biệt hơn cả là những hiểu biết về kỹ năng để tìm kiếm được công việc phù hợp năng lực, sở thích, sở trường của cá nhân. Những kiến thức, kinh nghiệm phải được tích lũy và lên kế hoạch ngay khi bước chân vào cổng trường đại học, điều này giúp sinh viên có được lộ trình phấn đấu và rèn luyện cho mục tiêu nghề nghiệp sau này.

Khi được hỏi về ý nghĩa, tầm quan trọng của kỹ năng lập kế hoạch nghề nghiệp chúng tôi thu được kết quả khảo sát như sau:

Bảng 3.3: Thực trạng nhận thức về kỹ năng lập kế hoạch nghề nghiệp

Mức độ N % ĐTB

Quan trọng 62 43.4

2.35

Bình thường 67 46.9

Không quan trọng 13 9.1

Trong số 142 sinh viên tham gia khảo sát, có 62 sinh viên (43.4%) cho rằng kỹ năng lập kế hoạch nghề nghiệp quan trọng với mỗi cá nhân, có 67 sinh viên (46.9%) cho rằng kỹ năng lập kế hoạch nghề nghiệp ở mức độ bình thường và 13 sinh viên (9.1%) cho rằng kỹ năng lập kế hoạch nghề nghiệp không quan trọng.

Qua kết quả khảo sát cho thấy, đa phần sinh viên đều nhận thức đúng đắn, đầy kỹ về vai trò tầm quan trọng của kỹ năng lập kế hoạch nghề nghiệp (ĐTB:2.35), khi có nhận thức đúng đắn và đầy đủ cá nhân sẽ có các bước lập kế hoạch nghề nghiệp đạt hiệu quả cao và phấn đấu đạt được mục tiêu nghề nghiệp của cá nhân.

Sinh viên Đ.B.H chia sẻ: “Cá nhân em lập kế hoạch công việc và học tập

ngay khi là sinh viên năm thứ nhất, em đưa ra các mục tiêu về học tập, các văn bằng chứng chỉ cần có được trong 4 năm học đại học, em tham khảo thêm sách báo về lĩnh vực công việc phù hợp với ngành học của em sau khi ra trường”.

b, Kỹ năng lập kế hoạch của sinh viên sau tốt nghiệp trường ĐHKHXH&NV biểu hiện qua thái độ

Mỗi kỹ năng đều đòi hỏi chủ thể hoạt động tích cực, chủ động thực hiện nhằm đem lại hiệu quả cao nhất. Để tìm hiểu về mức độ chủ động của sinh viên khi

thực hiện các kỹ năng tìm kiếm việc làm, chúng tôi đưa ra các mức độ để sinh viên lựa chọn phù hợp nhất với cá nhân mình. Khi được hỏi về mức độ chủ động, mức độ hài lòng của kỹ năng lập kế hoạch nghề nghiệp, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 3.4: Mức độ chủ động, mức độ hài lòng khi thực hiện kỹ năng lập kế hoạch nghề nghiệp của sinh viên

Kỹ năng lập kế hoạch nghề nghiệp Mức độ ĐTB Chủ động Ít chủ động Không chủ động N % N % N % 54 38 32 22.5 56 39.4 1.99

Hài lòng Ít hài lòng Không hài lòng

37 26.1 87 61.3 17 12.0 2.20

Tổng 45.5 32 59.5 41.9 36.5 25.7 2.09

Lập kế hoạch nghề nghiệp, không những đòi hỏi chủ thể phải có kiến thức về lĩnh vực nghề nghiệp mình theo học, mà đòi hỏi chủ thể phải chủ động trong quá trình hoàn thành bản kế hoạch chi tiết, cụ thể, đưa ra được những ưu điểm, nhược điểm của cá nhân, xác định được lĩnh vực ngành học của mình. Với 142 sinh viên tham gia khảo sát có 54 sinh viên (38%) cho rằng sinh viên đã chủ động trong quá trình lập kế hoạch nghề nghiệp, tuy nhiên có tới 32 sinh viên (22.5) và 56 sinh viên (39.4%) cho rằng bản thân ít chủ động, không chủ động khi lập kế hoạch nghề nghiệp. Với kết quả nghiên cứu này cho thấy đa phần sinh viên chưa chủ động trong quá trình lập kế hoạch nghề nghiệp (ĐTB:1.99).

Sinh viên B.H.P chia sẻ: “Ngay khi bước chân vào đại học, em luôn cố gắng

học thật tốt, thật đều các môn và tham gia các hoạt động, em nghĩ bản thân phấn đấu như thế đã rất tốt. Tuy nhiên, khi ra trường và đi xin việc em thiếu hụt một số kỹ năng và kiến thức, trên thực tế em chưa định hướng được ngành học của em sau này ra trường sẽ làm được những công việc gì, việc lập kế hoạch nghề nghiệp với em rất khó, chính bởi vậy quá trình xin việc của em cũng gặp khó khăn”.

Bên cạnh khảo sát về mức độ chủ động của sinh viên khi lập kế hoạch nghề nghiệp, chúng tôi còn tìm hiểu về mức độ hài lòng của sinh viên khi thực hiện kỹ năng lập kế hoạch nghề nghiệp, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Với 142 phiếu khảo sát, có 37 sinh viên (26.1%) hài lòng về kỹ năng lập kế hoạch của bản thân, trong khi đó có tới 87 sinh viên (61.3%) đánh giá ở mức ít hài lòng và 17 sinh viên (12%) ở mức độ không hài lòng. Qua khảo sát cho thấy, mức độ hài lòng về kỹ năng lập kế hoạch nghề nghiệp của sinh viên ở mức độ trung bình.

Để cho ra sản phẩm hoàn chỉnh của bản kế hoạch nghề nghiệp, đòi hỏi cá nhân có những kiến thức về chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo, những kỹ năng cần có của ngành học, lĩnh vực công việc ngành học có cơ hội vào làm việc, những yếu tố về mặt cá nhân, mục tiêu nghề nghiệp….. Nếu không có những thông tin cần thiết và cơ bản, sinh viên sẽ không có bản kế hoạch nghề nghiệp chưa thật sự chi tiết, đầy đủ và không đạt được những mục tiêu mong muốn của nghề nghiệp.

Như vậy, dù có nhận thức về kỹ năng lập kế hoạch nghề nghiệp nhưng mỗi cá nhân không có quá trình tích cực, chủ động thực hiện việc lập kế hoạch nghề nghiệp thì bản kế hoạch nghề nghiệp sẽ rất khó để thực hiện và điều này ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến những kiến thức, kinh nghiệm của sinh viên khi bắt tay vào quá trình tìm kiếm việc làm. Với ĐTB:2.09) sinh viên sau tốt nghiệp có mức độ chủ động, mức độ hài lòng về kỹ năng lập kế hoạch nghề nghiệp ở mức trung bình.

c, Kỹ năng lập kế hoạch của sinh viên sau tốt nghiệp trường ĐHKHXH&NV biểu hiện qua hành động

Bản kế hoạch nghề nghiệp là chìa khóa để cá nhân trở thành chủ nhân tương lai của chính mình. Khi được hỏi về mức độ thực hiện kỹ năng lập kế hoạch nghề nghiệp của sinh viên, chúng tôi thu được kết quả như sau (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.5: Mức độ thực hiện kỹ năng lập kế hoạch nghề nghiệp của sinh viên Nội dung Mức độ ĐTB Tốt Bình thường Không tốt N % N % N % Tôi xác định rõ điểm mạnh và

điểm yếu của bản thân 53 37.3 78 54.9 11 7.7 2.30 Tôi xác định được công việc

phù hợp với chương trình đào tạo tôi theo học

48 33.8 82 57.7 12 8.5 2.25

Tôi xác định được loại hình tổ chức mong muốn làm việc và khả năng trúng tuyển khi nộp hồ sơ

46 32.4 86 60.6 10 7.0

2.25

Tôi xác định được phạm vi, khoảng cách công việc tôi có thể đảm nhận phù hợp với điều kiện kinh tế của bản thân và hoàn thành tốt công việc

51 35.9 84 59.2 7 4.9 2.31

Tôi xác định rõ kỹ năng cần thiết cho công việc và chủ động lĩnh hội các kỹ năng đó

57 40.1 74 52.1 11 7.7 2.32

Tôi tạo lập các mối quan hệ: tham gia tổ chức cựu sinh viên, hội đồng hương, các câu lạc bộ, đi làm thêm ngay từ thời sinh viên

58 40.8 61 43.0 23 16.2 2.25

Tổng 52 36.7 77.5 54.5 12 8.6 2.28

Việc thực hiện kỹ năng lập kế hoạch nghề nghiệp, đa phần sinh viên thực hiện ở mức trung bình (ĐTB:2.28), trong đó có một số hoạt động sinh viên thực hiện ở mức tốt hơn (gần mức cao) đó là hoạt động xác định rõ điểm mạnh, điểm yếu

của bản thân (ĐTB:2.30), hoạt động xác định được phạm vi, khoảng cách công việc cá nhân có thể đảm nhận, phù hợp với điều kiện kinh tế của bản thân và hoàn thành tốt công việc (ĐTB:2.31), hoạt động xác định rõ kỹ năng cần thiết cho công việc và chủ động lĩnh hội các kỹ năng đó (ĐTB:2.32).

Trên thực tế, tại cơ sở đào tạo đã có chương trình chuẩn đầu ra dành cho sinh viên, trong đó đề cập đến những yêu cầu cơ bản của sinh viên sau tốt nghiệp về mặt nhận thức, thái độ, kỹ năng, những tiêu chuẩn này được xây dựng cho từng ngành học cụ thể, điều đó giúp ích cho sinh viên rất nhiều trong việc xác định rõ những kỹ năng cần thiết cho công việc sau tốt nghiệp.

Trong những hoạt động này, một số hoạt động ở mức thấp hơn đó là hoạt động xác định được công việc phù hợp với chương trình đào tạo tôi theo học (ĐTB:2.25), xác định được loại hình tổ chức mong muốn làm việc và khả năng trúng tuyển khi nộp hồ sơ (ĐTB:2.25), tạo lập các mối quan hệ: tham gia tổ chức cựu sinh viên, hội đồng hương, các câu lạc bộ, đi làm thêm ngay từ thời sinh viên (ĐTB:2.25). Trong bối cảnh nền kinh tế nhiều thành phần, hội nhập quốc tế như hiện nay, cơ hội nghề nghiệp mở ra cũng phong phú đa dạng hơn trước nên việc xác định mình sẽ làm việc ở cơ quan nhà nước hay tư nhân, Việt Nam hay nước ngoài, tổ chức lớn hay tổ chức nhỏ, các doanh nghiệp hay tổ chức xã hội… không còn gò bó. Quan niệm về nghề nghiệp, việc làm cũng cởi mở hơn trước. Việc xác định loại hình tổ chức sẽ giúp cá nhân thuận lợi hơn trong việc tìm được một vị trí phù hợp, vừa tầm với khả năng của bản thân.

Như vậy, qua kết quả khảo sát có thể thấy kỹ năng lập kế hoạch của sinh viên sau tốt nghiệp trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ở mức trung bình, sinh viên thực hiện các hoạt động lập kế hoạch nghề nghiệp còn gặp những khó khăn và hạn chế. Kết quả khảo sát khá phù hợp với kết quả phỏng vấn sâu từ nhà

tuyển dụng, theo chia sẻ của anh T.N.T, tập đoàn V cho rằng: “Sinh viên chưa đưa

ra được mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Sinh viên thường bị khó khi gặp phải các câu hỏi này, nội dung trả lời về mục tiêu nghề nghiệp chưa thực tế, chưa sát thực với vị trí công việc”.

d, Đánh giá chung về kỹ năng lập kế hoạch nghề nghiệp của sinh viên sau tốt nghiệp biểu hiện qua ba mặt nhận thức, thái độ, hành động

2.35 2.09 2.28 Nhận thức Thái độ Hành động

Biểu đồ 3.1: Đánh giá chung về kỹ năng lập kế hoạch nghề nghiệp của sinh viên sau tốt nghiệp trường ĐHKHXH&NV

Qua nghiên cứu cho thấy, sinh viên có mức độ nhận thức về kỹ năng lập kế hoạch nghề nghiệp ở mức cao (ĐTB:2.35), sinh viên có thái độ chủ động, tích cực, hài lòng ở mức trung bình (ĐTB:2.09) và mức độ biểu hiện qua hành động khi thực hiện kỹ năng lập kế hoạch nghề nghiệp ở mức trung bình (ĐTB:209).

Một phần của tài liệu Kỹ năng tìm việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Trang 64 - 70)