Chỉ tiêu kinh tế tài chính

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng năng lượng gió của tỉnh thanh hóa và khả năng hòa lưới điện quốc gia (Trang 90)

4.2.1. Phƣơng pháp chung

Mục đích của việc phân tích hiệu quả kinh tế cho dự án là nhằm đánh giá hiệu quả của dự án đối với nền kinh tế quốc dân. Mục đích của việc phân tích hiệu quả tài chính cho dự án là đánh giá hiệu quả của dự án theo quan điểm của chủ đầu tƣ.

HV: Nguyễn Hoàng Sơn 91 KTĐ2009

Đối với phân tích hiệu quả kinh tế của dự án, do chƣa có một hƣớng dẫn định lƣợng cụ thể các yếu tố hiệu ích trong phân tích hiệu quả kinh tế, do đó chỉ phân tích định tính các hiệu ích của dự án đối với nền kinh tế quốc dân. Các hiệu ích bao gồm:

- Chi phí phát điện tránh đƣợc: do có dự án, nền kinh tế sẽ giảm đầu tƣ (tránh đƣợc) cho một lƣợng công suất nhiệt điện và giảm đƣợc lƣợng chi phí nhiên liệu để phát lƣợng điện năng do dự án phong điện cung cấp.

- Chi phí chăm sóc sức khỏe tránh đƣợc: do giảm đƣợc lƣợng ô nhiễm không khí, ô nhiễm môi trƣờng phát ra khi đốt nhiên liệu tránh đƣợc bên trên.

- Chi phí tránh đƣợc do giảm tốc độ biến đổi khí hậu toàn cầu (có đƣợc do giảm lƣợng khí phát thải gây nguy hại tầng Ôzôn).

Đối với phân tích hiệu quả tài chính, dự án khả thi về mặt tài chính là dự án có khả năng hoàn trả vốn vay, đem lại lợi nhuận cho chủ đầu tƣ và các cổ đông.

Hiệu quả tài chính của dự án đƣợc đánh giá thông qua các chỉ tiêu: - Giá trị hiện tại hoa lãi ròng (NPV).

- Suất hoàn vốn nội tại về tài chính (FIRR). - Tỷ số lợi nhuận/chi phí (B/C).

Các chỉ tiêu trên đƣợc tính toán dựa trên cơ sở so sánh 2 dòng chi phí và lợi nhuận đã đƣợc chiết khấu trong suốt đời sống kinh tế của dự án.

Dòng chi phí trong dự án này bao gồm chi phí đầu tƣ xây dựng dự án, chi phí vận hành bảo dƣỡng, thuế các loại, lãi suất vốn vay...

Dòng lợi nhuận trong dự án này chính là dòng doanh thu bán điện và các hiệu ích khác thu đƣợc từ dự án.

Các chỉ tiêu tài chính trên cho thấy tính khả thi của dự án, dƣới một điều kiện vay trả cụ thể nếu chỉ tiêu NPV > 0 và chỉ tiêu IRR lớn hơn mức suất chiết khấu tính toán trong dự án thì dự án khả thi về mặt tài chính và dự án đƣợc coi là sinh lợi.

HV: Nguyễn Hoàng Sơn 92 KTĐ2009

Tổng mức đầu tƣ của nhà máy đƣợc tính toán dựa trên toàn bộ các khoản chi phí cần thiết để thực hiện 1 dự án bắt đầu từ giai đoạn chuẩn bị đầu tƣ cho đến khi đƣa nhà máy vào vận hành, khai thác và sử dụng.

Tổng mức đầu tƣ của nhà máy bao gồm các khoản chi phí sau: + Chi phí xây dựng.

+ Chi phí thiết bị. + Chi phí khác. + Chi phí dự phòng

+ Lãi vay trong thời gian xây dựng nhà máy. - Tổng vốn đầu tƣ: 54.585.489 USD

Bảng 4.3: Tổng hợp mức đầu tƣ của dự án điện gió

TT CÁC CHI PHÍ ĐƠN VỊ TỔNG GIÁ TRỊ

ƢỚC TÍNH

I Chi phí xây dựng USD 6.485.000

1 Chi phí xây dựng công trình chính USD 6.450.000 - Lắp đặt các tổ hợp tuabin gió USD 5.000000

- Chi phí vận chuyển lắp đặt USD 500.000

- Xây lắp trạm 110kV USD 200.000

- Xây dựng nhà vận hành USD 150.000

- Xây dựng đƣờng giao thông USD 600.000

2 Chi phí nhà tạm tại hiện trƣờng USD 35.000

II Chi phí thiết bị USD 41.800.000

1 Chi phí thiết bị tổ hợp tuabin gió USD 40.000.000 2 Chi phí thiết bị trạm và đƣờng dây USD 1.800.000

- Trạm biến áp USD 1.600.000

- Đƣờng dây 110kV USD 200.000

III Chi phí khác USD 3.450.000

1 Chi phí quản lý dự án USD 1.200.000

HV: Nguyễn Hoàng Sơn 93 KTĐ2009

- Chi phí lập báo cáo đầu tƣ xây dựng công

trình USD 150.000

- Chi phí tƣ vấn USD 2.100.000

IV Chi phí dự phòng ( I + II + III)*3% USD 1.605.000

V Tiền lãi phải trả trong thời gian thi công USD 1.245.489

TỔNG USD 54.585.489

- Vốn vay tín dụng:

+ Tỷ lệ vốn vay/vốn đầu tƣ: 70% + Lãi suất vay + lệ phí vay: 5,9% + Thời gian trả vốn vay: 10 năm

- Vốn chủ sở hữu và tự huy động: 30% tổng mức đầu tƣ, lãi suất 0%

- Chi phí quản lý, vận hành và bảo dƣỡng hàng năm: 2% (giá trị thiết bị + chi phí xây dựng).

- Doanh thu:

+ Doanh thu bán điện cho Tập đoàn điện lực Việt Nam. Giá thu mua 0,78USD/1kWh ( Tham khảo Quyết định số: 37/2011/QĐ-TTg ngày 29 tháng 6 năm 2011 của Thủ tƣớng chính phủ về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam ).

+ Doanh thu khác: doanh thu bán khí thải C02 theo cơ chế CDM.

+ Cơ chế phát triển sạch (CDM) là một cơ chế đối tác đầu tƣ giữa các nƣớc phát triển và các nƣớc đang phát triển. CDM cho phép và khuyến khích các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đầu tƣ thực hiện các dự án giảm phát thải khí nhà kính tại các nƣớc đang phát triển đƣợc nhận tín dụng dƣới dạng “ Giảm phát thải đƣợc Chứng nhận (CERs)”. Khoản tín dụng này đƣợc tính vào chỉ tiêu giảm phát thải khí nhà kính của các nƣớc phát triển, giúp các nƣớc này thực hiện cam kết giảm phát thải định lƣợng khí nhà kính. Các dự án phát triển năng lƣợng gió quy mô công nghiệp thuộc các dự án có thể áp dụng cơ chế CDM, mang lại khoản thu nhập

HV: Nguyễn Hoàng Sơn 94 KTĐ2009

cho các nhà đầu tƣ. Thu nhập này phụ thuộc vào giá CERs (USD/tấn C02) và khối lƣợng khí phát thải giảm quy về C02 (tấn C02/kWh).

+ Hệ số phát thải: 0,5764 (kg-C02/kWh) (Tham khảo công văn số 151/KTTVBĐKH ngày 26 tháng 3 năm 2010 do cục khí tƣợng thủy văn và biến đổi khí hậu- Bộ tài nguyên môi trƣờng ban hành về hệ số phát thải lƣới điện Việt Nam)

+ Lƣợng khí thải nhà kính phát sinh trong giai đoạn xây dựng tạm tính bằng 3% tổng giảm khí phát thải nhà kính so với phát thải cơ sở.

+ Phí giao dịch tín dụng khí nhà kính: 4%.

+ Giá thu mua khí thải theo cơ chế CDM CERs: 12USD/T-C02

Các dữ liệu về giảm khí phát thải nhà kính đƣợc tính toán tại Bƣớc 3- Phân tích phát thải.

- Tỷ giá hối đoái: 1USD = 20500 VNĐ - Hệ số chiết khấu: 10%

- Thuế VAT: 10% doanh thu chịu thuế

- Thuế thu nhập doanh nghiệp: 10% thu nhập chịu thuế cả đời dự án kể từ khi có thu nhập chịu thuế.

- Hàng nhập khẩu chƣa sản xuất đƣợc trong nƣớc đƣợc miễn thuế VAT. - Kế hoạch sản xuất:

+ Trƣờng hợp 1: 60,716 GWh/năm. + Trƣờng hợp 2: 71,944 GWh/năm. - Tuổi thọ kinh tế của dự án: 25 năm

4.2.3. Kết quả tính toán

Ứng dụng phần mềm Phân tích dự án năng lƣợng sạch RETScreen để phân tích hiệu quả tài chính của dự án phong điện Thanh Hóa ta rút ra đƣợc một số kết quả sau đây ( Tham khảo kết quả tính toán chi tiết ở phụ lục ):

Bảng 4.4: Các chỉ tiêu kinh tế tài chính của dự án điện gió

- Trƣờng hợp 1: Lắp đặt tuabin gió ở độ cao 65m, tốc độ gió Vtb = 5,82 m/s theo kết quả ngoại suy tốc độ gió từ độ cao 50m của EVN

HV: Nguyễn Hoàng Sơn 95 KTĐ2009

TT Chỉ tiêu kinh tế tài chính Đơn vị Giá trị

1 Giá trị hiện tại hóa lãi ròng (NPV) Triệu USD -1,402 2 Suất hoàn vốn nội tại về tài chính (FIRR) % 9,4

3 Tỷ số lợi nhuận/chi phí (B/C) 0,91

4 Thời gian hoàn vốn Năm 13,2 năm

- Trƣờng hợp 2: Lắp đặt tuabin gió ở độ cao 85m, tốc độ gió Vtb = 6,32 m/s theo kết quả ngoại suy tốc độ gió từ độ cao 50m của EVN

TT Chỉ tiêu kinh tế tài chính Đơn vị Giá trị

1 Giá trị hiện tại hóa lãi ròng (NPV) Triệu USD 7,238 2 Suất hoàn vốn nội tại về tài chính (FIRR) % 13,2

3 Tỷ số lợi nhuận/chi phí (B/C) 1,44

4 Thời gian hoàn vốn Năm 11,2 năm

4.3. Phân tích rủi ro đối với đầu tƣ phát triển nhà máy điện gió

Theo Quyết định số 2014/QĐ-BCN, việc phân tích độ nhạy của các dự án sẽ đƣợc tiến hành với phân tích tài chính dự án nhằm đánh giá các trƣờng hợp rủi ro đối với nhà đầu tƣ xảy ra sau khi thực hiện dự án.

Phân tích độ nhạy đƣợc tính toán cho các phƣơng án sau: Vốn đầu tƣ thay đổi

(1) Chi phí O&M thay đổi (2) Điện năng phát giảm

Tuy nhiên đối với dự án điện gió, chi phí O&M rất nhỏ, nên việc phân tích độ nhạy sẽ đƣợc tính toán thay thế qua các chỉ tiêu:

(1) Vốn đầu tƣ thay đổi (2) Điện năng phát giảm (3) Giá bán điện thay đổi

HV: Nguyễn Hoàng Sơn 96 KTĐ2009

Trên cơ sở đó, thực hiện đánh giá rủi ro của dự án theo các thay đổi nhƣ sau:

Phƣơng án Các mốc thay đổi

Suất đầu tƣ -10% -5% Không đổi +5% +10%

Giá bán điện -10% -5% Không đổi +5% +10%

Ứng dụng phần mềm Phân tích dự án năng lƣợng sạch RETScreen để phân tích độ nhạy của việc đầu tƣ dự án phong điện 1 Thanh Hóa đƣợc thực hiện tại Bƣớc 5 – Phân tích độ nhạy và rủi ro. Ta có các kết quả sau:

a.Sự phụ thuộc vào suất đầu tƣ

Suất đầu tƣ (USD/kW) 1.637,5 1.728,5 1.819,5 1.901,5 2.001,5 NPV ( triệu

USD )

Trƣờng hợp 1 3,409 1,003 -1,402 -3,808 -6,214 Trƣờng hợp 2 12,050 9,644 7,238 4,831 2,425

b.Sự phụ thuộc vào giá bán điện

Giá bán điện ( USD/kWh) 70,20 74,10 78 81,90 85,80 NPV ( triệu

USD )

Trƣờng hợp 1 -5,701 -3,551 -1,402 0,746 2,896 Trƣờng hợp 2 2,144 4,691 7,238 9,789 12,331 Từ những phân tích độ nhạy trên cho ta thấy:

- Rủi ro của việc tăng suất đầu tƣ ảnh hƣởng lớn đến hiệu quả tài chính của dự án. Hiệu quả về mặt tài chính ở trƣờng hợp 2 cao hơn rất nhiều so với trƣờng hợp 1. Ở trƣờng hợp 1, dự án chỉ hiệu quả về tài chính khi vốn đầu tƣ giảm 5%. Ở trƣờng hợp 2 dự án hiệu quả về mặt tài chính trong mọi tình huống thay đổi vốn đầu tƣ trong phạm vi + 10%.

- Rủi ro của việc giảm giá bán điện ảnh hƣởng lớn đến hiệu quả tài chính của dự án. Hiệu quả về mặt tài chính ở trƣờng hợp 2 vẫn cao hơn rất nhiều so với trƣờng hợp 1.Ở trƣờng hợp 1, dự án chỉ hiệu quả về tài chính khi giá bán điện tăng 5%. Ở trƣờng hợp 2 dự án hiệu quả về mặt tài chính trong mọi tình huống thay giá bán điện trong phạm vi + 10%.

HV: Nguyễn Hoàng Sơn 97 KTĐ2009 Kết luận: Dựa vào kết quả phân tích 2 trƣờng hợp trên ta thấy trƣờng hợp 2 hiệu quả hơn hẳn về mặt kinh tế và độ rủi ro thấp hơn. Dự án vẫn hiệu quả về mặt tài chính trong hầu hết trƣờng hợp thay đổi vốn đầu tƣ, giá bán điện,... Do đó ta sẽ chọn phƣơng pháp lắp đặt Tuabin gió ở độ cao 85m.

4.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án phong điện Thanh Hóa

a. Đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của phụ tải

Theo báo cáo của Tập đoàn điện lực Việt Nam về tình hình tiêu thụ điện của nền kinh tế quốc dân trong giai đoạn gần đây cho thấy mức độ tăng trƣởng phụ tải của hệ thống cao hơn rất nhiều so với mức dự kiến. Để đảm bảo hệ thống vận hành an toàn và ổn định, mỗi năm của giai đoạn cần bổ sung thêm một lƣợng công suất khá lớn. Vì vậy, để bổ sung nguồn điện cho hệ thống điện ngày càng trở nên cấp thiết không thể chậm trễ đƣợc.

Dự án xây dựng nhà máy phong điện Thanh Hóa với công suất 30MW sẽ đáp ứng một phần nhu cầu tăng trƣởng phụ tải điện của hệ thống điện Việt Nam trong thời gian tới. Mặt khác dự án sẽ làm tăng tỷ trọng phong điện trong hệ thống, góp phần ổn định việc cung cấp điện cho nền kinh tế.

b. Đa dạng hóa nguồn cung câp điện

Việc giá dầu mỏ tăng cao trong thời gian qua đã và đang gây ra những ảnh hƣởng rất lớn đối với nền kinh tế nhiều quốc gia, khiến cho vấn đề tìm kiếm và phát triển các nguồn năng lƣợng có thể tái tạo để thay thế cho dầu lửa, khí đốt tự nhiên và các nguồn tài nguyên về nhiên liệu hóa thạch đang dần bị cạn kiệt trên trái đất ngày càng trở nên bức thiết hơn.

Ƣu điểm nổi bật của phong điện so với nhiệt điện và thủy điện là tận dụng đƣợc nguồn năng lƣợng gió vô tận. Ngoài ra, phong điện có chi phí vận hành rất thấp, nơi sản xuất điện và tiêu thụ điện đƣợc thu hẹp đáng kể sẽ giúp giảm tổn thất truyền tải điện.

HV: Nguyễn Hoàng Sơn 98 KTĐ2009

Dự án phong điện Thanh Hóa sẽ có ảnh hƣởng tích cực trực tiếp tới ngành du lịch, các tuabin gió sẽ tạo nên một cảnh quan mới, thu hút đông đảo khách đến tham quan.

Dự án điện gió giúp tạo ra công ăn việc làm cho dân địa phƣơng, thuế tài nguyền, thu nhập ở Thanh Hóa nói riêng và địa phƣơng có nhà máy điện gió nói chung. Vì gió là nguồn năng lƣợng vô tận, điện gió góp phần đảm bảo an ninh năng lƣợng, khác xa với nhiên liệu hóa thạch là loại nhiên liệu không tái sinh đƣợc.

d. Đánh giá tác động môi trường

Năng lƣợng gió đƣợc đánh giá là thân thiện nhất với môi trƣờng và ít gây ảnh hƣởng xấu về mặt xã hội. Gió là nguồn năng lƣợng sạch, khai thác hiệu quả tiềm năng năng lƣợng gió sẽ làm giảm gánh nặng lệ thuộc vào năng lƣợng hóa thạch.

Nguồn năng lƣợng gió không làm ô nhiễm không khí, đất và nƣớc bởi vì điện tạo ra từ sức gió hoàn toàn không sinh ra phế phẩm, không tạo ra mƣa axit do khí thải, không gây ra những tác động có hại đến sản xuất nông, lâm, ngƣ nghiệp, kiến trúc xây dựng, ao hồ và sức khỏe con ngƣời.

Đối với những nguồn điện dùng nhiên liệu hóa thạch, những hệ thống này đƣợc đánh giá ảnh hƣởng lớn đến môi trƣờng. Tổn hại đầu tiên ô nhiễm nƣớc và không khí. Việc đánh giá mức độ tổn hại của ô nhiễm môi trƣờng do những nguồn này gây ra thể hiện ở chi phí thực tế một số quốc gia phải trả thêm cho việc chăm sóc sức khỏe của ngƣời dân, tăng tỷ lệ tử vong và hàng loạt những ảnh hƣởng khác do mƣa axit gây ra. Tại các nƣớc châu âu, ngân hàng thế giới đã thực hiện nghiên cứu trên 6 nƣớc phát triển và đánh giá chi phí cho việc tổn hại đến sức khỏe do ô nhiễm không khí từ nguồn điện bằng nhiên liệu hóa thạch là 19VNĐ/kWh. Tại Trung Quốc, một nghiên cứu tƣơng tự cho thấy chi phí này là khoảng 11VNĐ/kWh tại Vân Nam, 73VNĐ/kWh tại Quảng Đông. Gần đây có một nghiên cứu về chi phí tổn hại đến môi trƣờng cho hai nhà máy điện ở Việt Nam là Mông Dƣơng và Quảng Ninh đƣợc tiến hành. Chi phí này đƣợc tính lần lƣợt là khoảng 36VNĐ/kWh và 41VNĐ/kWh. Nhƣ vậy chi phí tổn hại đến sức khỏe của Việt Nam sẽ nằm trong khoảng từ 19-73kWh.

HV: Nguyễn Hoàng Sơn 99 KTĐ2009

Trong hoàn cảnh này, việc phát điện từ năng lƣợng gió đem lại lợi ích rất to lớn về sức khỏe và môi trƣờng, nó làm giảm phát thải khí C02 khi phát điện từ năng lƣợng gió khoảng 0,5764kg/kWh.

Tuy nhiên, công trình phong điện Thanh Hóa cũng có những ảnh hƣởng nhất định tới môi trƣờng trong giai đoạn thiết kế và xây dựng. Tuy nhiên khối lƣợng đào đắp, xây dựng không lớn, thời gian thi công ngắn, do đó ảnh hƣởng đến môi trƣờng

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng năng lượng gió của tỉnh thanh hóa và khả năng hòa lưới điện quốc gia (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)